Cơ cấu kinh tế của huyện Bá Thước chủ yếu là nông, lâm nghiệp; đặc biệt là các xã vùng cao kinh tế còn mang tính tự cung tự cấp, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu.
Tất cả các xã trong huyện đã có đường ôtô tới trung tâm xã nhưng chỉ đi lại được trong mùa khô, về mùa mưa đường lầy lội đi lại khó khăn, các phương tiện vận tải lớn không thể đi vào trung tâm xã được. Huyện có 13 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn II và 21/22 xã được thụ hưởng Chương trình 30a của Chính phủ. Có trên 60% hộ dân sống trong nhà bán kiên cố và 12% hộ dân sống trong nhà tạm, dột nát (Niên giám thống kê 2013). Hệ thống trạm y tế đã có ở tất cả các xã, tuy nhiên cơ sở vật chất xuống cấp nặng nề, trình độ năng lực của cán bộ y tế xã còn rất hạn chế. Trong tổng số các phòng học hiện nay (1071 phòng) có tới 19,6% (210 phòng) là phòng học tạm cần phải sửa chữa, cải tạo nâng cấp. Trong 13 xã nghèo nhất hiện nay thì tỷ lệ phòng cần phải sửa chữa, cải tạo nâng cấp là 40,6%. Hệ thống thương mại, dịch vụ còn chậm phát triển, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Hiện còn 16/23 xã chưa có chợ, hoặc chợ liên xã, việc giao lưu trao đổi hàng hóa không thuận tiện, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ cho sản xuất ở vùng cao còn gặp nhiều khó khăn.
Bảng 3.5 Tình hình đói nghèo của huyện Bá Thước giai đoạn 2011 – 2013
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2011 2012 2013
Tỷ lệ hộ nghèo % 44 39 29
Số xã, phường thuộc diện đặc biệt khó khăn Xã 13 14 14
Tỷ lệ xã, phường thuộc diệnđặc biệt khó khăn % 61,90 66,67 66,67
Nguồn: Cục thống kê huyện Bá Thước, 2014
Theo Phòng Lao động – Thương binh – Xã hội huyện Bá Thước, tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 của huyện là 39,25% so với năm 2005 là 67, 75% thì đã có sự giảm sút đáng kể. Lĩnh vực văn hoá - xã hội còn nhiều yếu kém. Dân trí, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 số còn nhiềt thấp kém, lạc hậu, thiếu đói, thiếu nước sinh hoạt… cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, năng xuất lao động thấp... Hệ thống cán bộ ở cơ sở còn nhiều hạn chế, năng lực quản lý điều hành yếu, di cư tự do, phức tạp xã hội trong một số bộ phận đồng bào trong huyện vẫn còn xảy ra. Phân tích nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các hộ dân như sau: Thiếu vốn sản xuất: 11.226 hộ chiếm tỷ lệ 45,5%; Thiếu kinh nghiệm làm ăn: 5.637 hộ chiếm 22,8%; Thiếu đất sản xuất: 2.080 hộ chiếm 8,4%; Thiếu lao động: 1.114 hộ chiếm 4,5%; Ốm đau tàn tật: 2.365 hộ chiếm 9,6%; Đông người ăn: 869 hộ chiếm 3,5% ; Mắc tệ nạn xã hội: 680 hộ chiếm 2,8% ; Rủi ro: 148 hộ chiếm 0,6%; Nguyên nhân khác: 554 hộ chiếm 2,2%. Theo số liệu điều tra thực tế của đề tài năm 2013, nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của huyện Bá Thước gồm 2 nhóm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan trong bảng sau:
Bảng 3.6 Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của huyện Bá Thước
Nhóm nguyên nhân khách quan Nhóm nguyên nhân chủ quan
- Là một huyện miền núi có 13 xã vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, ở những xã này tuy đất đai rộng nhưng lại thiếu đất sản xuất cây lương thực (lúa nước, hoa màu...), một số vùng có đất đai nhưng lại khó khăn về nguồn nước, tưới tiêu hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.
- Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai, rủi ro, giao thông đi lại khó khăn, bị cách biệt thiếu thông tin, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Cơ chế chính sách đối với vùng cao chưa đồng bộ, chưa khuyến khích được sựđầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng cao.
- Do trình độ dân trí thấp, đặc biệt là vùng cao tỷ lệ người mù chữ lớn, phong tục tập quán còn lạc hậu hạn chế đến việc tiếp thu chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiếu kiến thức làm ăn.
- Do đẻ dày, đẻ nhiều, thiếu sức lao động (ở vùng cao có những nơi tỷ lệ tăng dân số lên tới 4%/năm).
- Một bộ phận do lười lao động hoặc mắc các tệ nạn xã hội (cờ bạc, nghiện hút) cũng dẫn đến đói nghèo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 Từ những nhìn nhận đánh giá, huyện đã đưa ra các quyết định vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở các xã nghèo (vùng khó khăn) là một trong những chương trình mục tiêu của huyện cũng như của Đảng và Nhà nước. Nhằm đưa huyện Bá Thước thoát khỏi là một huyện nghèo, trở thành huyện phát triển ở miền núi tỉnh Thanh Hóa đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.