Từ năm 1998, thành phố Hải Phòng triển khai thực hiện luật NSNN đối với ngân sách xã, phường, thị trấn, nhiệm vụ thu - chi ngân sách được xác định rõ ràng, cụ thể dựa trên nguyên tắc chung là phải bảo đảm tính chủ động trong cân đối, điều hành ngân sách, phù hợp với nhiệm vụ chính trị của chính quyền cơ sở, phù hợp với quy định của luật NSNN. Từ đó việc phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi hình thành như sau:
- Về phân định nguồn thu: Ngân sách xã phường, thị trấn được phân định tổ
chức thực hiện ba loại nguồn thu sau:
+ Thu tại xã gồm các khoản thu phát sinh tại xã do xã quản lý, tổ chức thu nộp vào ngân sách, ngân sách xã được hưởng 100% khoản thu này như thu về hoa lợi công sản, thu từ quỹđất công ích, thu sự nghiệp, thu phí, lệ phí, thuế môn bài từ
45
+ Thu điều tiết là khoản thu được điều tiết giữa các cấp ngân sách gồm: Thuế
sử dụng đất nông nghiệp ngân sách xã, phường, thị trấn được 20%; Thuế chuyển quyền sử dụng đất ngân sách xã, thị trấn được hưởng 50%; Thuế nhà đất ngân sách xã, thị trấn được hưởng 50%; Thu tiền sử dụng đất điều tiết 100% về ngân sách thành phố.
+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên bao gồm bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung theo mục tiêu.
- Về phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách ngoài nhiệm vụ chi ngân sách đã được quy định trong luật ngân sách, trong những năm qua ngân sách xã phường thị trấn trong thành phố đảm nhận thêm một số nhiệm vụ chi do địa phương quy định như
chi phụ cấp hàng tháng cho xóm trưởng, bí thư chi bộ mức 100.000 đồng một người một tháng, cho tổ trưởng, bí thư chi bộ tổ dân phố mức 50.000 đồng một người, một tháng, phụ cấp cho phó các tổ chức chính trị xã hội mức 100.000 đồng một người, một tháng, phụ cấp cho y tế xóm mức 60.000 đồng một người, một tháng. Riêng chi sinh hoạt phí, bảo hiểm cho y tế xã thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách thành phố.
Do đặc điểm một số nguồn thu điều tiết của ngân sách mang tính thời vụ, nên tỷ lệ điều tiết cho ngân sách xã chỉ dừng ở mức 20% đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp, 50% đối với thuế nhà đất, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ trọng lớn trong cân đối ngân sách. Nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, duy tu, bảo tồn các công trình kết cấu hạ tầng phụ thuộc vào sự huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân và sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên. Đây đang là vấn đề khó khăn đặt ra đối với công tác ngân sách xã, trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa khả năng kinh tế và yêu cầu ngân sách phục vụ nhiệm vụ chính trịở từng địa phương, giữa tính chủ động ổn
định vững chắc với khắc phục tính thời vụ của các nguồn thu trong cân đối ngân sách xã.