Quản lý tài chính đối với các CTGN của Chính phủ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của chính phủ trên địa bàn huyện bá thước tỉnh thanh hóa (Trang 31)

2.2.3.1 Bài học kinh nghiệm từ huyện Sơn Động – Bắc Giang

Sơn Động là huyện vùng cao có trên 7,3 vạn người, gồm 12 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số như Dao, Tày, Nùng, Sán Trí, Cao Lan... chiếm 47,2% dân số. Toàn huyện có 21 xã và 2 thị trấn; trong đó, có 17/23 xã đặc biệt khó khăn, còn 1 xã chưa có điện lưới quốc gia. Mặc dù là huyện miền núi có tiềm năng phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp nhưng do địa hình của Sơn Động nhiều đồi núi cao, giao thông cách trở bởi nhiều sông suối nên huyện gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống cho người dân.

Với quan điểm chỉ đạo, phát triển kinh tế - xã hội của huyện phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh, gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hoá, xã hội, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo nhanh và bền vững; tăng cường ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, huyện đã triển khai đề án 30a theo những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn: 2010, 2015 và 2020 với quyết tâm làm đến đâu chắc đến đó, thường xuyên rút kinh nghiệm để triển khai theo đúng lộ trình của Chính phủ đặt ra. Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, Sơn Động đã có những kết quả khả quan theo đúng mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, cho thấy hiệu quả của một chủ trương rất đúng hướng của Chính Phủ dành cho 62 huyện nghèo trong cả nước, trong đó có Huyện Sơn Động. Đề án được thực hiện đã đáp ứng tâm tư nguyện vọng của người dân, góp phần to lớn làm cho bộ mặt của huyện đổi thay nhanh chóng.

Từ số tiền đầu tư 227.037 tỷ đồng, 5 năm qua Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Sơn Động đã chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ hỗ trợ tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, cho vay, hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ làm nhà ở đối với các hộ nghèo. Đặc biệt, chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo được triển khai khá tích cực, tạo sự đồng thuận, phấn khởi và tin tưởng của người dân với Đảng, chính quyền. Trong thời gian qua, đã có 1.038 hộ nghèo của huyện được hỗ trợ 11,4 tỷ đồng xoá nhà tạm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong sản xuất nông nghiệp, người dân đã đầu tư vốn, giống, phân bón và áp dụng khoa học, kỹ thuật giúp cho sản lượng lương thực cây có hạt sau 5 năm đã tăng 50% (năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 2008 đạt 18.239 tấn, năm 2013 đạt 27.603 tấn). Một số mô hình kinh tế mới như mô hình chăn nuôi lợn rừng ở Tuấn Đạo, Thỏ thương phẩm, Hươu Sao ở Quế Sơn, Tắc kè ở Long Sơn xuất hiện đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình trồng cây Chè Bát Tiên ở Thị trấn Thanh Sơn, trồng cây Ba Kích ở Tuấn Đạo, Bồng Am đã góp phần xoá đói, giảm nghèo nhanh và bền vững… Tính hết năm 2013, toàn huyện đã thực hiện giao 9.676 ha đất rừng, đất lâm nghiệp; trồng được 20.668.122 ha rừng tập trung và trồng 422.694 cây phân tán với tổng kinh phí giải ngân 17,2 tỷ đồng.

Đối với nguồn vốn được Chính phủ hỗ trợ đầu tư thực hiện chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a, Ủy ban nhân dân huyện đã phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng 57 công trình thiết yếu và 36 km đường giao thông; trong đó, 13 công trình ngầm, hồ, đập, kè, 2 công trình điện, 5 thiết chế văn hóa, 4 công trình y tế, 4 công trình giáo dục, 15 công trình thủy lợi, 1 dạy nghề và 10 công trình duy tu bảo dưỡng với tổng số vốn đầu tư 161,8 tỷ đồng. Các công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả giúp nhân dân phát triển sản xuất và ổn định đời sống.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a, điều kiện sản xuất của nhân dân trong huyện đã được cải thiện, trình độ dân trí nâng cao, kết cấu hạ tầng được thay đổi, giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo cũ từ 60,47% năm 2006 xuống còn 53,34% vào cuối năm 2010 (giảm 7,13%). Năm 2011 tính theo chuẩn nghèo mới, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện là 45,8%, giảm xuống còn 37,01% cuối năm 2013 (giảm 8,79%). Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 13.163.000 đồng/năm, 100% người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Như vậy, với những chính sách đúng đắn, thiết thực; việc tập trung chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo cùng với nỗ lực của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, các nhà tài trợ và nhân dân các dân tộc huyện Sơn Động, Nghị quyết 30a của Chính phủ đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.

2.2.3.2 Bài học kinh nghiệm của huyện Đam Rông – Lâm Đồng

Đam Rông là một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lâm Đồng với diện tích tự nhiên gần 90 ngàn ha, trong đó đất nông nghiệp chỉ chiếm gần 15% còn lại là diện tích đất lâm nghiệp. Dân số gần 9.000 hộ với 39.000 nhân khẩu, có hơn 71% là đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên. Những năm đầu mới thành lập huyện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 (2004), đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao chiếm tới 73%, cơ sở vật chất hạ tầng còn nhiều thiếu thốn. Xác định được khó khăn đó, huyện Đam Rông đã tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tập trung mọi nguồn lực cho giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Lồng ghép các nguồn vốn để có những công trình “ra tấm ra món”.

Nguồn vốn 30a và 167 đã hỗ trợ giúp huyện Đam Rông làm xong và đưa vào sử dụng toàn bộ 528 ngôi nhà cho hộ nghèo, đồng thời giao khoán rừng, giao đất và tổ chức cho nhân dân trồng rừng trên toàn bộ diện tích hiện có. Bên cạnh đó đã phục hóa và đưa vào sản xuất 100 ha ruộng lúa nước cho 402 hộ nghèo bằng nguồn vốn 30a. Cũng bằng nguồn vốn này, huyện cũng đã triển khai làm chuồng trại gia súc; lập các mô hình sản xuất; tổ chức các lớp tập huấn; đào tạo nghề cho nhân dân. Đến nay đã lập xong quy hoạch sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và bố trí dân cư cho các xã giai đoạn 2009 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Ngoài ra đang triển khai một số công trình giao thông, thủy lợi, trung tâm dạy nghề của huyện và nhiều hạng mục khác.

Cách làm của huyện là lồng ghép tất cả các nguồn lực gắn với nguồn hỗ trợ từ Nghị quyết 30a, lồng ghép đầu tư tạo thành tổ hợp các công trình cần thiết trên một vùng để giải quyết khó khăn của vùng đó, cũng là để sớm có một công trình đồng bộ. Tương tự, đối với hộ gia đình huyện cũng thực hiện lồng ghép các nguồn lực sẵn có và các chương trình hỗ trợ để vừa giúp các địa phương sớm vượt qua khó khăn trước mắt, vừa tạo nền móng cho người dân có thu nhập ổn định lâu dài. Trong xây dựng cơ bản, Đam Rông ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như đường vào khu sản xuất, công trình thủy lợi, vì các công trình này phục vụ cho sự phát triển chung cả trước mắt cũng như lâu dài. Bên cạnh đó, huyện thực hiện chủ trương phân cấp, giao cho các xã làm chủ đầu tư một số công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn xã, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực ủng hộ để việc giải phóng mặt bằng cho xây dựng các công trình được thuận lợi.

Về hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, huyện Đam Rông luôn quan tâm thường xuyên, sâu sát đến việc giúp hộ nghèo để họ sớm thoát nghèo và tiếp tục theo dõi giúp đỡ 2 năm tiếp theo để họ không tái nghèo. Căn cứ và điều kiện và khả năng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 hiện có của hộ nghèo, huyện giúp họ cùng tham gia xây dựng kế hoạch lồng ghép thành mô hình kinh tế hộ, có thể là mô hình VC, VAC, VCR… từ đó sẽ có lộ trình hỗ trợ đầu tư phù hợp, xác định được kết quả giai đoạn trước mắt và kết quả giai đoạn sau. Như vây, hỗ trợ đầu tư sẽ phù hợp với khả năng tiếp nhận của hộ nghèo, đồng thời quản lý đầu tư đúng đối tượng và đó là cơ sở để đánh giá hiệu quả đầu tư dự án. Từ bài học rút ra sau một năm thực hiện Nghị quyết 30a, huyện Đam Rông mạnh dạn đề nghị Chính phủ tăng vốn đầu tư cho các huyện 30a. Năm 2009, huyện đã thực hiện một số hạng mục hỗ trợ trực tiếp cho dân từ nguồn vốn 30a như trồng rừng, giao khoán bảo vệ rừng, phục hóa đồng ruộng… vừa vận động vừa hướng dẫn các hộ dân thực hiện nhưng không có kinh nghiệm quản lý. Đề nghị cho phép huyện đưa quản lý phí gắn vào các dự án, hạng mục thuộc nguồn vốn 30a để hỗ trợ các đơn vị, địa phương có kinh phí triển khai thực hiện. Để tạo điều kiện cho các hộ mới thoát nghèo không tái nghèo, đề nghị Trung ương hỗ trợ từ nguồn vốn 30a cho các hộ này trong 2 năm kể từ ngày công bố thoát nghèo.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của chính phủ trên địa bàn huyện bá thước tỉnh thanh hóa (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)