Thực trạng công tác lập dự toán ngân sách xã Thủy Sơn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý ngân sách xã thủy sơn, huyện thủy nguyên, hải phòng (Trang 61)

Xã Thủy Sơn tuân thủ quy trình lập dự toán ngân sách theo 3 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Thảo luận giữa UBND xã và UBND huyện (Phòng Tài chính kế

hoạch và Chi cục thuế huyện)

Bước 2: Nhận Quyết định về việc giao dự toán thu - chi NSNN của UBND huyện

Bước 3: Căn cứ Quyết định về việc giao dự toán thu - chi NSNN của UBND

huyện để cân đối nguồn, xây dựng dự toán thu - chi để UBND xã phấn đấu. (HĐND

xã họp xong ra nghị quyết về việc giao dự toán thu - chi NSNN của xã, UBND xã ra

quyết định giao dự toán thu - chi NSNN).

* Bộ Dự toán NSNN xã bao gồm:

52

động tài chính khác;

2. Quyết định của UBND xã về việc giao dự toán NSNN và các biểu mẫu sau: 2.1 Biểu cân đối tổng hợp dự toán ngân sách xã

2.2 Tổng hợp dự toán thu ngân sách xã 2.3 Tổng hợp dự toán chi ngân sách xã 2.4 Dự toán chi đầu tư XDCB

2.5 Biểu tổng hợp kế hoạch thu - chi các hoạt động tài chính khác 2.6 Phân bổ dự toán chi NSNN

(Mẫu biểu quy định tại Thông tư 60/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ

Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã,

phường, thị trấn)

* Thời gian nộp:

Gửi phòng Tài chính kế hoạch huyện ngay sau khi HĐND xã phê chuẩn dự

toán thu - chi ngân sách xã năm, UBND xã ra quyết định giao chỉ tiêu dự toán ngân sách xã, nhưng chậm nhất trước ngày 30/01 của năm giao dự toán.

* Nơi gửi Dự toán:

- Ủy ban nhân dân huyện. - Phòng Tài chính huyện. - KBNN huyện.

- Các bộ phận có liên quan.

- Lưu: Văn phòng UBND, Ban Tài chính.

* Căn cứ pháp lý:

- Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003. - Luật NSNN ngày 16/12/2002.

53

- Thông tư 60/2003/TT-BTC ngày 23/06/2010 của Bộ Tài chính quy định về

quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn. - Quyết định số 94/2005/Qđ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ Tài chính về việc ban hành chếđộ kế toán ngân sách và tài chính xã.

* Phương pháp lập dự toán ngân sách xã:

Phương pháp lập dự toán ngân sách xã Thủy Sơn cũng giống như các địa phương khác trong cả nước đó là phương pháp lập dự toán ngân sách theo đầu ra.

- Phương pháp lập dự toán thu: Lập dự toán thu là căn cứ quan trọng để

phòng Tài chính huyện cấp bổ sung cân đối ngân sách cho xã. Hiện nay, xã Thủy Sơn đang áp dụng “Phương pháp tỷ lệ tiến độ thu” để lập dự toán thu: căn cứ vào số đã thu được trong thời kỳ trước để lập ra tỷ lệ cho tiến độ thu trong thời kỳ tới; căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch của cấp trên giao để có được số thu hợp lý nhất; căn cứ

vào phân tích, đánh giá của công chức tài chính – kế toán làm công tác lập dự toán, có sự thu thập thông tin từ bên trong và bên ngoài để có cái nhìn toàn diện về số thu của xã.

- Phương pháp lập dự toán chi: Dựa trên cơ sở các ưu tiên của huyện, xã Thủy Sơn xác định nhiệm vụ, mục tiêu đầu ra, hoạt động và đầu vào của ngân sách xã sao cho đảm bảo rằng nguồn lực mà đơn vịđược thụ hưởng sẽ được sử dụng để

phục vụ cho các hoạt động của xã. Ngân sách xã được lập dựa trên kế hoạch thực hiện các hoạt động trong 5 năm. Cuối cùng là đạt được sự thống nhất về trách nhiệm thực hiện các hoạt động trong đơn vị thụ hưởng ngân sách xã. Khi đã xác

định được các đầu vào cần thiết cho các hoạt động, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, phải lượng hóa các yếu tố đầu vào và thu thập thông tin đểđưa ra đơn phí cho từng loại đầu vào. Căn cứ trên số lượng và đơn phí của từng loại đầu vào, xã tính toán chi phí cho từng hoạt động và có xét đến tính hiệu quả chi phí. Tổng chi phí cho tất cả các hoạt động cũng chính là nhu cầu tổng thể về nguồn lực của xã.

Mục tiêu của thảo luận dự toán giữa xã và huyện (phòng Tài chính kế hoạch và Chi cục thuế): Sau khi dự toán như cầu nguồn lực tổng thể, xã sẽ trình bày phần

54

dự toán của mình tại các cuộc thảo luận ngân sách dưới sự chủ trì của phòng Tài chính kế hoạch, Chi cục thuếđể đảm bảo tính thống nhất giữa nhiệm vụ, mục tiêu,

đầu ra và những hoạt động của xã với những ưu tiên của huyện; xác định những vấn

đề chồng chéo, trùng lắp về đầu ra và hoạt động sẽđược tiến hành giữa các đơn vị

khác nhau; xác lập những lĩnh vực cần có sự điều phối giữa các đơn vị trong quá trình lập kế hoạch và thực thi các hoạt động; ghi nhận những ý kiến nhận xét và phản hồi về việc sắp xếp thứ tựưu tiên các hoạt động.

Theo báo cáo của huyện Thủy Nguyên, chỉ có 40% cán bộ kế toán ở các xã trên địa bàn huyện là rất hiểu biết về công tác lập dự toán ngân sách xã, 52% là biết, còn lại là biết một chút; chỉ có khoảng 78% số cán bộ kế toán là hiểu biết đầy đủ và chính sách thế nào là NSNN cấp xã và vai trò của ngân sách. Đa số các cán bộđược hỏi đều đồng ý lập dự toán ngân sách xã là quan trọng nhưng lại chưa đưa ra được giải thích vì sao. Những hiểu biết về căn cứ lập dự toán nói chung, lập dự toán thu - chi của các cán bộ tài chính cũng chưa được đầy đủ. Có khoảng 30% cho rằng căn cứđể lập dự toán là dựa vào số được giao của cấp trên, họ ít quan tâm tới tình hình thực tế của đơn vị mình. Hơn 50% đề cho rằng lập dự toán thu càng ít càng tốt, lập dự toán chi càng nhiều càng tốt. Chính những điều này đã dẫn tới việc ngân sách xã trên địa bàn huyện Thủy Nguyên thời gian qua vẫn còn chưa sát sao với tình hình thực tế, chưa đáp ứng đúng nhu cầu thực tế và mang tính chủ quan của người làm công tác quản lý ngân sách xã.

Sau đây, tác giả sẽ phân tích thực tế công tác lập dự toán thu - chi ngân sách xã Thủy Sơn trong một số năm gần đây để thấy được ưu điểm, nhược điểm cần khắc phục của công tác lập dự toán:

55

Bảng 2.9. Dự toán thu ngân sách xã Thủy Sơn giai đoạn 2011-2012

Đơn vị: VNĐ

STT Nội dung Mã số Dự toán thu năm 2011

Dự toán thu năm 2012

A B C 2 3

Tổng số thu ngân sách 100 7.052.691.810 4.862.196.176 A Thu ngân sách xã đã qua kho bạc 200 7.052.691.810 4.862.196.176 I Các khoản thu 100% 300 2.433.600.201 418.849.867

1 Lệ phí 310 150.000.000 100.000.000 2 Thu từ quỹ đất công ích và đất công 320 200.000.000 30.000.000 3 Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp 330 22.000.000 4 Đóng góp của nhân dân theo quy định 340

5 Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá

nhân trong và ngoài nước 350 350.000.000 180.000.000 6 Thu kết dư ngân sách năm trước 360 1.592.600.201 2.198.876 7 Thu đền bù đất nông nghiệp 370 66.000.000 24.651.000 8 Thu khác 380 85.000.000 60.000.000

II Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ

phần trăm 400 506.600.000 676.736.300

Các khoản thu phân chia

1 Thuế thu nhập cá nhân 410

2 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 420 96.600.000 154.700.000

3

Thuế môn bài, giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, Tiêu thụ đặc biệt thu từ cá nhân, hộ kinh doanh

430

4 Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ

gia đình 440 1.236.300

5 Lệ phí trước bạ nhà, đất 450 350.000.000 520.800.000 6 Thu tiền sử dụng đất 460 60.000.000

Các khoản thu phân chia khác do thành phố quy định

56

III Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 500 4.102.491.600 3.766.610.000

1 Thu bổ sung cân đối từ ngâ sách cấp trên 510 1.033.151.600 1.410.110.000 2 Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp

trên 520 3.069.340.000 2.356.500.000 3 Thu bổ sung khác 530

IV Viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho xã 600 B Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc 700

Nguồn: Ban Tài chính - kế toán xã Thủy Sơn

Bảng 2.10. Dự toán chi ngân sách xã Thủy Sơn giai đoạn 2011-2012

Đơn vị: VNĐ STT Nội dung số Dự toán chi năm 2011 Dự toán chi năm 2012 A B C 2 3 Tổng chi ngân sách xã 100 7.052.904.500 4.768.317.900 A Chi ngân sách xã đã qua kho bạc 200 7.052.904.500 4.768.317.900 I Chi đầu tư phát triển 300 4.868.687.000 2.174.915.000

1 Chi đầu tư xây dựng cơ bản 310 4.650.326.000 2.174.915.000

2 Chi đầu tư phát triển khác 320 263.361.000

II Chi thường xuyên 400 2.184.217.500 2.593.402.900

1 Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh

trật tự 410 141.621.000 219.500.000

Chi dân quân tự vệ 411 66.539.000 109.500.000 Chi an ninh trật tự 412 75.082.000 110.000.000 2 Chi sự nghiệp giáo dục 420 2.100.000 10.000.000 3 Chi sự nghiệp y tế 430 15.325.500 5.000.000 4 Sự nghiệp văn hóa thông tin 440 56.350.000 30.000.000 5 Sự nghiệp thể dục thể thao 450

57 Sự nghiệp giao thông 461

Sự nghiệp nông-lâm-thủy lợi-hải sản 462 36.008.000 Sự nghiệp thị chính 463

Thương mại và dịch vụ 464

Các sự nghiệp khác 465 169.882.000

7 Sự nghiệp xã hội 470 227.548.000 442.862.000 Hưu trí và trợ cấp khác 471 123.756.000 162.494.000 Trẻ mồ côi, người già không nơi

nương tựa, cứu tế xã hội 472

Khác 473 103.792.000 20.000.000

Chi sự nghiệp môi trường 474 239.368.000

Chi xây dựng đời sống ở khu dân cư,

gia đình văn hóa 475 21.000.000

8 Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể 480 1.522.796.000 1.797.012.400

Trong đó: Quỹ lương 290.666.000

8.1 Quản lý nhà nước 481 1.131.041.000 1.335.000.000

- Hội đồng nhân dân 4811 135.000.000

- Ủy ban nhân dân 4812 1.200.000.000

8.2 Đảng cộng sản Việt Nam 482 163.543.000 224.681.000 8.3 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 483 33.068.000 54.383.000 8.4 Đoàn thanh niên CSHCM 484 47.422.000 60.662.400 8.5 Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 485 66.829.000 38.058.000 8.6 Hội cựu chiến binh Việt Nam 486 22.717.000 40.377.000 8.7 Hội Nông dân Việt Nam 487 30.108.000 43.851.000

9 Hội khác 490 28.068.000 33.020.500

10 Chi khác 491 48.595.000 20.000.000

III Dự phòng 500

58

1 Tạm ứng XDCB 610

2 Tạm chi 620

Nguồn: Ban Tài chính - kế toán xã Thủy Sơn

Nhìn chung xã đã xây dựng được một quy trình lập dự toán khá toàn diện, thể hiện ở: văn bản căn cứ thực hiện đầy đủ, phương pháp lập dự toán khoa học, mục tiêu lập dự toán được xác định rõ ràng, quy trình lập dự toán cơ bản được đảm bảo, đảm bảo về thời gian lập dự toán, số liệu cụ thể, rõ ràng và đầy đủ.

Tuy nhiên, trong quy trình lập dự toán chưa có khâu nghiên cứu thông tin phục vụ cho công tác lập dự toán. Việc nghiên cứu những nhân tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thu - chi ngân sách xã bị bỏ qua. Chỉ

căn cứ chủ yếu vào phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm trước và số

phân bổ dự toán của cấp trên nên kết quả của dự toán chưa sát với tình hình thực tế

tại xã, chưa theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội của xã. Chính điều này đã dẫn tới tình trạng: dự toán thu thường thấp và dự toán chi thường quá cao, trong khi khả

năng cân đối ngân sách của cấp trên còn khá hạn chế. Các định mức phân bổ dự

toán còn thiếu linh hoạt, do đó, quá trình thảo luận kế hoạch ngân sách rất khó đi

đến thống nhất, thường dẫn đến sự áp đặt số liệu của cơ quan quản lý ngân sách cấp trên.

Nhn xét

Qua theo dõi về công tác lập dự toán cho thấy xã Thủy Sơn đã thực hiện theo

đúng quy trình lập dự toán: Căn cứ nguồn thu thực tế trên địa bàn, các mức thu

được Nhà nước quy định và thống kê được số hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn để

xây dựng dự toán thu; căn cứ mức phân bổ mà HĐND đã quy định, tiến hành thảo luận với các đơn vị có liên quan để xây dựng dự toán chi. Tuy nhiên, vẫn còn một số khoản trong dự toán thu và dự toán chi vẫn chưa hợp lý, chưa kế hoạch hóa được tình hình thu, chi tại địa bàn nên trong quá trình điều hành ngân sách xã thường phải

điều chỉnh, chưa kiểm soát hết được nguồn thu, phát huy hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách xã, cụ thể:

59

- Chưa kiểm soát được hết số nguồn thu nên gây mất nguồn thu ngân sách xã. - Đối với dự toán chi, có những khoản chưa thực hiện đúng định mức phân bổ mà HĐND huyện quy định, dẫn tới bố trí nguồn lực không phù hợp với nhiệm vụ phải thực hiện.

- Khi xây dựng dự toán vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của ngân sách huyện, chưa phát huy hết tiềm năng thu của xã.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý ngân sách xã thủy sơn, huyện thủy nguyên, hải phòng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)