Hạch toán, quyết toán cho các chương trình giảm nghèo của Chính phủ trên

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của chính phủ trên địa bàn huyện bá thước tỉnh thanh hóa (Trang 94)

trên địa bàn huyn Bá Thước

Các đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách của các chương trình giảm nghèo có trách nhiệm hạch toán và quyết toán kinh phí thực hiện các Dự án theo chương, loại, khoản tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước; mã số chương trình và quy định của Luật ngân sách Nhà nước, Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Đối với một số hoạt động của Chương trình do cơ quan, tổ chức thực hiện thông qua hình thức ký hợp đồng với cơ quan chủ trì dự án thì chứng từ làm căn cứ thanh, quyết toán được lưu tại cơ quan chủ trì dự án, gồm: Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ (kèm theo dự toán chi tiết được cơ quan chủ trì dự án phê duyệt), biên bản nghiệm thu công việc, biên bản thanh lý hợp đồng, uỷ nhiệm chi hoặc phiếu chi và các tài liệu có liên quan khác. Các chứng từ chi tiêu cụ thể do cơ quan trực tiếp thực hiện dự án lưu giữ theo quy định hiện hành.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 Số kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương thực hiện Chương trình được hạch toán, quyết toán thu, chi ngân sách địa phương theo quy định hiện hành.

Việc quyết toán nguồn vốn sự nghiệp UBND các xã và UBND huyện tổng hợp chung vào quyết toán ngân sách hàng năm. Không lập báo cáo quyết toán riêng cho từng chương trình. Mặt khác với cơ chế giao cho địa phương chủ động lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình, cấp phát vốn sự nghiệp theo hình thức bổ sung có mục tiêu thì các cấp ngân sách rất khó có điều kiện quyết toán riêng kinh phí thực hiện các Chương trình. Riêng đối với vốn đầu tư các công trình thuộc Chương trình 30a việc quyết toán thực hiện theo Thông tư số 46/TT-BTC ngày 08/4/2010 quy định quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội của các huyện nghèo thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 và đến nay còn nhiều chính sách, dự án chưa được quyết toán kéo dài từ năm nọ kế năm kia. Còn đối với Chương trình 135 giai đoạn II và Chương trình MTQGGN thì thực hiện chế độ quyết toán hàng năm.

Hàng tháng, quý các đơn vị, các xã báo cáo kết quả thực hiện chương trình với UBND huyện thông qua Phòng Lao động thương binh và xã hội. Phòng Lao động thương binh và xã hội là cơ quan thường trực có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện chung của cả huyện tham mưu cho UBND huyện báo cáo UBND tỉnh và các ban ngành cấp tỉnh.

UBND huyện đã tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng, sơ kết 6 tháng và hàng năm để đánh giá kết quả thực hiện và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình trong thời gian tới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87

Bảng 4.19 Kết quả của công tác hạch toán, quyết toán Chương trình Số công trình đã được

quyết toán Số công trình đang lập quyết toán Số công trình chưa quyết toán 2012 2013 2012 2013 2012 2013 Chương trình 30a 3 6 1 2 7 3 Chương trình MTQGGN 32 34 2 ─ ─ ─ Chương trình 135 gđ II 20 32 1 2 13 ─

Nguồn: Tổng hợp từ phòng Tài chính – Kế hoạch, 2014

Về cơ bản, các đơn vị trong toàn huyện đã chấp hành tốt chế độ kế toán, ghi chép số sách, chứng từ theo quy định. Chương trình MTQGGN quyết toán các công trình nhanh, trong khi Chương trình 30a tương đối chậm. Tuy nhiên, số công trình quyết toán đúng hạn của Chương trình 30a chiếm tỷ lệ cao (100% đối với năm 2012, 83% đối với năm 2013, bảng 4.18). Năm 2013, Chương trình MTQGGN có tỷ lệ công trình quyết toán đúng hạn cao hơn Chương trình 135 giai đoạn II (73,53% đối với Chương trình MTQGGN, 68,75% đối với Chương trình 135 gđ II).

Bảng 4.20 Tình hình quyết toán các chương trình giảm nghèo

Chương trình

Số công trình quyết toán đúng hạn

Số công trình quyết toán quá hạn

2012 2013 2012 2013

Chương trình 30a 3 5 ─ 1

Chương trình MTQGGN 20 25 12 9

Chương trình 135 gđ II 18 22 2 10

Nguồn: Tổng hợp từ phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Bá Thước

Theo kết quả thảo luận nhóm cán bộ huyện, xã thì công tác hạch toán, quyết toán còn một số hạn chế sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88

Bảng 4.21 Đánh giá của cán bộ huyện, xã về công tác hạch toán, quyết toán cho các CTGN của Chính phủ trên địa bàn huyện Bá Thước

Đối tượng Nhược điểm

Cán bộ huyện

- Chưa lập báo cáo quyết toán riêng trong việc sử dụng kinh phí của chương trình.

- Phòng Tài chính Kế hoạch huyện không xét duyệt báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng kinh phí của Chương trình theo quy định mà chỉ căn cứ vào số thanh toán của Kho bạc để quyết toán ngân sách hàng năm. - Chưa thực hiện quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách, như chương trình 30a.

Cán bộ xã - Một số công trình cấp xã, chủ đầu tư chưa thực hiện đúng chế độ hạch toán, quyết toán.

Nguồn: Kết quảđiều tra nhóm cán bộ huyện, xã và người dân, 2013 Huyện Bá Thước cần thực hiện đúng chế độ hạch toán, quyết toán đối với các chương trình theo quy định; kiểm tra và quản lý chặt chẽ việc thực hiện chếđộ

quyết toán đối với các công trình cấp xã để nguồn tài chính được phân bổ không bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mất mát, lãng phí, sử dụng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của chính phủ trên địa bàn huyện bá thước tỉnh thanh hóa (Trang 94)