Các ngân hàng thương mại ở nước ta nói chung và ngân hàng TMCP Bảo Việt, chi nhánh Cần Thơ nói riêng hoạt động và tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh trong một môi trường kinh doanh chung, do đó chịu sự chi phối rất lớn từ các yếu tố có trong môi trường này. Phần lớn các yếu tố đó tác động một cách khách quan, ngân hàng khó có thể kiểm soát và thích nghi với chúng.
a) Yếu tố kinh tế
Hoạt động cấp tín dụng (chủ yếu là cho vay) của ngân hàng là một hoạt động vô cùng nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế - xã hội. Trong giai
có những chuyển biến không ngừng đã tác động không nhỏ lên hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
Năm 2011, kinh tế Việt Nam thật sự hồi phục sau cuộc khủng hoảng năm 2008, hoạt động kinh doanh của các cá nhân trong nước tăng trưởng mạnh, dẫn đến nhu cầu vay vốn đầu tư, mở rộng sản xuất tăng lên nên giúp ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng bằng chứng làm doanh số cho vay tại ngân hàng năm này cao hơn so với các năm khác.
Năm 2012, cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công Châu Âu bùng nổ. Đây là một trong những nền kinh tế đầu tàu nên khi có sự suy giảm sẽ kéo theo sự suy giảm của các nền kinh tế khác, làm cho hoạt động sản xuất, thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Kinh tế trong nước chịu nhiều ảnh hưởng bởi bất ổn kinh tế thế giới dẫn đến thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, đồng thời sức mua của người dân giảm. Điều này tác động cực xấu đến các sản xuất của cá nhân. Thêm vào đó, tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng đáng lo ngại. Chính vì vậy mà trong năm này, tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng bị âm so với năm trước, do nhu cầu vay vốn của khách hàng giảm đáng kể và cũng vì ngân hàng thắt chặt tín dụng hơn trong giai đoạn đang nóng về nợ xấu để hạn chế rủi ro.
Sang năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, tuy nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, nhưng một số ngành nghề và lĩnh vực đã chuyển biến tích cực. Lạm phát kiềm chế ở mức thấp, kinh tế vĩ mô ổn định, sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi, xuất khẩu hàng hóa tăng ở mức khá đã làm tăng nhu cầu vốn vay của các cá nhân trên địa bàn làm hoạt động tín dụng của ngân hàng không ngừng tăng trưởng.
b) Yếu tố pháp luật
Cũng như các ngành nghề kinh doanh khác, hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan Nhà nước, cụ thể là Ngân hàng Nhà Nước. Do vậy, các chính sách do Ngân hàng Nhà Nước ban hành sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tại ngân hàng.
Cụ thể trong năm 2011, Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định về mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng Việt Nam đồng, Thông tư số 11/2011/TT-NHNN quy định về chấm dứt hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng, cùng với đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” của Thủ tướng Chính phủ đã
làm cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng lúc bấy giờ đã khó do ngân hàng còn quá mới mẻ trên thị trường, nay càng khó hơn do lãi suất huy động giảm thì ngân hàng khó thu hút được vốn từ khách hàng. Chính vì vậy, làm lượng vốn huy động tại ngân hàng năm này khá thấp.
Trong năm 2012 và 2013, Ngân hàng Nhà Nước có đến 8 lần đưa ra chính sách điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động bằng Việt Nam đồng, 3 lần giảm lãi suất huy động bằng ngoại tệ và 5 lần giảm trần lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên, dẫn đến mặt bằng chung lãi suất trong 2 năm này liên tục giảm. Tuy nhiên, mặc dù ngân hàng đã luôn tuân thủ và thực hiện theo đúng quy định của ngân hàng Nhà Nước nhằm hỗ trợ các cá nhân vay vốn với giá rẻ để phục hồi hoạt động sản xuất, đồng thời mong muốn người dân giảm tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn để khôi phục nền kinh tế. Nhưng trong năm 2012, tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng vẫn tăng và doanh số cho vay cũng không thể duy trì và giảm mạnh so với năm 2011 do tác động của yếu tố kinh tế quá lớn nên những nổ lực về chính sách không mang lại hiệu quả. Sang năm 2013, những chính sách này đã thực sự phát huy công dụng khi có nhiều doanh nghiệp vay vốn hơn làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên khả quan. Và xu hướng điều chỉnh giảm lãi suất tiếp tục được duy trì trong 6 tháng đầu năm 2014 với các Quyết định số 496/ QĐ-NHNN, Quyết định số 498/ QĐ-NHNN, Quyết định số 499/ QĐ-NHNN và Quyết định số 497/ QĐ-NHNN làm doanh số cho vay của ngân hàng tăng với tốc độ khá cao so với cùng kỳ năm trước.
c) Yếu tố cạnh tranh
Càng nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng hoạt động trong ngành sẽ làm càng làm tăng mức độ cạnh tranh và xâm chiếm thị phần của nhau. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào số lượng và quy mô các NHTM, tổ chức tín dụng và gần đây là sự chen chân của các ngân hàng nước ngoài trên thị trường.
BAOVIET Bank – Cần Thơ là một trong số những ngân hàng trẻ trong hệ thống các ngân hàng hoạt động trên địa bàn thành phố Cần Thơ, chính vì vậy mà ngân hàng gặp khó khăn trong thời gian đầu khi phải cố gắng xâm nhập thị trường, tranh giành khách hàng, đồng nghĩa với việc phải cạnh tranh với các đối thủ lâu năm, nhiều kinh nghiệm. Do đó, năm 2011, khách hàng cá nhân của ngân hàng không nhiều làm ngân hàng khó huy động được vốn cũng như cho vay đối với đối tượng này.
Thời gian sau, khi ngân hàng được biết đến nhiều hơn, nhưng trên địa bàn lại tiếp tục xuất hiện các đối thủ khác, đó là phòng giao dịch mới hoặc chi nhánh mới của các ngân hàng như : OCB Bank, Kiên Long Bank, Sacombank, ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Pvcom Bank,... Điều này đã làm mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên ngày càng khốc liệt. Vì vậy, mà nó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận khách hàng cá nhân của BAOVIET Bank – Cần Thơ, đối tượng này tuy có tăng trong những năm sau nhưng lượng tăng không nhiều làm cho doanh số cho vay cá nhân tại ngân hàng chưa thật sự cao và làm hoạt động tín dụng cá nhân chưa thật sự đạt hiệu quả.