Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt chi nhánh cần thơ (Trang 78)

Việc phát triển công nghệ ngân hàng, đưa ngân hàng trở thành ngân hàng hiện đại có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển của ngân hàng và cạnh tranh với các đối thủ. Thời gian gần đây, BAOVIET Bank – Cần Thơ đã từng bước đưa công nghệ vào các hoạt động của mình như: nối mạng nội bộ, thực hiện thanh toán chuyển tiền điện tử liên ngân hàng,... góp phần mở rộng và quản lý thông tin khách hàng hiệu quả hơn. Xúc tiến nhanh và hiệu quả chương trình hiện đại hóa ngân hàng nhằm nâng cao năng lực quản lý, năng lực điều hành, phục vụ cho phát triển dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhiều hơn.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Hoạt động với phương châm “niềm tin vững chắc, cam kết vững bền”, BAOVIET Bank – Cần Thơ đã luôn phấn đấu gây dựng niềm tin, cũng như giữ vững những cam kết đối với khách hàng và điều đó được chứng minh rõ qua những kết quả thực tế mà ngân hàng gặt hái được. Trong thời gian qua, lượng khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng không ngừng tăng lên, vốn huy động theo đó cũng gia tăng liên tục, nhờ đó mà ngân hàng đã chủ động hơn rất nhiều trong các hoạt động, nhất là hoạt động cấp tín dụng. Nhìn chung, tuy doanh số cho vay nói chung và doanh số cho vay cá nhân nói riêng có sự tăng giảm không ổn định nhưng tính đến hiện nay, chỉ tiêu này đang có xu hướng tăng trưởng. Đặc biệt, công tác thu hồi nợ đang được ngân hàng thực hiện rất tốt, doanh số thu nợ luôn tăng qua các năm, giúp cho ngân hàng luân chuyển vốn ngày một nhanh và có nhiều cơ hội tìm kiếm lợi nhuận hơn. Điểm đáng tự hào nhất là trong suốt thời gian hoạt động, ngân hàng không hề tồn tại nợ xấu, điều này cho thấy hoạt động tín dụng tại ngân hàng có chất lượng rất tốt.

Tuy nhiên, hoạt động trong môi trường có điều kiện kinh tế luôn diễn biến phức tạp, phải cạnh tranh quyết liệt, lại ra đời trễ hơn với các đối thủ khác, BAOVIET Bank – Cần Thơ cũng đã gặp không ít khó khăn. Do phải tranh giành khách hàng với những đối thủ lâu năm, nhiều kinh nghiệm nên dù số lượng khách hàng có tăng nhưng tăng với tỷ lệ chưa cao, cộng thêm việc ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn thu hồi nợ trong năm và công tác thu nợ quá tốt nên làm tổng dư nợ cá nhân của ngân hàng giảm. Qua việc phân tích các chỉ tiêu ta thấy, khả năng cho vay của ngân hàng đối với nguồn vốn huy động chưa cao, quy mô hoạt động tín dụng cá nhân còn nhỏ. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển trong thời buổi hiện tại thì ngân hàng phải có những giải pháp phù hợp nhằm mở rộng quy mô tín dụng và thúc đẩy tăng trưởng dư nợ ngày càng cao để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng. Trong các biện pháp thì theo em ngân hàng cần quan tâm và chú trọng nhất đến việc làm sao để phát triển số lượng khách hàng cá nhân càng nhiều càng tốt, vì hiện nay ngân hàng chưa hoạt động hiệu quả chính vì lý do này. Hy vọng trong tương lai tới, ngân hàng sẽ có hoạt động tín dụng cá nhân thật hiệu quả và mang lại cho ngân hàng nhiều lợi nhuận.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với ngân hàng Nhà Nước

- Cần hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng và những điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng phù hợp với chuẩn mực Việt Nam.

- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp sai phạm trong kinh doanh, tạo sự công bằng và môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy hoạt động ngân hàng phát triển theo chiều hướng tích cực.

6.2.2 Đối với Chính phủ

- Hoàn thành hệ thống pháp luật ngân hàng phù hợp với các cam kết gia nhập các tổ chức trên thế giới, tiến đến xây dựng hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển bền vững, an toàn và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

- Cố gắng điều tiết nền kinh tế phát triển ổn định, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thế giới đối với kinh tế trong nước nhằm tạo môi trường kinh doanh ít biến động, giúp các ngân hàng hoạt động tốt hơn.

- Kết hợp với ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,... để mau chóng khôi phục nền kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ, 2006. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2006.

2. Chính phủ, 2012. Nghị định số 11/2012/ NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của

Chính phủ về giao dịch bảo đảm. Hà Nội, ngày 22 tháng 2 năm 2012.

3. Dương Thị Hải Yến, 2012. Phân tích hiệu quả tín dụng cá nhân và một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quân

Đội chi nhánh Bắc Sài Gòn. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Hoa Sen.

<http://luanvan.net.vn/luan-van/phan-tich-hoat-dong-tin-dung-ca-nhan-va-mot- so-giai-phap-nham-nang-cao-hoat-dong-tin-dung-ca-nhan-tai-ngan-hang-thuong- 59789/>. [Ngày truy cập: ngày 27/10/2014].

4. Nguyễn Thị Minh Ngọc, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng MHB Cần Thơ phòng giao dịch Ninh Kiều. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

5. Quốc hội, 2005. Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11. Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2005.

6. Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.

7. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. NXB: Đại học Cần Thơ.

8. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tài liệu hướng dẫn học tập tiền tệ - ngân hàng. Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt chi nhánh cần thơ (Trang 78)