Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của chính phủ trên địa bàn huyện bá thước tỉnh thanh hóa (Trang 51)

3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Các thông tin, số liệu đã được công bố sẽ là cơ sở quan trọng giúp cho người nghiên cứu tạo dựng được cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và khái quát được tình hình kinh tế xã hội của các xã nghiên cứu điểm và huyện Bá Thước. Số liệu thứ cấp được thu thập ở giáo trình, bài giảng, các báo cáo, các công trình nghiên cứu đã công bố của các cá nhân, tổ chức có liên quan.

Đồng thời tìm hiểu tác động của các chính sách xóa đói giảm nghèo được triển khai qua các trang web, sách báo để thấy được tác động của chính sách này. Các thông tin, số liệu đã được công bố bao gồm:

Bảng 3.7 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin Tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, thông tin về tình hình xóa đói giảm nghèo, tình hình quản lý tài chính công cho giảm nghèo trên Thế giới và Việt Nam.

- Các giáo trình và bài giảng: Kinh tế phát triển, Chính sách phát triển, Chính sách nông nghiệp, Tài chính công…

- Các bài báo, bài viết từ tạp chí, từ internet có liên quan tới đề tài. - Các luận văn liên quan đến đề tài. - Thư viện Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính. - Thư viện, internet - Thư viện, internet Số liệu về tình hình chung

của huyện Bá Thước và tình hình quản lý tài chính cho các chương trình giảm nghèo của Chính phủ trên địa bàn huyện.

- Báo cáo kết quả KT – XH qua các năm, tình hình phát triển của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại – dịch vụ của huyện. Các báo cáo về các chương trình, dự án đầu tư, báo cáo về thu – chi ngân sách của huyện qua các năm.

- Niên giám thống kê

- UBND huyện, phòng công thương, phòng lao động, thương binh và xã hội, phòng địa chính. - Phòng thống kê - UBND huyện, phòng kế hoạch và đầu tư, ban quản lý dự án, phòng tài chính, phòng thống kê

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố theo trình tự sau:

1) Liệt kê các số liệu, thông tin cần thiết có thể thu thập được, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.

2) Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. 3) Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

4) Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua khảo sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu nhờ phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp. Đề tài tiến hành điều tra các lãnh đạo cấp huyện, xã và hộ gia đình trong đó:

- Cấp huyện là 10 người bao gồm: Chủ tịch huyện, Phó chủ tịch huyện phụ trách bên kinh tế, trưởng phòng của 8 phòng ban chuyên môn của huyện gồm phòng Tài chính – kế hoạch, phòng Lao động – Thương binh – Xã hội, phòng Công thương, phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên môi trường, phòng Nội vụ, phòng Tư pháp, phòng Giáo dục và đào tạo. Đề tài lựa chọn các đối tượng này vì đây là chủ thể trực tiếp tham gia vào bộ máy quản lý tài chính cho các chương trình giảm nghèo của huyện Bá Thước, là những người am hiểu về công tác quản lý tài chính và tham gia vào quá trình lãnh đạo, quản lý.

- Cấp xã là 23 người gồm chủ tịch xã và kế toán xã của các xã đang được thụ hưởng các chương trình giảm nghèo của Chính phủ. Lựa chọn các đối tượng này vì đây là những chủ thể tham gia vào công tác quản lý tài chính cho các chương trình giảm nghèo của Chính phủ nên có thể cung cấp thông tin, đưa ra những đánh giá chuẩn xác nhất về thực trạng, kết quả, nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính cho các chương trình giảm nghèo của Chính phủ.

- Hộ gia đình là 100 hộ thuộc các xã nghèo. Hộ gia đình được phỏng vấn là bất kỳ trong đó có cả hộ nghèo, hộ trung bình và hộ khá. Tiêu chí để phân loại hộ mà địa phương sử dụng chính là phương pháp mà Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội áp dụng theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Lựa chọn điều tra các hộ gia đình vì đây là đối tượng trực tiếp được thụ hưởng các chính sách thuộc chương trình giảm nghèo của Chính phủ triển khai trên địa bàn huyện. Phản ánh của hộ gia đình giúp đề tài đưa ra được đánh giá đúng về kết quả, hiệu quả của các chương trình giảm nghèo, đồng thời xác định được những tồn tại, vướng mắc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44

Bảng 3.8 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Đối

tượng

Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp

thu thập Cấp huyện 10 người (cán bộ lãnh đạo huyện và các trưởng ban ngành) Những đánh giá về việc tổ chức thực hiện (lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát đánh giá…) và đề xuất giải pháp cho công tác quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của Chính phủ ở huyện Bá Thước. - Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. - Phương pháp hội nghị, hội thảo. Cấp xã 23 người Nhận định về những mặt mạnh, mặt yếu của địa phương; đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện quản lý tài chính và đề xuất giải pháp quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của Chính phủ ở cấp xã. - Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. - Phương pháp hội nghị, hội thảo

Hộ 100 hộ

Các chương trình, chính sách giảm nghèo mà hộ được thụ hưởng; kết quả thực hiện, khó khăn, nguyện vọng của hộ cho việc quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của Chính phủ

- Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. - Tổ chức thảo luận nhóm

Huyện Bá Thước có 22 xã và 1 thị trấn. Theo tính chất tự nhiên – kinh tế – xã hội được chia thành 5 khu vực. Để chọn điểm nghiên cứu mang tính đại diện và gắn với mục tiêu của đề tài, tôi chọn các mẫu là đại diện cho 5 khu vực kinh tế - xã hội trên. Vì vậy, tôi tiến hành chọn điểm nghiên cứu tại các xã đại diện bao gồm: Ái Thượng, Lũng Cao, Ban Công, Lương Nội, Điền Hạ và Kỳ Tân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45

Phương pháp thu thập

Tôi tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm điều tra các đối tượng là hộ nông dân và cán bộ lãnh đạo cấp xã, cấp huyện về các chương trình, dự án giảm nghèo của Chính phủ và công tác quản lý tài chính cho các chương trình đó. Điều tra phỏng vấn sâu các hộ nông dân thuộc diện nghèo, có chú ý tới các hộ rất nghèo của xã và phỏng vấn cán bộ lãnh đạo (chủ tịch xã hoặc những cán bộ lãnh đạo có liên quan), những người có chuyên môn của các cơ quan ban ngành, quản lý phụ trách và am hiểu về lĩnh vực tài chính và giảm nghèo. Phương pháp quan sát nhằm đối chiếu, so sánh tính trung thực của các thông tin đã điều tra. Điều tra phỏng vấn không chính thức nhằm thu thập thêm thông tin về cách nhìn nhận của người dân về hiệu quả của các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo của Chính phủ.

Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp chuyên gia chuyên khảo:

Nghiên cứu dựa trên sự chọn lọc những ý kiến đánh giá của những người đại diện trong từng lĩnh vực như sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu... từ đó có nhận xét chung để đánh giá, nghiên cứu đề tài.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của chính phủ trên địa bàn huyện bá thước tỉnh thanh hóa (Trang 51)