Bài học rút ra cho Việt Nam và thực hiện quản lý tài chính đối với các

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của chính phủ trên địa bàn huyện bá thước tỉnh thanh hóa (Trang 34)

chương trình gim nghèo trên địa bàn huyn Bá Thước

Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước của Ấn Độ và các huyện Đam Rông, Sơn Động sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác xóa đói giảm nghèo nói chung cũng như là việc quản lý tài chính cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo nói riêng. Có thể tổng kết và đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và huyện Bá Thước như sau:

Điều chỉnh cơ cấu đầu tư gắn với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn

đầu tư thuộc các chương trình giảm nghèo, phân bổ nguồn vốn thích đáng cho nông nghiệp, ưu tiên đầu tư cho đồng bộ cơ sở hạ tầng ở các huyện nghèo.

Việt Nam là một quốc gia chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên đây lại là ngành kém phát triển nhất so với các ngành khác về mọi mặt. Từ trước đến nay, do yêu cầu của quá trình tăng trưởng kinh tế hầu hết các quốc gia đều giành phần lớn các nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ. Phần vốn đầu tư cho nông nghiệp là rất hạn chế. Việc thiếu công bằng trong đầu tư phát triển làm cho nông nghiệp vốn lạc hậu lại càng lạc hậu hơn, những người nông dân làm nông nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 đã nghèo lại càng nghèo hơn. Do vậy, từ những bài học kinh nghiệm của Ấn Độ rút ra cho Việt Nam bài học: cần có những cơ chế chính sách đầu tư một cách hợp lý, hiệu quả cho nông nghiệp, nhất là đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nông nghiệp.

Tăng cường đầu tư trong nông nghiệp cho các vùng, địa phương có điều kiện kinh tế xuất phát thấp, cho vùng khó khăn, cho người nghèo để vực nền kinh tế các địa phương đó đi lên, tạo tiền đề để địa phương có thể vững vàng tự mình bước tiếp trên con đường phát triển.

Tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, trước hết là hạ tầng thiết yếu: giao thông, điện, nước sinh hoạt , công trình thủy lợi, công trình giáo dục…

Lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợđể có nguồn lực tổng hợp nhất cho công tác giảm nghèo.

Nguồn vốn hỗ trợ các huyện nghèo bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA, vốn đóng góp của doanh nghiệp, dân cư và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Thực tế cho thấy, hiện nay có quá nhiều Chương trình mục tiêu quốc gia trùng mục tiêu cùng thực hiện trên một một địa bàn như: Chương trình 30a, Chính sách 167, Chương trình nông thôn mới, Chương trình 135... Các địa phương cần có cơ chế lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ hợp lý, tránh sự manh mún, dàn trải, có thể quản lý thống nhất các chương trình. Lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn để thực hiện một hoặc nhiều chương trình, dự án, chế độ, chính sách, nhiệm vụ chi. Việc thực hiện lồng ghép các nguồn vốn được thể hiện cụ thể, xác định thứ tự ưu tiên trong dự toán ngân sách và kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm của huyện, phù hợp với Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cấp huyện được phê duyệt. Đồng thời, việc lồng ghép các nguồn vốn được thực hiện từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách và kế hoạch đầu tư phát triển, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả.

Bài học về phát huy sự tham gia của người dân xoá đói giảm nghèo.

Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chương trình quốc gia nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho cộng đồng các dân tộc thiểu số như: Chương trình 134, 135, 30a... Nhưng cho đến nay, các chương trình vẫn chưa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 đạt được hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân là còn ít có sự tham gia của chính đồng bào trong việc đưa ra các quyết định và sự giám sát, đánh giá.

Nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bá Thước nói riêng cũng như 62 huyện nghèo nói chung, cần nâng cao vai trò của người dân trong việc đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến sinh kế của họ; nâng cao năng lực cho các cơ quan đại diện quyền lợi của người dân. Giúp người dân được tham gia vào quá trình đưa ra các quyết định về xóa đói giảm nghèo. Thông qua các lớp tập huấn tạo sự tự tin cho chính người dân, giúp họ phân tích và sắp xếp theo thứ tự các vấn đề mà họ quan tâm và đưa ra các chính kiến, quan điểm, quyết định liên quan tới Chương trình tại địa phương. Đồng thời, hỗ trợ thiết lập mạng lưới các tổ chức cộng đồng và các nhóm để người dân có thể chia sẻ kinh nghiệm, tổ chức các hoạt động phát triển kinh tế dựa trên mối quan tâm và lựa chọn của họ.

Ngoài ra, cần nâng cao năng lực cho cán bộ và Đại biểu HĐND vùng dự án, để những đại diện này giám sát có hiệu quả các chương trình. Mặt khác, giúp cho người dân bầu ra người đại diện của mình để tham gia các cuộc họp tham vấn tại địa phương, tập huấn cho đội ngũ này về kỹ năng thuyết trình, tham gia ý kiến.

Bài học về việc đảm bảo tính bền vững của xóa đói giảm nghèo

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Thành tích chỉ mới là bước đầu, giảm nghèo nhanh rồi nhưng đã thực sự bền vững chưa. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng tái nghèo cũng nhanh; khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và hộ nghèo có xu hướng gia tăng… Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần có nhiều giải pháp hơn nữa để cải thiện tình trạng “giảm nghèo thiếu bền vững”. Bên cạnh những hỗ trợ đang được thực hiện hiện nay thì đối với những hộ mới thoát nghèo, cần tiếp tục hỗ trợ một khoảng thời gian nhất định sau đó để họ có nền tảng tốt hơn, giữ mình không dễ bị rơi xuống mốc nghèo – đó mới là cách hỗ trợ thoát nghèo bền vững.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28

Phần III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của chính phủ trên địa bàn huyện bá thước tỉnh thanh hóa (Trang 34)