Nhóm biện pháp 2: Đẩy mạnh quản lý hoạt động dạy BDHSG của GV

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Trang 80)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP

3.3.2. Nhóm biện pháp 2: Đẩy mạnh quản lý hoạt động dạy BDHSG của GV

3.3.2.1. Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động dạy BDHSG của GV

Mục đích của biện pháp

- Tập hợp trí tuệ của tập thể để xây dựng chiến lược về công tác đầu tư chất lượng giáo dục mũi nhọn. Chiến lược phải đảm bảo được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đặc điểm của đơn vị về đội ngũ, chất lượng HS, các điều kiện về môi trường giáo dục, bối cảnh thời cơ, thách thức đối với công tác quản lý HĐBDHSG, các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu phát triển theo từng giai đoạn. Từ đó, HT đề ra các biện pháp và cách thức tổ chức thực hiện chiến lược đạt hiệu quả.

- Các biện pháp được đề ra trong quá trình xây dựng kế hoạch phải có tác dụng giúp cho CBQL chủ động trong công tác chỉ đạo, quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy chế chuyên môn, dự đoán trước được những khó khăn để kịp thời đưa ra cách khắc phục. Xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp dạy bồi dưỡng phải phù hợp với đặc trưng bộ môn và đối tượng HSG.

Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp

- Chỉ đạo các bộ phận, cá nhân căn cứ vào chiến lược để xây dựng kế hoạch HĐBDHSG cụ thể cho từng năm học. GV dạy bồi dưỡng phải tự xây dựng kế hoạch giảng dạy cá nhân, đăng ký chỉ tiêu và cam kết thực hiện kế hoạch.

- Chỉ đạo chặt chẽ cho các tổ chuyên môn phân công nhóm biên soạn chương trình, nội dung dạy BDHSG theo khối lớp. Căn cứ để xây dựng kế hoạch phải dựa trên chương trình của trường chuyên, tài liệu tham khảo về chuyên đề bồi dưỡng HSG, các nguồn tài nguyên trên các website của Bộ GD-ĐT và Cục khảo thí. - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về chuyên đề xây dựng chương trình BDHSG để trao đổi thảo luận thống nhất. Tham khảo ý kiến của các chuyên viên Sở, các GV có uy tín về BDHSG của các trường chuyên khác. Mỗi năm học, chương trình được phân tích, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung sao cho đảm bảo tính vừa sức, đồng thời theo kịp định hướng đổi mới về nội dung và hình thức của kỳ thi HSGQG.

- Giao các tổ chuyên môn rà soát khung chương trình, tiến độ và thời gian dạy để đảm bảo cho HS khối 11 có đủ kiến thức tham gia thi vượt cấp cùng với khối 12.

3.3.2.2. Tổ chức thực hiện hoạt động dạy bồi dưỡng HSG của GV

Mục đích của biện pháp

- Đây là nhiệm vụ quan trọng của HT, phản ánh năng lực của người lãnh đạo trong công tác dùng người. Mục đích của việc tổ chức thực hiện hoạt động dạy BDHSG của GV là làm cho các quyết định đề ra trong kế hoạch trở thành hiện thực. - Nếu trong tập thể sư phạm tất cả các cá nhân đều vững về chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp thì sẽ rất thuận lợi cho việc bố trí phân công. Nhưng thực tế ở mỗi trường, trình độ GV dạy chuyên không đồng đều. Việc tổ chức thực hiện phải được tiến hành sao cho đảm bảo được hiệu quả của hoạt động dạy BDHSG.

- Thực hiện tốt chức năng tổ chức là sự thành công cơ bản của quá trình quản lý. Để thành công, khi thực hiện chức năng tổ chức, HT cần chú ý:

+ Có kiến thức, năng động trong QL;

+ Xây dựng tầm nhìn tương lai và văn hóa làm việc cho nhà trường; + Hãy tin tưởng vào đội ngũ GV để phát huy tối đa tiềm năng của GV; + Biết động viên khen thưởng kịp thời, thích đáng và góp ý đúng chỗ, đúng lúc. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp

- Lựa chọn, phân công GV dạy bồi dưỡng:

+ HT cần mạnh dạn phân công nhóm 2 đến 3 GV, có cả GV lớn tuổi lẫn trẻ tuổi cùng dạy 1 lớp chuyên từ lớp 10 đến 12. Việc phân công có sự đan xen giữa các thế hệ GV dạy cùng một lớp chuyên để tạo điều kiện cho những GV đi trước chuyển giao kinh nghiệm cho GV trẻ; đồng thời chính những GV lớn tuổi có thể cập nhật kiến thức mới từ GV trẻ.

+ Số lượng GV được phân công dạy bồi dưỡng tùy theo thực tế tình hình chất lượng đội ngũ của GV trong từng tổ chuyên môn. Việc phân công đòi hỏi thực hiện trên tinh thần đoàn kết, thống nhất cao về những yêu cầu chuyên môn; phân công, phân việc rõ ràng, phối hợp chặt chẽ và đồng bộ.

- Lựa chọn phương pháp dạy BDHSG thích hợp:

+ HT chỉ đạo GV sử dụng PP day học khác nhau phù hợp với đặc thù môn học. + HT nên yêu cầu GV kết hợp 3 PP dạy học: PP lấy GV làm trung tâm để GV cung cấp kiến thức nâng cao, chuyên sâu cho HS; PP lấy HS làm trung tâm: HS tự nổ lực học tập dưới sự hướng dẫn của GV và PP lấy phương tiện làm trung tâm để các phương tiện thông tin chuyển tải nội dung bồi dưỡng đến HS.

+ HT nên đề cao PP dạy học lấy HS làm trung tâm để phát triển năng lực tư duy sáng tạo và năng khiếu của HS. Các em là đối tượng đặc biệt, dạy BDHSG được xem như là một dạng dạy học đặc biệt. Mục tiêu là giúp HS phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của bản thân HS, kích thích tư duy độc lập sáng tạo của HS, rèn luyện các kỹ năng, phương pháp và thói quen học tập suốt đời. Do vậy, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là một trong những khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình quản lý HĐBDHSG.

3.3.2.3. Tăng cường chỉ đạo, phối hợp các lực lượng giáo dục

Mục đích của biện pháp

Bồi dưỡng nhân tài là một mục tiêu lớn của ngành giáo dục, trong đó có trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội. HĐBDHSG ở trường THPT chuyên là một hoạt động có tầm quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu trên. Để hoạt động dạy BDHSG đạt hiệu quả cao, nhà quản lý cần phải chú ý thực hiện tốt công tác quản lý việc chỉ đạo, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm tranh thủ được các tiềm lực về vật chất và tinh thần của toàn xã hội.

Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp

- Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường:

+ Thường xuyên chỉ đạo các tổ chuyên môn về quan điểm, tư tưởng, yêu cầu việc triển khai thực hiện kế hoạch BDHSG. Các tổ chuyên môn cụ thể hóa về nội dung kế hoạch BDHSG, từng bước báo cáo về lãnh đạo tiến độ thực hiện và hiệu quả đạt được.

+ Tăng cường chỉ đạo với GVCN, GV bộ môn quan tâm đến thái độ chuyên cần và kết quả học tập của HS tham gia đội tuyển. Từ đó kịp thời phát hiện và điều chỉnh những biểu hiện tâm lý, động cơ, ý chí của HS theo hướng tích cực trong suốt quá trình tham gia học bồi dưỡng.

+ Phối hợp với tổ chức Công đoàn cơ sở xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh, thân thiện, dân chủ:

oTạo ra môi trường làm việc cởi mở, thân thiện trên cơ sở tôn trọng các quy định chung chính là nền tảng để GV thưc hiện các nhiệm vụ trong nhà trường.

oNuôi dưỡng nhiệt huyết của GV ngay từ khi họ mới về trường, động viên, khuyến khích GV đồng tâm hiệp lực, đoàn kết, quyết tâm thực hiện hoàn thành chỉ tiêu về chất lượng giáo dục mũi nhọn.

oTạo ra áp lực và động lực vừa đủ để GV có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và tìm được hứng thú trong công việc.

oPhát động phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”. Trong nội dung thi đua, cần có chỉ đạo ưu tiên cho HĐBDHSG.

+ Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

oTổ chức tốt các phong trào thi đua với chủ đề “Tuổi trẻ học đường thi đua học tốt, rèn đức luyện tài” tạo nên khí thế sôi nổi trong nhà trường.

oThành lập Câu lạc bộ cho từng bộ môn để tạo sân chơi lành mạnh, phù hợp với nhu cầu trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm học tập của HS.

oĐặc biệt nên có hình thức nêu gương kịp thời đối với những đoàn viên xuất sắc là HS có thành tích cao trong các kỳ thi HSG.

- Phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường:

+ Trước hết phải kể đến Lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp. Đây là lực lượng quan trọng để có được sự ủng hộ về chủ trương giáo dục, các văn bản chỉ đạo, các quyết định đầu tư CSVC cho nhà trường, đặc biệt là xin đất để mở rộng quy mô nhà trường, nâng cấp ký túc xá cho HS nội trú, xây dựng nhà công vụ cho GV ở xa (đối với những nơi mà ký túc xá của HS đã xuống cấp, chưa có nhà công vụ cho GV như trường chuyên Lương Thế Vinh). Lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp cũng là lực lượng tạo cơ chế và tạo điều kiện cho việc xã hội hóa giáo dục triển khai thuận lợi. Lãnh đạo nhà trường cần tham mưu, đề xuất với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương xây dựng chiến lược thu hút và trọng dụng nhân tài, thực hiện chính sách ưu đãi để địa phương chủ động nguồn kinh phí cho kế hoạch đào tạo và sử dụng nhân tài. Trong đó, nhà trường phát hiện, BDHSG; địa phương hỗ trợ kinh phí cho HS trong thời gian học tập, tạo cơ hội làm việc phù hợp với năng lực, trình độ cho HS với cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ trở về địa phương công tác.

+ Kế tiếp là cha mẹ HS, Ban đại diện CMHS là lực lượng có nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường và cũng là lực lượng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với HS. Nhà trường phối hợp với Ban đại diện CMHS thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong việc vận động các gia đình có con em tham gia đội tuyển HSG của trường cần tích

cực quan tâm, chăm lo cho con em yên tâm học tập, thi đua lập thành tích cao cho bản thân và cho gia đình. Hiệu trưởng chỉ đạo GV chủ nhiệm phối hợp với gia đình HS trao đổi các vấn đề xung quanh việc học tập bồi dưỡng HS, nhất là phối hợp để kiểm tra, giám sát, nhắc nhở, khích lệ HS tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp.

+ Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, nhất là các ngành có chức năng, có trách nhiệm đối với nhà trường như Y tế, Công an, Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Hội Khuyến học,…để HĐBDHSG tiến hành an toàn, thuận lợi. Phối hợp liên kết với các cơ quan thông tin đại chúng như báo, đài địa phương để thường xuyên đưa tin, tuyên truyền về đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành về công tác giáo dục, về chính sách bồi dưỡng nhân tài. Việc làm này nhằm vận động, kêu gọi mọi tầng lớp xã hội quan tâm, hỗ trợ nhà trường trong các mặt hoạt động giáo dục, đặc biệt là HĐBDHSG.

+ Phối hợp với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức giáo dục quốc tế, các cá nhân, đặc biệt là cá nhân có uy tín, các Mạnh Thường Quân... để tạo khả năng liên kết trong việc huy động các nguồn lực vật chất cho HĐBDHSG.

3.3.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy bồi dưỡng HSG

Mục đích của biện pháp

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy BDHSG là để HT kịp thời phát hiện những ưu điểm và hạn chế, những nhân tố tích cực và những nhân tố gây trở ngại trong quá trình thực hiện kế hoạch. Từ đó, HT có sự chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung; đồng thời phát huy, khích lệ những nhân tố tích cực, xử lý khắc phục các mặt hạn chế của các nhân tố gây trở ngại trong quá trình thực hiện. Theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh hoạt động dạy BDHSG của GV là một khâu hết sức cần thiết trong tất cả hoạt động quản lý nói chung và trong quản lý HĐBDHSG nói riêng.

Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp

- Kiểm tra tổ chức tuyển chọn thành lập đội tuyển HSG:

+ Theo dõi việc tổ chức các hình thức kiểm tra, đánh giá HS với mục đích sàng lọc, tuyển chọn HSG, HSNK thành lập đội tuyển của các tổ chuyên môn.

o Thời gian tiến hành: cuối HK II lớp 10.

o Đối tượng được dự tuyển: HS đạt giải HSG trong kỳ thi tuyển chọn HSG lớp 10 do Tỉnh tổ chức.

o Hình thức: chủ yếu thi viết tự luận để thể hiện khả năng trình bày, lập luận. o Yêu cầu: bảo đảm ở mức cao nhất tính chính xác, nghiêm túc, khách quan và khoa học. Quy trình kiểm tra phải xây dựng chặt chẽ và nghiêm ngặt từ khâu ra đề, coi thi, chấm thi. Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá HS trên cơ sở khoa học và phù hợp với đặc điểm đối tượng HS. HS được chọn vào đội tuyển phải thật sự đáp ứng các yêu cầu về năng lực trí tuệ, về kỹ năng và phẩm chất đạo đức.

+ Kiểm tra việc sàng lọc tuyển chọn: tiếp tục diễn ra trong suốt quá trình HS tham gia học bồi dưỡng. HS nào không đủ khả năng đáp ứng sẽ loại ra và có thể thay thế khi tìm được đối tượng HS phù hợp hơn. Công việc này phải được tiến hành thận trọng, khách quan và nghiêm túc. Mục đích là tìm được những HS ưu tú nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn thể HS nhà trường quyết tâm học tập, phát huy tối đa tiềm lực học tập của bản thân.

- Theo dõi, kiểm tra kết quả dạy bồi dưỡng HSG:

Kết quả dạy BDHSG là tri thức và thành tích của HS. Theo dõi, kiểm tra đánh giá kết quả dạy BDHSG là hình thức đo lường, kiểm định chất lượng sản phẩm giáo dục. HSG là sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao nên việc kiểm tra đánh giá là rất quan trọng. Một số biện pháp có thể sử dụng để kiểm tra kết quả dạy BDHSG như sau:

+ Theo dõi việc xây dựng ngân hàng đề thi, đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá HS theo yêu cầu từng thời điểm. Cần huy động trí tuệ tập thể GV trong việc hoàn thiện các dạng câu hỏi, đề thi, kiểm tra.

+ Theo dõi tiêu chí kiểm tra của GV:

o Kiểm tra mức độ, kỹ năng vận dụng kiến thức của HS sau khi tiếp thu một đơn vị kiến thức, một chuyên đề.

o Kiểm tra trước các kỳ thi HSG chính thức.

+ Yêu cầu GV tiến hành đánh giá đúng quy định sau khi kiểm tra HS, thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá kịp thời cho HS. Đồng thời GV phải rút ra được vấn đề cần điều chỉnh để khắc phục kịp thời.

+ HT tạo cho GV có tinh thần tự chịu trách nhiệm về chất lượng bồi dưỡng của cá nhân và của nhóm.

+ Tổ chức họp tổ chuyên môn rút kinh nghiệm và đề ra biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG của từng môn.

+ Tổ chức sơ kết, tổng kết cấp trường để đánh giá tiến độ, hiệu quả và phổ biến kinh nghiệm giữa các tổ về HĐBDHSG.

+ Thực hiện biện pháp khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, kịp thời. Thành tích bồi dưỡng phải đưa vào tiêu chí thi đua cuối năm, có chế độ khen thưởng và hình thức biểu dương xứng đáng. Đồng thời kiên quyết không bao che, nhân nhượng các trường hợp GV thực hiện không đúng quy chế chuyên môn trong công tác BDHSG.

3.3.3. Nhóm biện pháp 3: Thúc đẩy quản lý hoạt động học bồi dưỡng của HSG

3.3.3.1. Tăng cường quản lý hoạt động học tập trên lớp của HSG

 Mục đích của biện pháp

Quản lý hoạt động học bồi dưỡng của HSG trong giờ lên lớp là nhằm nâng

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w