Phân bổ và sử dụng ngân sách cho các chương trình giảm nghèo của Chính

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của chính phủ trên địa bàn huyện bá thước tỉnh thanh hóa (Trang 67)

Chính ph trên địa bàn huyn Bá Thước

Sau khi UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt và giao dự toán ngân sách cho huyện Bá Thước, đồng thời hướng dẫn cho UBND huyện phân bổ nguồn vốn cho các chương trình để đảm bảo tổng mức chi trong cân đối ngân sách địa phương cho chương trình không thấp hơn 1% . Căn cứ nguồn lực từ các chương trình, dự án trên địa bàn được giao, nhu cầu thực tế của người dân ở từng thôn, bản, xã, UBND huyện Bá Thước trình HĐND huyện quyết định phương án phân bổ ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị và giao dự toán ngân sách cho các xã (Trường hợp thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, việc lập, quyết định dự toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính). UBND xã trình HĐND xã quyết định dự toán thu, chi ngân sách xã.

Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, UBND xã thông báo công khai mức đầu tư cho từng công trình, dự án, nhiệm vụ và mức hỗ trợ cho từng hộ dân theo từng chính sách, chế độ được hỗ trợ.

Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước của huyện Bá Thước được cấp có thẩm quyền giao, các đơn vị thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước huyện Bá Thước.

Kho bạc Nhà nước huyện Bá Thước thực hiện kiểm soát, cấp phát, thanh toán cho từng dự án của các chương trình giảm nghèo theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, các chế độ chi tiêu hiện hành và các quy định tại Thông tư số 102/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 20 tháng 8 năm 2007 sửa đổi, bổ sung ngày 29 tháng 3 năm 2010.

Việc quản lý, cấp phát kinh phí để thực hiện các dự án, nhiệm vụ, chế độ, chính sách cho các cơ quan, đơn vị và cho từng hộ dân phải chặt chẽ, đảm bảo đúng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 mục tiêu, đúng đối tượng, theo chế độ quy định. Đối với những khoản thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt (hoặc hiện vật) cho các hộ dân, UBND xã phải lập danh sách cho từng hộ dân ký nhận, có xác nhận của trưởng thôn, bản và thực hiện đầy đủ thủ tục, chứng từ theo chế độ quy định.

Đối với các công trình, dự án thực hiện từ nguồn vốn đầu tư phát triển: Việc quản lý, cấp phát đối với các công trình, dự án được đầu tư từ NSNN thực hiện theo quy định tại Thông tư Thông tư số 46/TT-BTC ngày 08/4/2010 quy định quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội của các huyện nghèo. Đối với các nhiệm vụ, chế độ, chính sách thực hiện từ nguồn kinh phí sự nghiệp: Việc quản lý, cấp phát kinh phí thực hiện theo quy định tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Thông tư số 199/2009/TT-BTC ngày 13/10/2009 quy định cơ chế tài chính thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Kinh phí chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, tổ chức họp triển khai, sơ kết, tổng kết, công tác phí cho cán bộ đi dự các hội nghị, tập huấn của tỉnh, huyện và trung ương, thiết bị văn phòng,.. các cấp địa phương được đảm bảo từ ngân sách địa phương và kinh phí quản lý của Chương trình 135 giai đoạn II, được quản lý, cấp phát, thanh quyết toán theo các quy định hiện hành đối với từng nguồn vốn.

Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình từ ngân sách đều phải quản lý và thanh toán tập trung, thống nhất qua Kho bạc Nhà nước. Đối với các nguồn đóng góp bằng tiền mặt, vật tư, tài trợ bằng hiện vật, lao động, căn cứ đơn giá hiện vật và giá trị ngày công lao động, cơ quan tài chính quy đổi ra đồng Việt Nam để làm lệnh thu ngân sách, đồng thời làm lệnh chi ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để hạch toán vào giá trị công trình, dự án và ghi thu, ghi chi NSNN theo quy định.

Tổng kinh phí các chương trình, dự án đang thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn huyện Bá Thước 548.843,6 triệu đồng. Trong đó, kinh phí ngân sách

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 503.110,6 triệu đồng, kinh phí kêu gọi 45.733 triệu đồng. Kinh phí của chương trình dự án khác thực hiện mục tiêu giảm nghèo 449.701,1 triệu đồng. Trong đó, kinh phí ngân sách 211.045,1 triệu đồng, kinh phí kêu gọi đầu tư 238.296 triệu đồng. Kinh phí Chương trình 30a là 304.803,8 triệu đồng Trong đó, kinh phí ngân sách 262.070,8 triệu đồng, kinh phí kêu gọi 42.733 triệu đồng. Tỷ trọng kinh phí Chương trình 30a so với kinh phí chương trình, dự án khác cùng thực hiện mục tiêu giảm nghèo (304.803,8trđ/503.110,6trđ) bằng 60,58%. Như vậy, kinh phí của Chương trình 30a chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng số kinh phí thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn toàn huyện.

Qua xem xét bảng 4.5 tình hình phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện một số chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Bá Thước giai đoạn 2009 – 2013, cho thấy Chương trình 30a có nguồn vốn phân bổ lớn nhất và đây cũng là chương trình đang được huyện Bá Thước tập trung triển khai trên địa bàn huyện. Sau đó là Chương trình 135 giai đoạn II và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Tỉ lệ phân bổ nguồn vốn qua các năm cũng không đồng đều do phụ thuộc vào nguồn ngân sách của Chính phủ cấp cho tỉnh và ngân sách tỉnh, ngân sách huyện dành cho giảm nghèo mà nguồn ngân sách này không cố định do nguồn thu ngân sách hàng năm không cố định. Đối với Chương trình 30a, Chương trình 135 giai đoạn II năm 2009 là năm có lượng vốn phân bổ lớn nhất, vì đây là năm mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm tập trung đầu tư vào xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân. Đối với chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững ở huyện, trong giai đoạn đầu (2009 – 2011) không có nguồn vốn đầu tư hỗ trợ mà chỉ có nguồn vốn sự nghiệp phân bổ chủ yếu cho việc giám sát, đánh giá chương trình và duy tu, bảo dưỡng các công trình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61

Bảng 4.5 Tình hình phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình dự án trên địa bàn huyện từ năm 2009 – 2013 ĐVT: triệu đồng

STT Nội dung Tổng nguồn kinh

phí thực hiện Trong đó Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng số 425.744,1 103.395,0 75.497,8 73.044,3 102.293,5 71.513,5 I Chương trình 30a 262.070,8 62.309,6 33.421,0 64.840,9 56.979,8 44.519,5 1 Vốn đầu tư 164.852,0 27.700,0 20.000,0 50.000,0 39.000,0 28.152,0 2 Vốn sự nghiệp 73.707,2 11.098,0 13.421,0 14.840,9 17.979,8 16.367,5 3 Vốn chương trình 167 (2.799 hộ làm nhà) 23.511,6 23.511,6 II Chương trình 135 giai đoạn II 119.842,3 40.950,4 41.609,8 8.058,4 28.023,7 1.200,0 1 Vốn đầu tư 68.724,2 15.153,8 24.712,2 6.812,0 20.846,2 1.200,0 2 Vốn sự nghiệp 51.118,1 25.796,6 16.897,6 1.246,4 7.177,5

III Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo

43.831,0 135,0 467,0 145,0 17.290,0 25.794,0

1 Vốn đầu tư 35.900,0 17.290,0 18.700,0

2 Vốn sự nghiệp

- Giám sát, đánh giá chương trình - Duy tu, bảo dưỡng các công trình

7.931,0 867,0 7.064,0 135,0 135,0 467,0 467,0 145,0 145,0 90,0 90,0 7.094,0 30,0 7.064,0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 Công tác lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình cũng được triển khai trên địa bàn huyện Bá Thước. Đối với Chương trình 30a, đến hết năm 2012 tổng số kinh phí lồng ghép để thực hiện mục tiêu giảm nghèo là 222.501,1 triệu đồng. Trong đó, vốn sự nghiệp 104.948,3 triệu đồng, vốn đầu tư XDCB 117.552,8 triệu đồng được thể hiện trong bảng 4.6.

Bảng 4.6 Kinh phí lồng ghép của Chương trình 30a với các chương trình khác ĐVT: triệu đồng

Chương trình Kinh phí lồng ghép

Chương trình MTQG về giảm nghèo 747,0

Chương trình nước sạnh VSMT 33.693,1

Chương trình giáo dục và đào tạo 5.296,4

Chương trình 135 giai đoạn II 84.349,7

Chương trình 167 59.654,7

Chương trình di dân ra khỏi vùng sạt lở, lũ ống 8.120,0

Chương trình kiến cố hóa 27.741,0

Chương trình 5 triệu ha rừng 2.899,4

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Bá Thước, 2014

Tuy nhiên, việc thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán đến khâu tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả còn nhiều hạn chế như:

Phòng Tài chính - Kế hoạch chưa hướng dẫn các xã, tổng hợp nhu cầu vốn lồng ghép, chưa xây dựng phương án lồng ghép, chưa sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, chưa tổng hợp nhu cầu đầu tư trên cơ sở đề xuất từ người dân. Do đó, UBND huyện chỉ căn cứ vào dự toán do UBND tỉnh giao để thực hiện phân bổ.

Mức hỗ trợ của các chương trình khác nhau điển hình như: Chương trình 135 giai đoạn II mức hỗ trợ giống vật nuôi 3trđ/hộ, nhưng Chương trình 30a hỗ trợ giống vật nuôi 5trđ/hộ. Vì vậy, hai hộ dân cùng một địa bàn được hỗ trợ từ hai chương trình sẽ không công bằng.

Mỗi một chương trình phải thành lập một ban quản lý dự án. Vì vậy, làm tăng chi phí quản lý và các chi phí khác như: triển khai thực hiện chương trình, lập và phê duyệt danh sách đối tượng được thụ hưởng, hội họp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64

4.1.3.1 Phân bổ nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng a) Phân bổ vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng

Trong giai đoạn 2009 – 2013 nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của huyện chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước. Nguồn vốn đầu tư phát triển từ NSNN được UBND tỉnh phân bổ trực tiếp cho các công trình, dự án do UBND huyện làm Chủ đầu tư. Các công trình huyện làm Chủ đầu tư giao cho hai Ban quản lý dự án là: Ban quản lý các công trình giao thông - xây dựng dân dụng - điện huyện Bá Thước và Ban quản lý các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nông, lâm, ngư nghiệp huyện Bá Thước giúp UBND huyện quản lý, thực hiện dự án. Đồng thời, các công trình huyện làm Chủ đầu tư đều được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thanh Hoá.

Nguồn vốn phân bổ và sử dụng cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở huyện Bá Thước được thể hiện qua bảng như sau:

Bảng 4.7 Tình hình phân bổ và sử dụng nguồn vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng trong các chương trình giảm nghèo

ĐVT: triệu đồng Các chương trình Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Chương trình 30a 59.293,3 34.816,3 65.443,3 56.902,1 44.597,1 Chương trình 135 gđ II 14.697,2 16.103,3 8.058,4 ─ ─ Chương trình MTQGGN ─ ─ ─ 16.786,2 16.949,6

Nguồn: Tổng hợp từ phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Bá Thước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 Trong những năm qua, nguồn vốn phân bổ cho cơ sở hạ tầng của Chương trình 30a vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất so với Chương trình 135 giai đoạn II và Chương trình MTQGGN (bảng 4.6). Đối với Chương trình 30a tính đến hết năm 2013, huyện Bá Thước đã hoàn thành được 11 công trình xây dựng cơ bản (do huyện quản lý) từ nguồn vốn đầu tư phát triển bao gồm: 1 công trình trường dạy nghề, 2 công trình thủy lợi và 8 công trình đường giao thông với tổng mức kinh phí đã phân bổ và sử dụng hơn 162 tỷ đồng. Tốc độ giải ngân cao nhất cho các công trình này đã đạt trên 97% (Đường giao thông từ thôn Mười đi thôn Muốn xã Điền Quang). Đồng thời, kinh phí phân bổ và sử dụng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng do cấp xã quản lý là hơn 2,6 tỷ đồng. Các công trình giao thông, thủy lợi được hoàn thành đã góp phần cải thiện điều kiện đi lại cho bà con nhân dân, đặc biệt là đồng bảo ở vùng sâu; vùng xa; các thôn, bản còn gặp nhiều khó khăn ở các xã như: Cổ Lũng, Thành Sơn, Văn Nho, Điền Hạ, Điền Thượng.

Đối với Chương trình MTQGGN và Chương trình 135 giai đoạn II có sự lồng ghép nguồn vốn của hai chương trình để cùng thực hiện các mục tiêu đề ra. Chương trình 135 giai đoạn II được thực hiện đến năm 2011 thì kết thúc, từ năm 2012 – 2013 huyện Bá Thước bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo (Chương trình 135 đổi tên thành) mà mục tiêu, nội dung đầu tư như Chương trình 135. Tính đến hết năm 2013, các xã thuộc khu vực II được đầu tư 20 công trình đường giao thông và 1 công trình thủy lợi (kênh mương); các xã thuộc khu vực III được đầu tư 8 công trình đường giao thông, 2 cầu, 2 công trình thủy lợi (1 mương, 1 đập) và 1 đường dây điện 0,4 KV. Tổng số vốn đầu tư cho các công trình trên 16,9 tỷ đồng. Các công trình giao thông, thủy lợi, đường điện… phục vụ cho đời sống của bà con các xã khó khăn, làm cho bà con ngày càng tin tưởng vào các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66

Bảng 4.8 Tình hình phân bổ nguồn vốn Chương trình 30a đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở huyện Bá Thước

STT Chỉ tiêu Tên BQL dự án Tổng mức đầu tư

(trđ) Dự toán được duyệt (t8/2009) (trđ) Kinh phí đã phân bổ và sử dụng 30/9/2013 (trđ) Tỷ lệ giải ngân (%)

1 Đường GT từ quốc lộ 217 đi Điền

Quang, Điền Thượng BQL dự án GT theo NQ30a – XDDD – điện 18.170,0 18.169,0 14.254,0 78,45 2 Đường GT từ QL217 đi xã Văn Nho BQL dự án GT – XDDD – điện

theo NQ30a 12.503,0 12.503,0 9.588,0 76,69

3 Đường GT từ Lũng Niêm đi Thành

Sơn BQL dự án GT theo NQ30a – XDDD – điện 39.744,0 39.727,0 35.100,0 88,35 4 Đường GT từ làng Thành Điền đi làng

Ruồng, Điền Hạ

BQL dự án GT – XDDD – điện theo NQ30a

23.928,0 23.916,6 22.850,0 95,54

5 Đường GT từ thôn Mười đi thôn Muốn

xã Điền Quang BQL dự án GT theo NQ30a – XDDD – điện 13.700,0 13.672,0 13.400,0 97,81 6 Đường GT từ Ban Công đi Thành Lâm BQL dự án GT – XDDD – điện

theo NQ30a

4.899,3 4.899,3 3.700,0 75,52

7 Đường GT từ QL 217 đi ngã ba Kẹm,

Điền Lư BQL dự án GT theo NQ30a – XDDD – điện 29.637,3 29.637,3 22.440,0 75,72 8 Trung tâm dạy nghề huyện Bá Thước BQL dự án GT – XDDD – điện

theo NQ30a

24.690,0 24.690,0 13.918,5 56,37

9 Đập bai Tùng thôn Phìa, xã Cổ Lũng BQL dự án thuỷ lợi – PTSX theo

NQ30a 3.487,0 3.487,0 3.031,0 86,92

10 Đập bai Trướm xã Điền Quang BQL dự án thuỷ lợi – PTSX theo

NQ30a 4.130,0 4.130,0 3.912,0 94,72

11 Đường GT Cẩm Quý, Cẩm Thuỷ đi

Lương Trung

BQL đường GT Cẩm Thuỷ – Cẩm Quý đi Lương Trung

29.513,0 29.513,0 19.900,0 67,43

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67

Đầu tư cơ sở hạ tầng ở các thôn, bản, xã

- Thực hiện các dự án quy hoạch.

Năm 2010 huyện được hỗ trợ kinh phí (600 triệu) thực hiện dự án quy hoạch nông, lâm thuỷ sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên do triển khai thực hiện dự án chậm nên cuối năm 2010 dự án vẫn chưa được phê duyệt và giải

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của chính phủ trên địa bàn huyện bá thước tỉnh thanh hóa (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)