PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ THỦY SƠN, HUYỆN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý ngân sách xã thủy sơn, huyện thủy nguyên, hải phòng (Trang 105)

THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG

Ngân sách xã là công cụ tài chính quan trọng, là phương tiện vật chất cho chính quyền cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ phuc vụ mục tiêu “do dân, vì dân, giải quyết các mối liên hệ giữa nhà nước và nhân dân”. Vì vậy Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở có mối liên hệ trực tiếp với dân, do dân, vì dân. Để thực hiện mục tiêu “Dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh” đồng thời đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Trong giai đoạn vừa qua những thực trạng đã được phân tích ở chương 2 có thể nói công tác quản lý ngân sách xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đã tương đối bám sát chủ

trương, chính sách của Nhà nước và bước đầu cũng đã đạt được những kết quả nhất

định. Tuy nhiên cũng còn bộc lộ một số những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý thu chi Ngân sách xã. Về phần thu vẫn còn một số xã chưa chủđộng bao quát hết nguồn thu và chưa tận dụng hết các lợi thế của địa phương để huy động nguồn thu. Về phần chi cơ cấu chi nhiều nơi ít biến đổi và còn chưa hợp lý, dành chủ yếu cho chi thường xuyên còn cho chi đầu tư phát triển hạn chế. Nhiều nơi quản lý chi còn lãng phí và hiệu quả không cao. Vì vậy trong thời gian tới để khắc phục tình trạng trên chính quyền xã Thủy Sơn đưa ra phương hướng quản lý ngân sách xã tới năm 2020 như sau:

- Củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính - Ngân sách xã theo luật NSNN. - Nâng cao hiệu quả việc thực hiện quy chế dân chủ công khai tài chính ở cơ

96

sở, làm cho quy mô thu chi Ngân sách xã ngày càng ổn định và phát triển bền vững. - Nguồn thu Ngân sách xã bảo đảm nhiệm vụ chi cho hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở, thực hiện tốt chính sách xã hội, đồng thời dành một phần vốn thích đáng để duy trì và tăng cường cơ sở hạ tầng tại xã, thúc đẩy chuyển dịch cơ

cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn, phát triển và mở rộng ngành nghề, tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho nông dân, khuyến khích nhân dân thực hiện tốt chương trình xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, đầu tư mở rộng và phát triển nguồn thu cho Ngân sách xã góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn. Để đạt được những mục tiêu trên cần tập trung xây dựng Ngân sách xã đủ mạnh từ thực lực nền kinh tế của xã bảo đảm nguồn thu ổn định lâu dài để đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới có cơ

chế phân cấp phân quyền rõ ràng phát huy tính chủđộng sáng tạo của cơ sởđể từng bước lành mạnh nền tài chính củng cố ban tài chính xã đủ khả năng quản lý và phát triển Ngân sách xã.

Với những mục tiêu và phương hướng trên trong công tác quản lý thu chi Ngân sách xã cần thực hiện tốt các công việc cụ thể sau:

* V khai thác khon thu cho Ngân sách xã:

- Các khoản thu phải thực hiện theo đúng phân cấp của luật NSNN có vận dụng theo điều kiện thực tế của địa phương nhằm phát huy tính chủ động tự chịu trách nhiệm trước nguồn thu được phân cấp.

- Các khoản thu phân chia theo quy định của luật NSNN, thông tư hướng dẫn của bộ tài chính thì việc phân định tỷ lệ nguồn thu Ngân sách xã hưởng được cụ thể

quy định đến từng xã, song do cơ sở vật chất và điều kiện thực tế chưa thể thực hiện

được. Vì vậy việc phân chia nguồn thu có thể áp dụng theo khu vực cho phù hợp với thực tế theo đó mà Sở Tài chính trình UBND thành phố Hải Phòng quy định cụ

thể tỷ lệ phần trăm nguồn thu mà Ngân sách xã được hưởng theo Luật định.

- Đối với nguồn huy động đóng góp của nhân dân thì đây là nguồn có ý nghĩa rất lớn, phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước để phát huy

97

nội lực tạo nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Cần phải quán triệt sâu rộng đến nhân dân khi huy động cần phải có phương án kế hoạch cụ thể, công khai xin ý kiến nhân dân trước khi trình UBND xã phê chuẩn cụ thể. Việc thu các khoản đóng góp phải có biên lai thu tiền do Bộ tài chính ban hành nếu thu bằng tiền phải nộp vào KBNN quản lý, sử dụng đúng mục đích thực hiện quy trình công khai theo đúng quy định của chính phủ.

- Về nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu: Cần tập trung khai thác thế mạnh phù hợp với từng địa phương tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế về cây trồng vật nuôi, kết hợp với ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để phát triển kinh tế địa phương. Những xã nào có điều kiện tự nhiên phù hợp với giống cây trồng vật nuôi nào cần có chủ trương phát triển và nhân ra diện rộng.

* V nhim v chi ngân sách xã:

- Đối với chi đầu tư phát triển, trong những năm tới ngoài việc tăng cường

đầu tư để hoàn thiện các công trình cơ sở vật chất của xã như trường học trạm xá,

đường liên thôn xóm...thì cần phải tập trung vào những công việc trọng tâm trọng

điểm có tính chất cấp bách.

- Phải tiếp tục đầu tưđể duy tu sửa chữa, bảo dưỡng những công trình mà xã

đã đầu tư xây dựng trong những năm qua nay cần phải giữ gìn và phát huy hiệu quả. Nếu những công trình này không được duy tu bảo dưỡng thì chỉ trong một thời gian ngắn nữa những thành quả mà chúng ta đã đạt được thời gian qua sẽ không còn phát huy tác dụng.

- Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” từ đó hỗ trợ

cho Ngân sách xã phần nào trong việc đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Tuy nhiên khi chi

đầu tư phát triển cần phải đảm bảo đủ nguồn để chi thường xuyên, trong đó cần phải

ưu tiên chi cho sinh hoạt phí và các khoản phụ cấp cho cán bộ xã. Xã cần xem kĩ

lưỡng các khoản chi, đảm bảo đúng dự toán, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao, hạn chế

tối đa các khoản chi ngoài dự toán, xem xét và giảm khoản chi khác trong chi thường xuyên ở mức thấp có thể chấp nhận mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Đối với các

98

khoản chi phát sinh đột xuất cấp bách như khắc phục thiên tai hoả hoạn cứu đói… sẽđược giải quyết kịp thời theo quyết định của Chủ tịch UBND huyện phê duyệt.

* V công tác qun lý:

- Cần thực hiện quản lý thu chi Ngân sách xã qua KBNN trong công tác quản lý Ngân sách xã. Trong 5 năm qua từ khi thực hiện luật NSNN, công tác quản lý thu chi Ngân sách xã được quy định cụ thể tại điều 34 và 35 luật NSNN, nên công tác quản lý thu chi Ngân sách xã có nhiều thuận lợi, chấp hành tốt quy trình thu chi Ngân sách xã.

- Đối với lập dự toán thu chi Ngân sách phải được xây dựng dựa trên điều kiện kinh tế xã hội của xã, nguồn thu phải được bao quát rộng khắp, nhiệm vụ chi phải bảo đảm mối quan hệ hài hoà, tiết kiệm, hiệu quả.

- Đối với khâu chấp hành dự toán phải bảo đảm tính chính xác thu đúng, thu

đủ, kịp thời theo chếđộ của Nhà nước, thực hiện chi đúng theo dự toán đảm bảo tiết kiệm hiệu quả. Đặc biệt chú trọng đến chi để nuôi dưỡng nguồn thu tại xã, từng bước khẳng định vai trò cấp Ngân sách xã. Ban tài chímh xã phải có trách nhiệm ghi chép kế toán phản ánh kết quả kịp thời về thu chi, kiểm tra giám sát kịp thời các hoạt động tài chính để đưa ra những kiến nghị cho UBND xã và cơ quan tài chính cấp trên.

- Đối với đội ngũ cán bộ tài chính để công tác quản lý tài chính ngày càng nâng cao thì xã phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, thường xuyên phối hợp với cơ quan tài chính cấp trên để từđó tham gia học hỏi kinh nghiệm quản lý cũng như nghiên cứu sâu sắc hơn những chính sách chế độ mới của Nhà nước và thành phố ban hành. Cán bộ xã cũng phải thường xuyên trau dồi kiến thức quản lý cũng như chếđộ tài chính, kế toán mới qua đó mà thực hiện cho phù hợp hiệu quả.

99

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý ngân sách xã thủy sơn, huyện thủy nguyên, hải phòng (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)