Hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách xã

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý ngân sách xã thủy sơn, huyện thủy nguyên, hải phòng (Trang 111)

Lập dự toán ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩ quyết định đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập dự toán thực chất là lập kế hoạch các khoản thu - chi của ngân sách trong một năm ngân sách. Kết quả của khâu này là dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Để tạo điều kiện cho việc quản lý thu - chi, trong khâu thực hiện cũng như việc đánh giá, quyết toán hữu hiệu thì yêu cầu lập dự toán ngân sách xã hàng năm phải đảm bảo quán triệt đầy đủ,

đúng đắn các quan điểm của chính sách tài chính quốc gia trong từng thời kỳ. Lập dự toán phải tuân thủ những quy định của Luật NSNN và các quy định về quản lý ngân sách xã. Dự toán thu phải được xây dựng tích cực, hiện thực trên cơ sở tính

đúng, tính đủ các chính sách, chếđộ hiện hành, những chếđộ, chính sách mới sẽ có hiệu lực thi hành và dự báo sát thực tình hình đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, sự tăng trưởng của nền kinh tế năm. Chú ý tính toán các khoản thu phát sinh nhưng được cấp có thẩm quyền cho phép gia hạn thời hạn nộp sang năm sau, các khoản thu từ các dự án đầu tư đã hết thời hạn ưu đãi, chủ động tích cực thu vào ngân sách năm số thuế nợ đọng từ các năm trước. Giao dự toán thu cần quan tâm tình hình biến động về kinh tế, giá cảđể đưa ra được những số liệu điều chỉnh phù hợp, khắc phục tình trạng thiếu chuẩn xác, thiếu tin cậy của số liệu ảnh hưởng đến việc phân tích tài chính, điều hành và thực hiện kế hoạch ngân sách.

Hiện nay việc lập dự toán ở xã Thủy Sơn vẫn còn tư tưởng xây dựng dự toán thu thấp và dự toán chi thật cao, không dựa vào chỉ tiêu cụ thể, thực sự của địa phương, để rồi ngân sách cấp trên cắt gọt bớt là vừa. Do đó dự toán ngân sách chưa phản ánh được thực chất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ởđịa phương. Vì vậy phải đổi mới ngay từ khâu lập dự toán ngân sách xã. Cụ thể như sau:

- Lập dự toán ngân sách xã phải căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, khai thác triệt để lợi thế của xã. Đây là khâu mởđầu có tính chất quyết định đến hiệu quả trong quá trình điều hành quản lý ngân sách. Dự toán ngân sách đúng đắn

102

giúp cho cơ quan điều hành quản lý ngân sách xã xác định được mục tiêu trọng tâm cần quản lý, khai thác, sử dụng nguồn vốn của ngân sách xã; là cơ hội để thẩm tra tính đúng đắn, hiện thực và tính cân đối của kế hoạch kinh tế - xã hội đảm bảo về

mặt tài chính để thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra trong kỳ kế hoạch. - Dự toán ngân sách phải được thảo luận giữa ngân sách các cấp và các đơn vị thụ hưởng ngân sách, xác định đầy đủ các khoản thu và các nhu cầu chi đảm bảo nguyên tắc mọi khoản thu phải được tập trung vào ngân sách xã và mọi khoản chi

đều phải có dự toán và phải được tính theo định mức, tiêu chuẩn quy định.

- Xây dựng, lập dự toán ngân sách xã phải chính xác chi tiết, tránh thâm hụt: + Lập dự toán là khâu đầu tiên của quá trình quản lý ngân sách xã, chất lượng quản lý ngân sách xã phụ thuộc khâu lập dự toán. Lập dự toán là việc lên kế

hoạch thu, chi ngân sách xã cho năm ngân sách tới, toàn bộ các dự kiến về các khoản thu (thuế, phí, viện trợ...) và các khoản chi (thường xuyên, phát triển...) đều

được định hình rõ nét - Đó là yêu cầu cơ bản mà khâu lập dự toán cần phải đạt

được. Với tư cách là khâu mởđầu, lập dự toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý ngân sách xã cũng như làm cho ngân sách xã có tính ổn định, an toàn và hiệu quả. Hiểu được tầm quan trọng của xây dựng dự toán, Ban Tài chính Kế

toán xã phải chỉ đạo đôn đốc các đơn vị tổ chức, cá nhân lên kế hoạch cụ thể cho ngân sách xã. Xây dựng dự toán ngân sách xã phải bắt đầu từ tổ, thôn, xóm, đến xã, các phòng, ban, đơn vị hành chính, các cơ sở sản xuất kinh doanh lớn, nhỏ. Cần phải tránh tình trạng bỏ sót nguồn thu, quên nhiệm vụ chi. Khi các trường hợp đó xảy ra sẽ làm cho việc quản lý ngân sách xã dẫn đến bị động, ảnh hưởng đến năm Ngân sách và cả các năm sau đó

+ UBND xã, hằng năm, căn cứ vào hướng dẫn và thông báo số kiểm tra của UBND huyện và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã, tiến hành lập dự toán thu, chi Ngân sách địa phương mình. UBND xã phải chỉđạo Ban Tài chính Kế toán tiến hành lập dự toán.

103

các tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn NSNN theo quy

định của Chính phủ. Ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho các dự án, công trình quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các chương trình, dự án lớn khác, không bố trí vốn cho các chương trình, dự án chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phải sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư để đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hoàn trả đủ vốn ứng trước theo quy định và thanh toán các khoản nợ khối lượng xây dựng cơ bản của các công trình hoàn thành trước;

ưu tiên vốn cho các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng trong các dự án, công trình trọng điểm, có hiệu quả, cấp bách. Hạn chế bố trí vốn cho các dự án không có trong quy hoạch được duyệt, chưa đủ thủ tục đầu tư theo quy định, còn nhiều vướng mắc về thủ tục đầu tư, không có khả năng giải phóng mặt bằng…

Xây dựng dự toán chi phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, văn hóa, y tế, môi trường, khoa học - công nghệ, xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính Nhà nước, hoạt động của Đảng, các đoàn thể theo đúng chính sách, chếđộ và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của NSNN; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực; bảo đảm bố trí chi ngân sách cho các lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa thông tin, sự nghiệp bảo vệ môi trường theo đúng yêu cầu nêu trong các nghị quyết của Đảng bộ thành phố, Đảng bộ huyện, HĐND xã.

- Trong quá trình xây dựng dự toán NSNN xã phải cơ cấu lại nhiệm vụ chi NSNN cho phù hợp, trên cơ sở thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về

sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện thí điểm chuyển một sốđơn vị sự nghiệp công lập có điều kiện sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Đồng thời, phải tính tới tác

động của việc thực hiện đổi mới cơ chế tài chính và cơ chế hoạt động đối với các

đơn vị sự nghiệp công lập trong từng ngành theo các đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

104

hoạt động của cơ sở, các đối tượng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, các đối tượng sử dụng nguồn kinh phí ngân sách để giao dự toán thu - chi sát thực, hạn chế

tình trạng che giấu nguồn thu, nâng dự toán chi.

- Xây dựng cơ chế quản lý ngân sách xã theo hướng ngân sách xã là một cấp hoàn chỉnh trong hệ thống NSNN, đảm bảo tính được cân đối ngân sách đối với từng xã, thị trấn. Trong việc thực hiện cân đối ngân sách phải cân đối được thu - chi

đối với từng xã, thị trấn nhằm khắc phục được tình trạng không thể điều tiết từ xã có nguồn thu cao cho xã có nguồn thu thấp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý ngân sách xã thủy sơn, huyện thủy nguyên, hải phòng (Trang 111)