phủ ở huyện Bá Thước
Bá Thước là một trong bảy huyện nghèo nhất của tỉnh Thanh Hóa (theo Nghị quyết 30a/NQ-CP/2008) được Trung ương và tỉnh đặc biệt quan tâm, tập trung đầu tư. Một số chương trình giảm nghèo của chính phủ mà huyện Bá Thước đang triển khai thực hiện có thông qua ngân sách huyện gồm: Chương trình 30a, Chương trình xây dựng nông thôn mới…
Bảng 4.1 Các chương trình giảm nghèo của Chính phủ trên địa bàn huyện Bá Thước STT Chương trình Năm bắt đầu Năm kết thúc
1 Chương trình 30a 2008 2020
2 Chương trình xây dựng nông thôn mới 2010 2020
3 Chương trình 135 giai đoạn II 2006 2010
4 Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học 2002 2020
5 Chương trình 147 2009 2015
6 Chương trình MTQGGN bền vững 2012 2015
Việc quản lý các chương trình giảm nghèo được tổ chức thực hiện theo nguyên tắc liên ngành, cơ cấu tổ chức phối hợp điều hành được thiết kế nhằm làm rõ quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có liên quan đến các chương trình, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập và xử lý thông tin, ra quyết định trong phạm vi đa ngành dựa trên cơ cấu tổ chức hiện có của huyện. Sự phối hợp chiều ngang của các Phòng và các ban ngành sẽ thông qua Ban chỉ đạo Chương trình giảm nghèo từ huyện đến cơ sở. Sự phối hợp chiều dọc sẽ thông qua hệ thống tổng hợp báo cáo và dân chủ hoá có hiệu quả trong việc ra quyết định dưới sự chỉ đạo của Đảng Uỷ và UBND các cấp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49
Hình 4.1 Sơ đồ phối hợp giữa các cấp trong việc quản lý thực hiện các chương trình giảm nghèo ở huyện Bá Thước
Phân công trách nhiệm ở huyện Bá Thước giữa các cơ quan quản lý cấp huyện thực hiện các chương trình giảm nghèo:
- UBND huyện:
+ Chỉ đạo, phối hợp và thống nhất hoạt động xoá đói giảm nghèo trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện, xã.
+ Hoạch định, phối hợp, quản lý, thực hiện và giám sát hoạt động xoá đói giảm nghèo theo Nghị quyết, Quyết định.
+ Huy động nguồn lực của địa phương, đánh giá kết quả của chương trình.
- Phòng Lao động thương binh và xã hội: Là cơ quan thường trực của Chương trình giảm nghèo. Trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chính
UBND huyện Bá Thước
Phòng Lao động –Thương binh – xã hội Phòng Tài chính – Kế hoạch UBND xã Thôn, bản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 sách xuất khẩu lao động, dạy nghề cho lao động nông thôn. Hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện kế hoạch xoá đói giảm nghèo ở cấp xã.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất, chính sách phát triển sản xuất.
- Phòng Giáo dục và đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động thương binh và xã hội xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề nâng cao dân trí.
- Phòng Nội vụ: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ luân chuyển, tăng cường cho xã và tri thức trẻ về xã. Chủ trì thực hiện dự án đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ xã, thôn, bản.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tổng hợp kế hoạch tài chính thực hiện chương trình của cả huyện, tham mưu cho UBND huyện cân đối, phân bổ nguồn ngân sách thực hiện các chương trình, trực tiếp thẩm định các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Phối hợp với các ngành có liên quan để tìm kiếm nguồn vốn giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân; đồng thời hướng dẫn các ngành, các địa phương trong việc lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo.
- Phòng Công thương: Tổ chức xây dựng và thực hiện việc phát triển hệ thống thương mại và dịch vụ (kể cả chợ xã và cụm xã) đến trung tâm xã hoặc cụm xã nhằm cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết và vật tư sản xuất cho đồng bào các dân tộc vùng cao, đồng thời thu mua các sản phẩm nông, lâm nghiệp do nhân dân làm ra.
- Ngân hàng chính sách xã hội: Trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức các dự án tín dụng cho người nghèo vay vốn.
- Các tổ chức xã hội/chính trị xã hội: Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Huyện đoàn thanh niên và Hội cựu chiến binh phối hợp với các Phòng chuyên môn thuộc UBND huyện tổ chức hoạt động xoá đói giảm nghèo liên quan đến đối tượng mà mình quản lý.
Bên cạnh đó, UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện thực hiện các chương trình giảm nghèo của huyện do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban chỉ đạo, Phó Chủ tịch UBND huyện làm phó Ban, lãnh đạo của 8 phòng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 chuyên môn thuộc UBND huyện là thành viên. Chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo như sau:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện đề án hàng năm, tổng hợp nhu cầu kinh phí từ xã lên, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trình chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch đề án hàng năm của cấp xã.
- Bố trí, tăng cường cán bộ cấp huyện về đảm nhận các chức vụ chủ chốt tại xã. Thành lập các tổ công tác của huyện để hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các xã trong việc thực hiện các chương trình.
- Phối hợp với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp thực hiện Chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững có hiệu quả.
- Chỉ đạo UBND các xã triển khai thực hiện các chương trình.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, thực hiện các hương trình. Hàng tháng tổng hợp tình hình và báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo tỉnh; 03 tháng tổ chức giao ban, hàng năm sơ kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình.
Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ đề UBND huyện thành lập 4 tiểu ban chỉ đạo cụ thể như sau:
1. Tiểu ban chỉ đạo các dự án về quy hoạch, kế hoạch, hạ tầng kỹ thuật xây dựng đồng chí Chủ tịch UBND huyện trực tiếp làm Trưởng tiểu ban, đồng chí Trưởng phòng Công thương làm phó tiểu ban thường trực và phòng Công thương là cơ quan thường trực, giúp việc cho tiểu ban chỉ đạo.
2. Tiểu ban chỉ đạo các dự án phát triển sản xuất, nông lâm, ngư nghiệp, thương mại do đồng chí phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách mảng kinh tế làm Trưởng tiểu ban, đồng chí Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm phó tiểu ban thường trực và Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan thường trực, giúp việc cho tiểu ban chỉ đạo.
3. Tiểu ban chỉ đạo các dự án văn hóa, giáo dục, y tế, đào tạo nghề do đồng chí phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách mảng văn hoá - xã hội làm Trưởng tiểu ban, đồng chí Trưởng phòng Lao động thương binh và xã hội làm phó tiểu ban thường trực và phòng Lao động thương binh và xã hội là cơ quan thường trực, giúp việc cho tiểu ban chỉ đạo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 4. Tiểu ban: Nâng cao năng lực và công tác cán bộ, do Trưởng Ban Tổ chức huyện ủy làm Trưởng Tiểu ban
Ngoài Ban chỉ đạo chung toàn huyện và 4 tiểu ban chỉ đạo UBND huyện Bá Thước còn thành lập 2 Ban quản lý dự án là: Ban quản lý các công trình giao thông - xây dựng dân dụng - điện huyện Bá Thước và Ban quản lý các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nông, lâm, ngư nghiệp huyện Bá Thước giúp cho UBND huyện quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Đối với bộ máy quản lý tài chính ở cấp xã có sự tham gia của Chủ tịch xã, phó chủ tịch UBND xã, cán bộ kế toán ngân sách xã, cán bộ địa chính xây dựng cơ bản, cán bộ phụ trách công tác dân tộc, cán bộ khuyến nông xã... Cấp xã tham gia xây dựng kế hoạch và lập dự toán ngân sách hàng năm, quản lý tài chính và thanh quyết toán các dự án, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản... đồng thời còn giám sát cộng đồng về các chương trình, dự án và các chính sách dân tộc. Tất cả các xã thuộc huyện nghèo (không bao gồm các xã thuộc huyện nghèo do địa phương quyết định đầu tư từ ngân sách địa phương) đều được hưởng các chính sách do Nhà nước quy định và thực hiện các cơ chế quản lý tài chính như đối với xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn II của huyện nghèo. Tham gia bộ máy quản lý ở cấp thôn bản gồm: Bí thư chi bộ; trưởng thôn, bản; Ban công tác mặt trận, Chi hội trưởng hội nông dân, phụ nữ cựu chiến binh; Bí thư chi đoàn thanh niên và cán bộ khuyến nông viên thôn, bản...
Mặc dù cơ cấu tổ chức quản lý được xây dựng từ cấp huyện cho đến cấp thôn, bản; tuy nhiên, vẫn xảy ra tình trạng thiếu cán bộ ở bộ phận thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo các cấp do chưa được giao thêm biên chế. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện vẫn phải đảm nhiệm, công việc tăng thêm nhiều nhưng không được thêm người nên gặp rất nhiều khó khăn. Lực lượng cán bộ khuyến nông viên rất hạn chế. Công việc giống như “làm dâu thiên hạ”, kéo dài trong nhiều năm (đến năm 2020) và cái gì cũng đến tay, trong khi phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm quá ít ỏi, không đủ chi phí xăng xe đi lại nên phần nào làm giảm nhiệt huyết đối với cán bộ công chức. Do trình độ và năng lực của đội
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 ngũ cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo còn hạn chế, số lượng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo còn thiếu. Cho nên hạn chế việc tiếp thu những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xoá đói giảm nghèo, dẫn đến thiếu uyển chuyển trong phối hợp giữa các cơ quan chức năng.