huyện Bá Thước
Hình 4.2 Các bước quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của Chính phủ ở huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa
Bước 1: Lập kế hoạch tài chính
UBND huyện Bá Thước lập kế hoạch tài chính gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Sở Lao động – Thương binh – Xã hội. Kế hoạch tài chính của UBND huyện được tập hợp từ các dự toán kinh phí của các phòng ban liên quan
Bước 2: Quản lý, cấp phát và phân bổ các nguồn vốn theo kế hoạch
UBND tỉnh phân bổ trực tiếp cho các công trình, dự án do UBND huyện làm chủ đầu tư. UBND huyện tiến hành phân bổ theo kế hoạch tài chính được duyệt. Các công trình huyện làm chủ đầu tư được giao cho các ban quản lý và mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thanh Hóa.
Bước 3: Quyết toán nguồn vốn
Ban quản lý dự án báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo năm với phòng Tài chính – Kế hoạch, sau đó phòng Tài chính – Kế hoạch tổng hợp chung với các nguồn vốn khác báo cáo quyết toàn với Sở tài chính. UBND huyện quyết toàn nguồn vốn sự nghiệp từ báo cáo của UBND các xã và tổng hợp chung vào ngân sách hàng năm mà không lập báo cáo quyết toán riêng cho từng chương trình.
Bước 4: Kiểm tra, giám sát, kiểm toán
Hội đồng nhân dân huyện Bá Thước lên kế hoạch kiểm tra, kiểm toán và tổ chức giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 Việc lập, phân bổ, giao dự toán kinh phí Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn. Hàng năm, UBND huyện Bá Thước căn cứ vào kế hoạch, mục tiêu của công tác giảm nghèo của địa phương đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt để lập dự toán ngân sách chi tiết theo từng dự án, nhiệm vụ, chế độ, chính sách cùng với dự toán ngân sách huyện gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan để tổng hợp cùng với dự toán ngân sách tỉnh trong đó xác định rõ các nguồn vốn thực hiện: NSNN (Phân rõ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương), vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng, vốn huy động đóng góp của các doanh nghiệp, dân cư và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định. Trong từng nguồn vốn nêu trên phải tách rõ vốn đầu tư, vốn sự nghiệp.
Dự toán ngân sách và các nguồn tài chính để thực hiện các dự án, nhiệm vụ, chế độ, chính sách giảm nghèo được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch hàng năm, đảm bảo tình khả thi; báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá xem xét gửi Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ liên quan để tổng hợp trình Chính phủ, Quốc hội quyết định.
Dự toán ngân sách để thực hiện các chương trình giảm nghèo của huyện được Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổng hợp từ dự toán kinh phí thực hiện các hợp phần do các Phòng chuyên môn và các Ban quản lý dự án lập. Cụ thể như sau:
i. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất, kinh phí thực hiện hỗ trợ một lần giống cây trồng, vật nuôi và phân bón, kinh phí hỗ trợ hoạt động khuyến nông, khuyến ngư và quy hoạch nông thôn mới.
ii. Phòng Lao động thương binh và xã hội lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách xuất khẩu lao động, Chương trình mục tiêu về giảm nghèo, Chương trình mục tiêu dạy nghề cho lao động nông thôn.
iii. Phòng Công thương lập dự toán kinh phí hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Còn phòng Nội vụ lập dự toán kinh phí đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ xã, thôn và cộng đồng.
iv. Văn phòng HĐND & UBND huyện lập dự toán kinh phí cho công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát, tổ chức họp triển khai, sơ kết, tổng kết và dự hội nghị tập huấn của tỉnh và trung ương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 v. Ban quản lý công trình giao thông - xây dựng dân dụng - điện và Ban quản lý các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp huyện Bá Thước lập kế hoạch vốn cho các dự án đầu tư.
Dự toán ngân sách được cấp xã lập vào tháng 8 của năm trước năm kế hoạch gửi cho cấp huyện để tổng hợp. Tháng 10, huyện tổng hợp báo cáo dự toán gửi tỉnh Thanh Hóa. Ngoài gửi Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, UBND huyện còn gửi cho các Tập đoàn kinh tế, các Doanh nghiệp được Chính phủ giao giúp đỡ huyện Bá Thước. Trong dự toán ngân sách hàng năm phải thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán dự toán (đối tượng, khối lượng, kinh phí, nguồn vốn) của từng dự án, nhiệm vụ, chế độ, chính sách.
Đối với vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ cho các dự án giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế: Căn cứ tổng mức vốn được giao và tiến độ thực hiện các dự án, UBND tỉnh đăng ký nhu cầu về mức vốn trái phiếu Chính phủ hàng năm của từng dự án, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ liên quan để tổng hợp, làm căn cứ huy động và bố trí vốn trái phiếu Chính phủ. Việc đăng ký nhu cầu về mức vốn trái phiếu Chính phủ hàng năm thực hiện theo thời hạn quy định như lập dự toán NSNN.
Hàng năm, huyện tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn cho công tác lập dự toán đối với các đối tượng cán bộ xã, huyện chủ yếu là cán bộ kế toán ngân sách cấp xã và cấp huyện để triển khai áp dụng những văn bản pháp quy mới nhất của nhà nước vào tình hình của địa phương.
Bảng 4.2 Tình hình tổ chức lớp tập huấn công tác lập dự toán giai đoạn 2011 - 2013 Các chương trình Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Lớp Lượt người Lớp Lượt người Lớp Lượt người Chương trình 30a 2 50 1 46 3 125 Chương trình 135 gđ II 1 25 1 30 1 25 Chương trình MTQGGN 1 30 1 35 1 35
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56 Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán ngân sách cho các huyện. Căn cứ nguồn lực từ các chương trình, dự án trên địa bàn được giao, nhu cầu thực tế của người dân ở từng thôn, bản, xã; Uỷ ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định dự toán ngân sách huyện và phương án phân bổ ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị và giao dự toán ngân sách cho các xã. Uỷ ban nhân dân xã trình Hội đồng nhân dân xã quyết định dự toán thu, chi ngân sách xã. Kết quả của công tác lập dự toán ngân sách thực hiện các chương trình giảm nghèo của Chính phủ được thể hiện qua bảng 4.2
Bảng 4.3 Kết quả của công tác lập dự toán ngân sách thực hiện các chương trình giảm nghèo của Chính phủ
Các chương trình Số xã được phê duyệt lần đầu Số xã phải làm lại
2012 2013 2012 2013 SL (xã) CC (%) SL (xã) CC (%) SL (xã) CC (%) SL (xã) CC (%) Chương trình 30a 2 9,52 4 19,04 19 90,48 17 80,96 Chương trình MTQGGN 1 4,76 3 14,28 20 95,24 18 85,72 Chương trình 135 gđ II 2 9,52 3 14,28 19 90,48 18 85,72
Nguồn: Tổng hợp từ phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Bá Thước
Giai đoạn 2012 – 2013 cả huyện có 21 xã nghèo thuộc diện được nhận hỗ trợ của các chương trình là: Hạ Trung, Tân Lập, Ái Thượng, Lương Ngoại, Lương Trung, Lương Nội, Điền Lư, Điền Hạ, Điền Thượng, Điền Quang, Điền Trung, Thành Lâm, Thành Sơn, Lũng Cao, Cổ Lũng, Ban Công, Văn Nho, Thiết Ống, Thiết Kế, Kỳ Tân; trong đó có 13 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Năm 2013, có 4 xã được phê duyệt dự toán lần đầu là xã Ái Thượng, Ban Công, Thiết Ống và Tân Lập. Dự toán của các xã này đáp ứng được yêu cầu về thời gian, đối tượng, khối lượng, kinh phí, nguồn vốn... Đạt được kết quả này là do cán bộ kế toán ngân sách xã có kinh nghiệm làm việc lâu năm và nắm vững kiến thức được tập huấn hàng năm. Các xã phải làm lại dự toán lần 2 và được chấp nhận phê duyệt sau khi làm lại bao gồm các xã còn lại. Nguyên nhân phải làm lại dự toán là do cán bộ ngân sách
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57 chưa nắm vững được yêu cầu đặt ra, lập dự toán muộn, chưa được hướng dẫn cụ thể về công tác lập dự toán.
Đối với Chương trình 30a và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, huyện đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ kế toán ngân sách xã tuy nhiên kết quả của công tác lập dự toán vẫn không như mong muốn. Số xã được phê duyệt lần đầu có tăng lên qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ quá nhỏ (19,05% của Chương tình 30a và 14,29% của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo), số xã phải làm lại nhiều nhưng sau khi được hướng dẫn làm lại dự toán lần 2 đã làm đúng yêu cầu đề ra và được chấp nhận. Điều này cho thấy hiệu quả của các lớp tập huấn chưa cao, huyện Bá Thước cần quan tâm hơn nữa đến công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ ngân sách cấp xã. Riêng đối với các chương trình khác (như chương trình 135 giai đoạn II, chương trình xây dựng nông thôn mới...) chưa tổ chức lớp tập huấn mà chỉ ban hành văn bản.
Bảng 4.4 Đánh giá của cán bộ huyện và cán bộ xã về công tác lập dự toán cho các chương trình giảm nghèo của Chính phủở huyện Bá Thước
Đối tượng Nhược điểm Nguyên nhân
Cán bộ huyện
- Lập dự toán hàng năm của xã, huyện còn chậm, thiếu chính xác.
- Các phòng, ban chuyên môn của huyện còn thiếu sự phối hợp với nhau, đồng thời lúng túng trong khâu lập kế hoạch, lồng ghép giữa các nguồn vốn
- Phòng Tài chính chưa hướng dẫn cụ thể các đơn vị lập dự toán.
- Kinh nghiệm của cán bộ huyện, xã về tài chính còn hạn chế trong khi hiệu quả của các lớp tập huấn chưa cao.
Cán bộ xã
Chưa được hướng dẫn cụ thể công tác lập dự toán cho các chương trình giảm nghèo của Chính phủ
Huyện chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này, chủ yếu hướng dẫn lập dự toán bằng văn bản.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58
Để hoàn thành tốt công tác lập dự toán cho các chương trình giảm nghèo của Chính phủ, huyện cần quan tâm hơn nữa đến công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ ngân sách cấp xã, huyện.