giảm nghèo của Chính phủ trên địa bàn huyện Bá Thước
UBND tỉnh Thanh Hóa chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng, tiến độ, hiệu quả chương trình giảm nghèo trên địa bàn. Căn cứ mục tiêu của các chương trình và điều kiện thực tế của địa phương, UBND tỉnh chỉ đạo các huyện xây dựng các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được theo tiến độ từng năm, từng giai đoạn và kết thúc chương trình làm cơ sở giám sát đánh giá kết quả thực hiện chương trình trên địa bàn từng huyện, xã và toàn tỉnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89 UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các huyện thường xuyên tổ chức kiểm tra thực hiện chương trình. Cơ quan thường trực chương trình của tỉnh chủ trì đề xuất kế hoạch, nội dung kiểm tra, giúp UBND tỉnh tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá thực hiện Chương trình.
UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, các đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi để HĐND, Mặt trận Tổ quốc, cơ quan đoàn thể xã hội các cấp ở địa phương, cộng đồng tham gia giám sát và phối hợp giám sát thực hiện chương trình.
UBND huyện Bá Thước và Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát, thực hiện các chương trình. Hàng tháng tổng hợp tình hình và báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo tỉnh; 03 tháng tổ chức giao ban, hàng năm sơ kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình.
Đối với bộ máy quản lý lãnh đạo cấp xã thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc quản lý sử dụng nguồn tài chính của Chính phủ cho giảm nghèo, đánh giá việc thực hiện các chương trình giảm nghèo ở cấp xã bằng cách phối hợp với bộ máy quản lý cấp huyện đi thực tế xã nghèo, hộ nghèo.
Bảng 4.22 Tình hình công tác kiểm tra, giám sát các CTGN
Chương trình Số đợt kiểm tra, giám sát
2011 2012 2013
Chương trình 30ª 2 3 2
Chương trình MTQGGN — 1 1
Chương trình 135 gđ II 1 1 1
Giai đoạn đầu 2009 – 2010 chưa có đợt kiểm toán nào của cấp tỉnh, huyện đối với các chương trình giảm nghèo đang thực hiện trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, cuối năm 2010 HĐND huyện đã có kế hoạch và tổ chức giám sát việc thực hiện Chương trình 30a tại 5 xã là Ái Thượng, Tân Lập, Lũng Cao, Thiết Kế và Lương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90 Nội. Qua báo cáo giám sát của HĐND huyện thì tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đã giảm tuy nhiên kết quả giảm nghèo vẫn chưa vững chắc, một bộ phận có nguy cơ tái nghèo cao. Các công trình xây dựng cơ bản đã phát huy được hiệu quả, nhưng vẫn phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để tránh thất thoát trong lĩnh vực này.
Từ năm 2011 – 2013 huyện Bá Thước đều thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hàng năm. Đối với Chương trình 30a, huyện tổ chức 2 đợt kiểm tra mỗi năm, còn Chương trình MTQGGN và Chương trình 135 gđ II chỉ triển khai được 1 đợt kiểm tra. Riêng đối với Chương trình 30a năm 2012 có 3 đợt kiểm tra vì có 1 đợt của Ban kiểm toán TW. Quá trình kiểm tra, giám sát của huyện đã phát hiện một số sai phạm sau:
- Năm 2011, huyện chi quy hoạch nông thôn mới sai chế độ 224,4 triệu đồng. - Tỉnh phân bổ cho huyện sai mục đích 202 triệu đồng do xác định thừa 1 xã, thị trấn không phải là xã thuộc Chương trình 135.
- Đối với việc phân bổ nguồn vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng: Các đơn vị thiết kế khi lập dự án đầu tư không đưa ra nhiều phương án thiết kế khác nhau để so sánh tính kinh tế, kỹ thuật trên cơ sở đó lựa chọn phương án tối ưu. Công tác điều tra, khảo sát bước đầu lập dự án đầu tư chưa kỹ lưỡng nên khi xác định quy mô đầu tư chưa phù hợp nên quá trình thực hiện phải điều chỉnh quy mô đầu tư của 2 dự án làm tổng mức đầu tư tăng thêm 42,458 triệu đồng, đó là 2 dự án: đường giao thông từ Lũng Niêm đi Thành Sơn và dự án đường giao thông từ thôn Mười đi thôn Muốn xã Điền Quang.
Năm 2012 đã có một đợt kiểm toán của Trung ương về việc thực hiện Chương trình 30a, Chương trình 167 trên địa bàn huyện Bá Thước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Kết quả của đợt kiểm toán như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91
Bảng 4.23 Kết quả kiểm toán việc thực hiện Chương trình 30a, Chương trình 167 trên địa bàn huyện Bá Thước
Ưu điểm Hạn chế
- Huyện Bá Thước đã thực hiện tương đối tốt các chương trình giảm nghèo,
- Các chương trình đang dần tạo sự chuyển biến tích cực vềđời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã nghèo.
- Ban chỉ đạo chưa ban hành quy chế giám sát. Báo cáo hàng năm còn chung chung, chưa đánh giá mức độ hoàn thành so với các mục tiêu của chương trình và so với đề án đã đề ra.
- Chưa hướng dẫn lập dự toán cụ thể cho các đơn vị, việc sử dụng kinh phí của các chương trình còn sai mục đích.
- Phân bổ nguồn vốn của một số chương trình không đúng tiến độ.
- Huyện chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát.
Nguồn: Đoàn kiểm toán chương trình 30a của TW tại Thanh Hóa, 2012
Cụ thể:
- Kinh phí đề nghị quyết toán giảm 224,4 triệu đồng do chi quy hoạch nông thôn mới sai chế độ, trong đó:
+ Sai diện tích tự nhiên và sai đơn giá quy định tại Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNN về việc ban hành giá quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn, số tiền 211,6 triệu đồng (xã Điền Quang 71,2 triệu đồng; xã Ái Thượng 64,7 triệu đồng; xã Văn Nho 33,8 triệu đồng; xã Lương Ngoại 41,9 triệu đồng).
+ Nghiệm thu thanh toán cho nhà thầu cả phần chi phí quản lý dự án (chi phí này thuộc bên A), số tiền 12,8 triệu đồng (xã Ái Thượng).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92 - Kinh phí nộp giảm tăng 426,4 triệu đồng gồm:
+ Thu hồi 224,4trđ nêu trên.
+ Thu hồi 202trđ kinh phí cấp cho thị trấn Cành Nàng (không phải xã ngoài chương trình 135).
- Kinh phí chưa sử dụng chuyển năm sau giảm 202trđ, do thu hồi kinh phí tỉnh phân bổ sai đối tượng.
Sau đợt kiểm toán của Trung ương năm 2011, giai đoạn 2012 – 2013 huyện Bá Thước tiếp tục triển khai các chương trình giảm nghèo của huyện, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá ở cấp huyện, xã và khắc phục những nhược điểm mà đoàn kiểm toán đã chỉ ra để công tác quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của Chính phủ ở cấp huyện ngày càng tốt hơn.
Đối với công tác thông tin báo cáo cho các chương trình giảm nghèo của Chính phủ trên địa bàn huyện Bá Thước
UBND huyện Bá Thước chỉ đạo các cơ quan có liên quan và UBND xã có trách nhiệm phối hợp với Kho bạc nhà nước tổ chức theo dõi tình hình cấp phát thanh toán kinh phí thực hiện các dự án, nhiệm vụ, chế độ, chính sách quy định của Luật NSNN; hàng tháng UBND xã báo cáo UBND huyện để báo cáo Sở, ban ngành có liên quan về kết quả thực hiện Chương trình tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Định kỳ hàng tháng, quý, năm UBND tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện gửi Cơ quan thường trực Chương trình ở trung ương (Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội), Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Việc triển khai thực hiện các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện bước đầu đã thu được những kết quả tích cực, đáng phấn khởi. Tỷ lệ thực hiện của tất cả các chính sách đều trên 60% (bảng 4.5) nhiều chính sách đã đạt 100% tỷ lệ thực hiện. Đời sống của hộ được cải thiện, thu nhập của hộ tăng lên. Có được kết quả đó là do huyện đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các chủ trương lớn này, từ đó ngay từ khi mới ban hành chương trình và triển khai của Chính phủ, Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện đã quán triệt đầy đủ, chỉ đạo sát sao và theo dõi thường xuyên liên tục trong suốt quá trình thực hiện triển khai các chương trình. Cùng với đó, các phòng, ngành thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93 của UBND huyện, bố trí cán bộ, tổ chức lực lượng khẩn trương nghiên cứu, hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định phê duyệt Đề án theo qui định và triển khai kịp thời các nguồn vốn, văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh sau khi Đề án được duyệt. Các xã tích cực, chủ động quán triệt, chỉ đạo triển khai tổ chức xây dựng Đề án theo chỉ đạo của Tỉnh và Huyện. Đã tổ chức, triển khai thực hiện kịp thời các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng và thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nhân dân và hộ nghèo theo qui định như: Hỗ trợ làm nhà ở cho người nghèo, rà soát xác định đối tượng để trợ cấp lương thực; hỗ trợ sản xuất như: khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng mía, trồng sắn, nâng cao chất lượng đàn bò, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi...
Nhờ việc tổ chức triển khai các chính sách mà tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống, từ 55,20% năm 2008 xuống còn 29% năm 2013. Bên cạnh các xã có tỷ lệ hộ nghèo giảm cao như xã Ban Công, Thành Lâm… vẫn còn những xã tỷ lệ hộ nghèo không những không giảm xuống mà còn còn tăng lên như xã Cổ Lũng, Điền Hạ, Hạ Trung… Điều này cho thấy hạn chế của chính sách thuộc các chương trình, có chính sách đã phát huy được ưu điểm nhưng cũng có chính sách chưa phù hợp nên kết quả thu được ngược lại với mục tiêu đặt ra. Từ kết quả điều tra thu được có 95/183 người (bằng 51,91%) được biết về Chương trình 30a; 103/183 người (bằng 56,28%) được biết về Chương tình 135; 47/183 người (bằng 25,68%) được hỏi ý kiến đóng góp cho các chương trình dự án nên dẫn đến tình trạng không phù hợp của các chính sách.