Quan điểm, định hướng và mục tiêu xóa đói giảm nghèo của huyện Bá Thước

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của chính phủ trên địa bàn huyện bá thước tỉnh thanh hóa (Trang 110)

nguồn lực và giảm hiệu quả của các chương trình và chương trình mục tiêu quốc gia trong XĐGN.

4.3 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của Chính phủ trên địa bàn huyện Bá Thước giảm nghèo của Chính phủ trên địa bàn huyện Bá Thước

4.3.1 Quan đim, định hướng và mc tiêu xóa đói gim nghèo ca huyn Bá Thước Thước

- Quan điểm:

Xoá đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời chủ động tạo ra các nguồn lực cho các hoạt động trợ giúp người nghèo đói. Xoá đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, của toàn xã hội mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo, phụ thuộc vào sự vận động tự giác của bản thân người nghèo, cộng đồng người nghèo. Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo bằng nguồn tài chính của Nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước.

Lãnh đạo huyện Bá Thước cho rằng: “Đói nghèo là một thứ giặc cho nên xoá đói giảm nghèo là một nhiệm vụ rất quan trọng, làm tốt công tác xoá đói giảm nghèo là thực hiện công bằng xã hội và chống nguy cơ tụt hậu, xoá đói giảm nghèo là mục đích của phát triển kinh tế xã hội, song cũng là một chính sách lớn, một yếu tố góp phần ổn định tình hình đời sống, chính trị xã hội tạo đà cho phát triển kinh tế bền vững, lâu dài.

Đại hội VIII của Đảng đã đề ra mục tiêu: Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo trong tổng số hộ trong cả nước từ 20-25% hiện nay xuống còn khoảng 10% vào năm 2000, bình quân giảm 300.000 hộ/năm. Trong 2-3 năm đầu của kế hoạch tập trung xóa bỏ cơ bản nạn đói kinh niên.

- Địnhhướng:

Xuất phát từ tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, UBND huyện Bá Thước đã ra các Chỉ thị và Nghị quyết về công tác xoá đói giảm nghèo trong huyện và chỉ ra những quan điểm và định hướng lớn trong chương trình xoá đói giảm nghèo của huyện Bá Thước trong giai đoạn 2008 - 2020 là:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 102 + Thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo gắn với tăng trưởng kinh tế. + Tăng cường xã hội công tác xoá đói giảm nghèo.

+ Phát huy nội lực là chính, khuyến khích người nghèo vươn lên theo hướng tự cứu, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của trung ương và quốc tế.

+ Ưu tiên đầu tư cho các vùng đặc biệt khó khăn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa. - Mục tiêu chung:

Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo đến năm 2020 ngang bằng với các huyện khác trong khu vực. Tập trung các nguồn lực để đầu tư, cải thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách của Nhà nước. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp một cách bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả trên cơ sở phát huy các thế mạnh của huyện. Xây dựng đời sống văn hoá ở từng khu dân cư ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc. Nâng cao trình độ dân trí, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo vững chắc an ninh, quốc phòng nhằm thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Mục tiêu đến năm 2015: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 15%; Thu nhập bình quân đầu người đạt 12,8 triệu đồng/ người/ năm; Tỷ lệ lao động được đào tạo, tập huấn, huấn luyện trên 40%; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 0,65%; Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống 1dưới 20%; Số xã có trạm y tế kiên cố là 23/ 23 xã; Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá đạt trên 85%; Số máy điện thoại bàn từ 10 máy/ 100 dân trở lên; Số xã có đường ô tô vào đến trung tâm xã được cả 4 mùa là 23/ 23 xã; Tỷ lệ đường giao thông nông thôn đi lại được quanh năm là 46,6%.

+ Mục tiêu đến năm 2020: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%; Thu nhập bình quân đầu người đạt 25,5 triệu đồng/ người/ năm; Tỷ lệ lao động được đào tạo, tập huấn, huấn luyện trên 50%; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 0,5%; Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 10%; Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá đạt trên 90%; Số máy điện thoại bàn từ 15 máy/ 100 dân trở lên; Số xã có đường ô tô vào đến trung tâm xã được cả 4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 103 mùa là 23/ 23 xã; Tỷ lệ đường giao thông nông thôn đi lại được quanh năm là 76,8%; Các công trình kênh mương nội đồng và công trình thuỷ lợi của xã được kiên cố hoá 100%.

4.3.2 Các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính cho các CTGN ở huyện Bá Thước

4.3.2.1Tổ chức hợp lý bộ máy chỉ đạo, quản lý các chương trình giảm nghèo

Bộ máy quản lý các CTGN của Chính phủ ở địa phương là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả của việc thực hiện Chương trình. Qua phân tích thực trạng ở huyện Bá Thước thấy nổi lên vấn đề là bộ máy quản lý các chương trình giảm nghèo còn những hạn chế nhất định. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải tiến hành tổ chức lại bộ máy quản lý theo hướng:

- Có sự phân công, phân cấp rõ ràng giữa các Tiểu ban chỉ đạo, các Ban quản lý dự án, các Phòng chuyên môn thuộc UBND huyện, cũng như cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận. Tránh tình trạng chồng chéo hoặc bỏ sót công việc, đùn đẩy trách nhiệm.

- Sắp xếp lại bộ máy nhân sự ở các phòng chuyên môn như: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Lao động thường binh và xã hội, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn… theo hướng tăng cường cán bộ cho các phòng vì các phòng này phải bố trí ít nhất 2 người tham gia vào Ban chỉ đạo, các Tiểu ban chỉ đạo và các Ban quản lý dự án.

- UBND huyện phải xây dựng và ban hành “Quy chế làm việc của các Ban quản lý dự án một cách chặt chẽ”. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát trong quá trình thực hiện và kỷ luật nghiêm khắc đối với những ai vi phạm. Làm sao để các Ban quản lý dự án phải là “người chủ thực sự” nên phải có trình độ, công tâm, không “thông cảm”, không “vị nể” đối với các đối tượng mắc phải sai sót. Muốn vậy, phải bố trí những người tham gia Ban quản lý dự án phải là người có trình độ chuyên môn, có đạo đức, lối sống lành mạnh. Mặt khác, phải có chính sách đãi ngộ thích đáng, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, thoả đáng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 104

4.3.2.2 Hoàn thành tốt công tác kế hoạch

Kế hoạch tài chính thực hiện Chương trình phải được lập và thông báo sớm cho từng dự án, từng chính sách. Để khắc phục tình trạng kế hoạch tài chính hàng năm được giao chậm. Một mặt, là sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống từ Chính phủ đến UBND các cấp. Mặt khác, trong khi chờ UBND cấp tỉnh giao kế hoạch vốn thì UBND huyện nên chủ động rà soát và lên kế hoạch dự kiến theo kế hoạch 5 năm đã được duyệt để khi có quyết định của UBND tỉnh có thể triển khai thực hiện ngay. Ngoài ra, phải xử lý đối với những công trình dự án không đủ trình tự thủ tục đầu tư xây dựng. Muốn vậy phải đẩy nhanh công tác khảo sát, thiết kế, dự toán. Nâng cao chất lượng thẩm tra của cơ quan tài chính.

Để tránh tình trạng những dự án được ghi vốn nhưng không thể triển khai có khối lượng và những dự án mặc dù đã đầy đủ điều kiện, thủ tục, trình tự đầu tư xây dựng nhưng vẫn chưa được ghi vốn. Trong thời gian tới huyện Bá Thước cần chú trọng nâng cao chất lượng trong việc lập phương án phân bổ vốn thực hiện Chương trình. Muốn vậy, cơ quan tham mưu là Phòng Tài chính - Kế hoạch phải có sự chuẩn bị phương án chu đáo để UBND trình ra HĐND huyện. Cần phải nêu cao vai trò của HĐND nói chung và của từng đại biểu nói riêng để ra quyết định chính xác về phương án phân bổ vốn thực hiện Chương trình. Nâng cao vai trò của Uỷ ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND, lựa chọn những cán bộ có chuyên môn về xây dựng và tài chính tham gia vào thành viên Uỷ ban, giúp nâng cao chất lượng thẩm định của Uỷ ban trước khi đưa ra nghị quyết tại HĐND.

Cần có cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với việc lập kế hoạch tài chính phải sát đúng với khả năng thực hiện đầu tư để các Chủ đầu tư lập kế hoạch vốn phải chính xác tránh để xảy ra tình trạng lâp kế hoạch cao hơn khả năng thực hiện, đến cuối năm cũng không báo cáo để chuyển vốn cho dự án khác. Chủ quản đầu tư và các cơ quan quản lý cũng cần quan tâm theo dõi sát sao, đôn đốc Chủ đầu tư lập kế hoạch tài chính sát đúng với khả năng thực hiện và tình hình thực hiện đầu tư, từ đó giúp cho việc thực hiện kế hoạch tài chính trong năm thường đạt tỷ lệ cao hơn, tránh phải điều chỉnh nhiều lần .

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 105 Chú trọng ngay từ khâu quyết định chủ chương đầu tư. Muốn vậy, khi xác định chủ chương đầu tư cần phải được bàn bạc, cân nhắc, tính toán các khía cạnh về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, môi trường.... Cần tránh việc đầu tư theo phong trào, chạy theo thành tích nên hiệu quả đầu tư thấp hoặc không có hiệu quả. Ngoài ra, khi xác định chủ chương đầu tư nhất là đối với các công trình xây dựng cơ bản ở Bá Thước chủ yếu là những công trình phục vụ dân sinh, xây dựng hạ tầng cơ sở cho những vùng còn khó khăn thì rất cần phải được đưa ra bàn bạc rộng rãi trong nhân dân, những người được hưởng lợi và sử dụng công trình sau này. Làm được như vậy chúng ta sẽ có những công trình được xây dựng đúng chủ chương phát huy được hiệu quả kinh tế - xã hội và hợp lòng dân. Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý chi tài chính.

4.3.2.3 Tăng cường và phối hợp nguồn lực cho chương trình

Nhà nước cần phải đảm bảo đủ vốn hỗ trợ cho Chương trình 30a và đảm bảo ổn định nguồn vốn hỗ trợ từ NSNN hàng năm cho tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Bá Thước nói riêng. Ban hành những chính sách nhằm khuyến khích đầu tư vào vùng các xã đặc biệt khó khăn, đồng thời tìm các nguồn vốn quốc tế đầu tư cho chương trình. Phân công các cơ quan và các doanh nghiệp nhà nước tham gia giúp đỡ các xã nghèo, huyện nghèo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức huy động nội lực trong nhân dân: huy động nhân dân tham gia đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cộng đồng, các công trình phục vụ cộng đồng; phần huy động nhân dân địa phương đóng góp chủ yếu là công lao động để làm các phần việc đơn giản như đào đắp đất, vận chuyển bộ vật liệu, huy động nhân dân đóng góp chủ yếu là những vật liệu khai thác được tại địa phương như tre, nứa, gỗ, đá... Giúp các hộ nghèo giải quyết khó khăn trong cuộc sống, làm nhà ở, đất để sản xuất, kiến thức làm ăn... Huy động nhân dân trong vùng tham gia quản lý, sử dụng và tham gia đóng góp bảo trì các công trình hạ tầng đã xây dựng nhằm đảm bảo bền vững.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 106

4.3.2.4 Đào tạo và đào tạo lại cán bộ cấp huyện, xã và cộng đồng

Triển khai thực hiện tốt về Chính sách ưu đãi, cơ cấu tổ chức đối với cán bộ luân chuyển, tăng cường và thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật đến công tác tại các xã thuộc huyện nghèo Bá Thước.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bỗi dưỡng cán bộ xã, huyện, lồng ghép có hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Củng cố, phát huy vai trò của tổ chức khuyến nông, các tổ chức đoàn thể trong đào tạo, bỗi dưỡng và phổ biến tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đến hộ nông dân; có cơ chế chính sách đào tạo cán bộ nguồn cho xã, thôn bản là con em các dân tộc sinh sống trên địa bàn; đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn lao động cho các huyện nghèo.

Tiếp tục rà soát, củng cố kiện toàn các Ban chỉ đạo, Ban quản lý dự án các cấp, trong đó đặc biệt là cấp xã, tăng cường phân cấp chủ đầu tư cho cấp xã hơn nữa nhằm để nâng cao vai trò trách nhiệm của cấp xã đồng thời nâng cao năng lực quản lý nhà nước và công tác chuyên môn cho phù hợp với tiến trình đất nước hiện nay.

Nâng cao trách nhiệm, tính chủ động linh hoạt của các chủ dự án từ việc xây dựng kế hoạch thực hiện dự án đến việc huy động nguồn vốn và triển khai thực hiện dự án.

4.3.2.5 Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các CTGN

Để đánh giá chính xác, toàn diện công tác thực hiện Chương trình, phải đổi mới công tác kiểm tra đánh giá và giám sát, có cơ chế kiểm tra, giám sát rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện cho cộng đồng nhân dân các dân tộc trong khu vực tham gia giám sát; phải có các chỉ số đánh giá giám định chất lượng, công tác báo cáo, thống kê kịp thời và đầy đủ, cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực báo cáo. Gắn trách nhiệm cụ thể của các cấp quản lý với hiệu quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Để công tác kiểm tra giám sát có hiệu quả cao hơn, các cấp quản lý cần xây dựng cho mình hệ thống giám sát theo hướng sau:

Xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu làm cơ sở so sánh đánh giá hàng năm và khi kết thúc chương trình.

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát và đánh giá đồng bộ, phù hợp với cả bốn cấp: trung ương, tỉnh, huyện và xã.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 107 Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá bao gồm cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, định kỳ đánh giá, trách nhiệm các bên...

Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng dự án đầu tư có thể thanh tra, kiểm tra từng khâu hoặc tất cả các khâu của quá trình chi NSNN cho các dự án, công trình.

Tuy nhiên, có thể nói hiện nay ở Bá Thước chưa có cơ chế giám sát tình hình quản lý tài chính thực hiện các CTGN từ NSNN một cách toàn diện, thường xuyên và có hệ thống. Còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước trong kiểm tra việc quản lý chi NSNN. Các quy trình kiểm tra, giám sát chưa được xây dựng và ban hành một cách khoa học, đầy đủ và kịp thời. Trách nhiệm, quyền lợi cá nhân đối với người giám sát chưa được thiết lập đầy đủ. Chính vì vậy để công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc quản lý chi tài chính cho các CTGN của Chính phủ ở Bá Thước có hiệu quả, trong thời gian tới huyện Bá Thước cần giải quyết tốt một số

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của chính phủ trên địa bàn huyện bá thước tỉnh thanh hóa (Trang 110)