Thông qua chính sách xóa đói giảm nghèo, Nhà nước can thiệp để tạo một môi trường ổn định và thuận lợi cho tất cả các tổ chức và các thành phần kinh tế phát huy hết được khả năng của mình, nắm bắt được các tín hiệu của thị trường. Nhóm nhân tố liên quan đến môi trường thể chế và chính sách đó là: Các chính sách về quản lý tài chính công của Chính phủ, của tỉnh Thanh Hóa và sự vận dụng của huyện Bá Thước trong điều kiện cụ thể của địa phương. Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung cao độ cho xóa đói giảm nghèo của cả tỉnh nói chung và huyện Bá Thước nói riêng, Bá Thước luôn được ưu tiên đầu tư ngân sách cho xóa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94 đói giảm nghèo. Các chương trình giảm nghèo của Chính phủ như: chương trình 135, chương trình nông thôn mới, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo… đặc biệt là chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a đã tập trung nguồn vốn lớn góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, nông thôn… Do chưa có hướng dẫn đồng bộ, kịp thời của các Bộ, ngành TW nên thời gian đầu thiếu sự thống nhất về định mức, gây khó khăn cho huyện Bá Thước trong tổ chức thực hiện xây dựng các Chương trình. Như việc triển khai các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nghèo đang gặp khó khăn. Do đây là công việc cần rất nhiều thời gian, nhân lực và cả kinh phí để hướng dẫn người nghèo làm thủ tục, kiểm tra, xét duyệt trước khi thực hiện chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo nhưng ở huyện cũng như xã đều thiếu cán bộ, và không có kinh phí hoạt động, do đó so với nhóm chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thì đây là nhóm chính sách khó thực hiện và thực hiện chậm.
Đồng thời, có nhiều chương trình giảm nghèo cùng triển khai với đa dạng chính sách nên huyện cần có những văn bản chính sách quy định nhằm hướng dẫn cụ thể hơn nữa về công tác quản lý tài chính chung cho các chương trình đó.
Còn một số qui định, cơ chế chính sách đặc thù theo tinh thần của Nghị quyết 30a Chính phủ giao cho các Bộ ngành chủ trì xây dựng nhưng chậm được ban hành như:
+ Cơ chế tài chính, cơ chế phân bổ, lồng ghép nguồn vốn thực hiện Chương trình (ban hành cuối tháng 10/2009)
+ Chính sách hỗ trợ huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động (ban hành tháng 9/2009).
+ Chưa có các quy định về đầu tư, đấu thầu, xây dựng
+ Chưa có chính sách khuyến công, thu hút đầu tư phát triển, xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
+ Chưa có chính sách chuyển giao công nghệ, nghiên cứu phát triển các loại cây trồng, vật nuôi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95