Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của chính phủ trên địa bàn huyện bá thước tỉnh thanh hóa (Trang 50)

Huyện Bá Thước có 23 đơn vị hành chính chính cấp xã (22 xã, 1 thị trấn) được chia thành 225 thôn, chòm, bản có các điều kiện kinh tế xã hội khác nhau và được chia làm 5 khu vực đó là: khu Long Vân, khu Quý Lương, khu Hồ Điền, khu Quốc Thành, khu Văn Thiết.

Tôi chọn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa làm địa bàn nghiên cứu vì những lý do cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Bá Thước là một trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước. Nguồn

vốn ngân sách đầu tư cho các chương trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ là một trong những vấn đề ưu tiên trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Thứ hai: Bá Thước là một huyện miền núi nghèo, kinh tế chủ yếu dựa vào

nông nghiệp và lâm nghiệp nhưng chưa phát triển do hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu và gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn đầu tư từ Chính phủ và các chương trình, dự án.

Thứ ba: Các vấn đề quản lý tài chính công cho xóa đói giảm đã được Nhà nước, các cấp chính quyền quan tâm. Từ sau đổi mới đến nay, huyện Bá Thước đã nhận được nguồn vốn đầu tư từ rất nhiều chương trình, dự án của như chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chương trình 135, nhất là Nghị quyết 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững ở 62 huyện nghèo… nhưng vấn đề quản lý nguồn vốn được đầu tư còn rất nhiều bất cập. Hiện nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu các vấn đề quản lý tài chính cho các chương trình giảm nghèo của chính phủ ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 huyện nghèo nói chung và huyện Bá Thước nói riêng. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của tôi đã lựa chọn là rất cần thiết, có ý nghĩa thực tế và khả thi.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của chính phủ trên địa bàn huyện bá thước tỉnh thanh hóa (Trang 50)