Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của chính phủ trên địa bàn huyện bá thước tỉnh thanh hóa (Trang 25)

Quản lý tài chính, quản lý NSNN đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ, nhiều cách tiếp cận khác nhau, hệ thống các bài viết phong phú với số lượng khá đồ sộ.

Đối với nghiên cứu ngoài nước về lĩnh vực này chủ yếu là các tác phẩm nghiên cứu về quản lý tài chính công nói chung và nghiên cứu về quản lý chi tiêu công nói riêng. Tiêu biểu có thể kể đến một số nghiên cứu sau:

+ Nghiên cứu của Michel Bouvier, Marie - Christine Esclassale, Jean - Pierre Lassale (2005), Finances Publiques đã được Bộ Tài Chính Việt Nam dịch ra tiếng Việt để phục vụ đào tạo cán bộ theo dự án Việt – Pháp FSP (Bộ Tài Chính, 2005). Đây là cuốn sách chứa đựng nhiều nội dung lý luận quan trọng và hiện đại về tài chính công, được cập nhật và minh chứng bằng hệ thống tài chính đương đại của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17 Pháp và Châu Âu. Nội dung của tác phẩm này tập trung trình bày những vấn đề cơ bản nhất về mặt lý luận của tài chính công, lịch sử hình thành các vấn đề thuộc ngành tài chính công với tư cách là một khoa học, các đặc điểm và kết cấu cơ bản của tài chính công; vấn đề tài chính công hiện đại và Nhà nước; Bối cảnh vận hành của nền tài chính công; các khái niệm và học thuyết xung quanh vấn đề tài chính công.... Cuốn sách cũng giới thiệu thực tiễn vận dụng lý luận về tài chính công ở Pháp và Châu Âu, thể hiện ở NSNN và các luật định trong lĩnh vực tài chính, cơ chế và công cụ hoạt động tài chính Nhà nước.... Đặc biệt, tác giả dành một phần không nhỏ trong cuốn sách để phân tích về hoạt động tài chính địa phương.

+ Rosen, Harvey S (1995), Public Finance. Nghiên cứu đã trình bày những vấn đề cơ bản về tài chính công, bao gồm: Nghiên cứu chính sách thuế; Mục tiêu của chính sách công; Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp; Công khai chính sách thuế, chính sách tài chính công; Mục tiêu của quản lý công nợ trong quản lý tài chính công; Chính sách chi tiêu công …Trong đó, đặc biệt quan trọng là những lý luận cơ bản về chi tiêu cho khu vực công để đầu tư hạ tầng cơ sở sản xuất cho nền kinh tế.

Trong nước hiện nay chưa có nghiên cứu nào về quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của Chính phủ nói chung và trên địa bàn huyện Bá Thước nói riêng. Chủ yếu các nghiên cứu đề cập đến vấn đề quản lý tài chính công, quản lý ngân sách nhà nước và quản lý chi ngân sách nhà nước. Có thể nêu lên một số các các nghiên cứu sau liên quan đến những nội dung lý luận về tài chính công và về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án nói chung như sau:

+ Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới (2004), Việt nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. Đây là

báo cáo chung của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới về: Đánh giá tổng hợp chi tiêu công đấu thầu mua sắm công và trách nhiệm tài chính 2004. Báo cáo gồm các nội dung như: Bối cảnh, cách tiếp cận và phạm vi báo cáo; Xu hướng tài khóa và bền vững tài khóa; Xu hướng trong cơ cấu chi tiêu công; Các thể chế quản lý nhà nước về chi tiêu công; Các thể chế đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tài chính; Phân cấp cho chính quyền các địa phương; Giao quyền tự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 chủ cho các đơn vị công lập sự nghiệp có thu và cơ quan hành chính; Quản lý đầu tư công; Quản lý đấu thầu mua sắm công.

+ Một số nghiên cứu về vấn đề chi tiêu ngân sách ở các địa phương của Việt Nam như: Nguyễn Khắc Minh (2008), Tăng trưởng chuyển đổi cơ cấu và chính sách kinh tế ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, xét đến hai thành phần chi tiêu ngân sách nói chung là chi đầu tư và chi thường xuyên; Phạm Thế Anh (2008), Phân tích cơ cấu chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tếở Việt Nam,

bài NC – 03/2008 bài nghiên cứu của CEPR, xét đến chi đầu tư và chi thường xuyên cho các ngành của từng địa phương; Nguyễn Phi Lân (2009), Đánh giá tác động của phân cấp quản lý tài khóa đến tăng trưởng kinh tếđịa phương tại Việt Nam, xét đến

cả thu và chi ngân sách ở các địa phương.

+ PGS.TS Dương Đăng Chinh và TS. Phạm Văn Khoan đồng chủ biên (2007), Giáo trình Quản lý Tài chính công, Học viện Tài chính, Nhà xuất bản

Tài chính, Hà Nội. Giáo trình gồm 10 chương về quản lý tài chính công. Đặc biệt giáo trình dành chương 4 viết về Quản lý chi đầu tư phát triển của NSNN. Bao gồm ba vấn đề chính: Khái niệm, nội dung và đặc điểm chi đầu tư phát triển của NSNN; Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN; Quản lý các khoản chi đầu tư phát triển khác của NSNN.

+ ThS.Vũ Cương (2008), Giáo trình Kinh tế và quản lý Tài chính công, Nhà xuất bản Thống kê, có 8 bài học lớn bao gồm: Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường và nhập môn kinh tế và tài chính công; Các thất bại do tính phi hiệu quả của thị trường và sự can thiệp của Chính phủ; Chính phủ với vai trò phân phối lại thu nhập và ổn định kinh tế vĩ mô; Lựa chọn công cộng; Tổng quan về chi tiêu công và quản lý chi tiêu công; Đánh giá chi tiêu công; Tổng quan về các nguồn thu ngân sách - Thuế và tác động của thuế đến phân phối thu nhập; Tác động của thuế đến hiệu quả kinh tế và lý thuyết đánh thuế tối ưu. Trong đó, đặc biệt là nội dung đánh giá chi tiêu công tác phẩm đã trình bày vấn đề đánh giá các chương trình trợ cấp của Chính phủ và đánh giá dự án đầu tư công cộng: Sự cần thiết phải xây dựng các chương trình trợ giúp người nghèo; Ảnh hưởng của các chương trình trợ cấp đến lợi ích người nhận; Ảnh hưởng của các chương trình trợ giúp người nghèo đến động cơ làm việc của cá nhân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 + PGS.TS Lê Chi Mai (2011), sách Quản lý chi tiêu công, Học viện Chính trị -

Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật. Nội dung của cuốn sách đã nêu rõ: Vai trò của Chính phủ và chi tiêu công, các nội dung quản lý chi tiêu công và việc cải cách chi tiêu công. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra phương hướng cải cách chi tiêu công ở nước ta theo phương thức: Lập ngân sách theo kết quả điều tra và lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Với những nội dung trên, cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách.

+ Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện luật NSNN.

+ Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 20/08/2007 của liên sở: Tài chính – Lao động thương binh xã hội về việc hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.

+ Thông tư số 199/2009/TT-BTC ngày 13/10/2009 của Bộ Tài chính quy định cơ chế tài chính thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo.

+ Thông tư số 10/2009/TTLT-BKH-BTC ngày 30/10/2009 quy định lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

+ Thông tư số 46/2010/TT-BTC ngày 08/4/2010 của Bộ Tài chính quy định quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội của các huyện nghèo thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ- CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

+ Hướng dẫn số 471/LN:TC-KHĐT-DT-NNPTNT ngày 25/3/2010 của liên sở: Tài chính - Kế hoạch đầu tư - Dân tộc - Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc sử dụng các nguồn vốn và cơ chế tài chính thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính đối với các chương trình giảm nghèo của chính phủ trên địa bàn huyện bá thước tỉnh thanh hóa (Trang 25)