Năng lực quản lý, tổ chức thực hiện của GV chủ nhiệm

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Trang 69)

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.5.2.3. Năng lực quản lý, tổ chức thực hiện của GV chủ nhiệm

Chất lượng đội ngũ GVCN cũng có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng BDHSG, vì GVCN là lực lượng nòng cốt quyết định tới chất lượng giáo dục đạo đức cho HS, là lực lượng ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành và phát triển nhân cách của HS. Qua trao đổi với BGH các trường, chúng tôi được biết đội ngũ GVCN

chưa đều tay. Một số GV dạy chuyên không chủ nhiệm (do lớn tuổi, do đảm nhận Tổ trưởng chuyên môn,…) nên BGH đã phân công cho các GV không dạy chuyên chủ nhiệm lớp chuyên. Đa số các GV không dạy chuyên chưa làm tốt việc nâng cao nhận thức cho HS về sự cần thiết của HĐBDHSG. Chính vì vậy, nâng cao năng lực QL, tổ chức thực hiện của đội ngũ GVCN là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục đạo đức, hành vi cho HS. Đây là nguồn nhân lực tham gia gián tiếp vào HĐBDHSG.

Trong phiếu hỏi HS, chúng tôi có đặt ra câu hỏi: “Theo em, lực lượng nào quản lý nề nếp học bồi dưỡng HSG trên lớp tốt nhất?”, chúng tôi nhận được kết quả: GVCN chiếm 44.3%; Ban cán sự lớp chiếm 3.1%, Quản sinh chiếm 17.7% và

GV dạy môn chuyên có chiếm 34.9%. Điều này cho thấy: nếu GV dạy chuyên làm công tác chủ nhiệm lớp chuyên sẽ thuận lợi hơn trong việc quản lý HĐBDHSG.

2.5.3. Công tác thi đua khen thưởng

Trong những năm qua, do đổi mới về công tác thi đua khen thưởng và qua kết quả của các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” đã góp phần đưa chất lượng giáo dục mũi nhọn của vùng ĐNB vượt qua khó khăn, thử thách và đang từng bước phát triển. Thi đua ở các trường chuyên đã thu hút và tạo nên động lực thúc đẩy GV và HS hoạt động tích cực.

Chúng tôi đã đặt câu hỏi cho 192 HS trong đội tuyển: “Hình thức khen thưởng nào mà trường của em đã áp dụng đối với HS có thành tích cao trong HĐ BDHSG?”. Thống kê để xếp hạng các hình thức khen thưởng đang thực hiện ở các trường chuyên trong bảng 2.21 như sau:

Bảng 2.21. Các hình thức khen thưởng HSG

Hình thức Số lượng Tỉ lệ % Thứ bậc

Thưởng tiền 127 66.1 3

Tặng Giấy khen, Bằng khen 192 100.0 1

Tuyên dương trước tập thể GV và HS 187 97.4 2

Ưu tiên trong bình xét thi đua 59 30.7 4

Bằng câu hỏi HS: “Theo em, hình thức khen thưởng đối với HS ở trường của em đã thỏa đáng chưa?”, chúng tôi nhận được kết quả: Rất thỏa đáng chiếm 5.7%;

Thỏa đáng chiếm 70.3% và Chưa thỏa đáng chiếm 24.0%. Như vậy, vẫn còn không ít HS Chưa thỏa đáng với hình thức khen thưởng của trường. Vì thế, nhà trường cần khen thưởng đúng, kịp thời, trang trọng và thích đáng sẽ tạo ra động lực, động viên, cổ vũ lòng nhiệt tình sự say mê sáng tạo của mỗi GV và HS trong HĐBDHSG.

Qua trao đổi với CBQL, chúng tôi được biết trước đây hằng năm số lượng “Chiến sĩ thi đua cơ sở” của mỗi trường chuyên có thể lên đến 50% tổng số CBQL và GV. Tuy nhiên, thì từ khi Nghị định 65/2014/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực (từ ngày 20/8/2014, tức là áp dụng từ đầu năm học 2014-2015), số lượng “Chiến sĩ thi đua cơ sở” bị khống chế ở mức 15% tổng số “Lao động tiên tiến” phần nào tạo ra tâm lý không còn tha thiết thi đua ở một bộ phận GV. Điều này thật sự đáng lo ngại cho Hiệu trưởng khi các GV trong cùng tổ chuyên môn phải “nhường nhau” danh hiệu thi đua trong năm học này và dẫn đến hiện tượng GV không còn nỗ lực thi đua trong những năm học tiếp theo.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w