Mục đích hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Trang 26)

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3.1.Mục đích hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT

Mục đích của HĐBDHSG đã quy định rõ trong điều 1 Quy chế thi HSGQG, đó chính là: “Động viên, khích lệ những HS học giỏi và các GV dạy giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng của công tác QL,

chỉ đạo của các cấp QLGD; đồng thời nhằm phát hiện HS có năng khiếu về môn học để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước”.

Giáo dục ở cấp THPT là một khâu quan trọng, một bộ phận hữu cơ của bậc giáo dục phổ thông, nằm trong cấu trúc chung của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục THPT với nhiệm vụ hình thành và hoàn thiện nhân cách toàn diện với những yêu cầu mới, tạo nên nguồn nhân lực có trình độ cao là cơ sở cho bồi dưỡng nhân tài. Chất lượng của giáo dục THPT là chất lượng của nền dân trí, là nguồn lực hữu cơ của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Do vậy, mục tiêu của HĐBDHSG ở trường THPT không nằm ngoài mục tiêu chung của giáo dục Việt Nam. Đó là: xây dựng lực lượng tiềm năng để thực hiện mục tiêu bồi dưỡng nhân tài cho xã hội. Song HĐBDHSG ở trường THPT còn có những mục tiêu cụ thể như:

- Mở rộng, nâng cao kiến thức môn học;

- Phát triển năng khiếu, bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo;

- Rèn luyện các kỹ năng học tập chuyên sâu, tự học, tự nghiên cứu, khám phá; - Phát triển PP suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của HS; - Nâng cao ý thức, khát vọng của HS về trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng, đóng góp cho xã hội nhằm phát triển trí tuệ Việt Nam đáp ứng yêu cầu thời đại mới.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Trang 26)