Nguyên tắc hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Trang 27)

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3.2Nguyên tắc hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT

Bản chất của hoạt động bồi dưỡng chính là hoạt động đào tạo con người nhằm hình thành và phát triển nhân cách để đáp ứng mục tiêu về giáo dục của xã hội. Do vậy, hoạt động này phải tuân theo những quy luật cơ bản của quá trình giáo dục. Mặt khác, đối tượng của HĐBDHSG là những HS vốn đã có năng lực đặc biệt trong học tập, do vậy, quá trình bồi dưỡng cần phải bảo đảm năm nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

BDHSG là một dạng dạy học đặc biệt, với đối tượng HS được tuyển chọn là HSG, HSNK có chỉ số IQ cao hoặc trình độ tiếp thu nhanh. Vì thế, quá trình bồi dưỡng phải tiến hành theo cấu trúc khoa học bao gồm các thành tố như: mục tiêu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng, kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, điều kiện thực hiện bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng. Song, những kiến thức đưa vào nội dung bồi dưỡng phải mang tính hiện đại, liên tục cập nhật cái mới, với những kỹ năng mới phù hợp tâm lý lứa tuổi, năng lực học tập của HS.

- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Trong quá trình BDHSG, phải lựa chọn nội dung, hình thức, PP để thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế. Quá trình bồi dưỡng phải thật sự giúp cho HS có khả năng giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn với mức độ cao hơn, sáng tạo hơn. Một mặt, nhà giáo dục phải tạo điều kiện cho HS hình thành năng lực học tập thực tiễn. Mặt khác, phải định hướng cho HS hiểu biết, nắm bắt tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, các chính sách và cơ chế QL kinh tế, cơ cấu các thành phần kinh tế cũng như sự phát triển về các nhu cầu của xã hội. Từ đó, HS có thể điều chỉnh hứng thú, xác định động cơ học tập phù hợp hơn với những biến chuyển của thời cuộc, tránh tình trạng lý thuyết xa rời với thực tiễn đời sống xã hội.

- Nguyên tắc cá nhân hóa người học

Trong quá trình bồi dưỡng, ta phải tạo cơ hội để người học sử dụng vốn tri thức, hiểu biết đã có để tiếp tục phân tích, trao đổi, tiếp nhận những vấn đề mới hơn, với yêu cầu cao hơn trên cơ sở HS thật sự đóng vai trò chủ động trong quá trình phát triển những hiểu biết mới. Hiệu quả của HĐBDHSG ở trường THPT chuyên sẽ đạt được khi quá trình bồi dưỡng tuân thủ được tính cá nhân hóa người học. Nội dung, PP trong HĐ bồi dưỡng phải dựa trên cơ sở nhận định, đánh giá đúng năng lực, sở trường, khả năng trí tuệ, thể lực của từng cá nhân HS. Có như vậy, HĐ bồi dưỡng sẽ giúp HS lĩnh hội các tri thức và kỹ năng phù hợp với năng lực cá nhân. Từ đó, mầm mống nhân tài ở trong mỗi cá nhân HS sẽ nẩy mầm và phát triển.

- Nguyên tắc tính khả thi

Hiệu quả của HĐBDHSG sẽ mang đến tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc khẳng định vị thế, uy tín, tên tuổi của nhà trường và các cơ sở giáo dục. Nhưng HĐBDHSG là một hoạt động đòi hỏi yêu cầu cao để tạo ra sản phẩm giáo dục chất lượng tốt. Do vậy, quy trình QL hoạt động này phải đảm bảo được tính khả thi, phải tính toán đến mọi yếu tố từ khả năng của con người, tài chính, thời gian và các điều kiện khác để có thể đạt được những mục tiêu bồi dưỡng đặt ra.

- Nguyên tắc phát triển

Lứa tuổi THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển về thể chất cũng như nhân cách. Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của HS THPT, có vai trò phát triển trí tuệ cho HS. Hoạt động BDHSG cần đảm bảo cho HS

phát triển tư duy một cách mạnh mẽ, độc lập và sáng tạo. Những năng lực như phân tích, so sánh, tổng hợp cũng cần phát triển.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Trang 27)