Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt chi nhánh cần thơ (Trang 33)

Bất kỳ để có được một khoản thu nào thì cũng phải bỏ ra một khoản chi phí, do đó, cùng với sự gia tăng hay giảm của thu nhập thì chi phí cũng tăng hay giảm theo. Qua 2 bảng 3.1 và 3.2 ta thấy, cũng như tổng thu nhập tổng chi phí tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2012, tổng chi phí giảm 7.588 triệu đồng, tương đương 16,83% so với năm 2011 (45.085 triệu đồng). Sau đó vào năm 2013, tổng chi phí tăng lên thành 46.126 triệu đồng với tốc độ tăng 23,01%. Và theo xu hướng đó, 6 tháng đầu năm 2014, tổng chi phí cũng tăng so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do sự tăng giảm không đều của các khoản chi phí chi tiết nằm trong tổng chi phí.

Chi phí của ngân hàng xuất phát từ việc chi trả cho nhiều hoạt động như: huy động vốn, cung cấp dịch vụ, hoạt động kinh doanh, chi dự phòng rủi ro,.. Nhưng trong các hoạt động đó, hoạt động chủ yếu của ngân hàng vẫn là huy động vốn. Vì vậy, cũng như thu nhập, chi phí cũng chia làm 2 loại: chi phí lãi và chi phí ngoài lãi.

Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng – BAOVIET Bank Cần Thơ

Hình 3.3 Biểu đồ tình hình chi phí của ngân hàng BAOVIET Bank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Nhìn vào hình 3.3 ta thấy, chi phí lãi từ hoạt động huy động vốn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí (trên 83%) và chi phí này tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2012, chi phí lãi là 31.513 triệu đồng giảm 6.281 triệu đồng so với năm 2011 (37.794 triệu đồng). Nguyên nhân là do trong năm 2012 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục hoạt động kinh doanh, ngân hàng Nhà Nước nhiều lần đưa ra chính sách điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động vốn nên làm cho chi phí lãi trong năm này giảm so với năm 2011. Đến năm 2013, chi phí lãi tăng trở lại với tốc độ tăng 24,50% làm chi phí lãi lên đến 39.235 triệu đồng và cùng xu hướng đó 6 tháng đầu năm 2014, chi phí lãi cũng tăng 3.991 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do nền kinh tế chưa có dấu hiệu phục hồi, người dân chủ yếu chi tiêu thắt chặt và tiết kiệm nhiều hơn, không thiết tha với việc đầu tư hay kinh doanh làm cho vốn huy động không ngừng gia tăng mặc cho lãi suất liên tục giảm. Mặc khác, các doanh nghiệp làm ăn tốt hơn so với năm trước nên cũng làm tăng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế.

Không giống như thu nhập ngoài lãi, chi phí ngoài lãi có tác động đáng kể đến tổng chi phí, bởi vì nó bao gồm nhiều loại chi phí liên quan mật thiết đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: chi phí dịch vụ, chi phí hoạt động và chi dự phòng rủi ro. Trong giai đoạn năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 thì chi phí ngoài lãi có sự tăng giảm không đồng đều. Năm 2012, chi phí ngoài lãi giảm 1.307 triệu đồng so với năm 2011, trong đó đáng chú ý là chi dịch vụ mặc dù tăng 17 triệu đồng nhưng không đáng kể so với việc giảm mạnh của chi dự phòng rủi ro (giảm 1.315 triệu đồng). Nguyên nhân là do năm 2011 mức tăng trưởng tín dụng rất cao, chủ yếu là trong lĩnh vực chứng khoán và bất động sản. Tuy nhiên, việc vỡ nợ tín dụng đen làm cho các doanh nghiệp bán tháo bất động sản làm cho thị trường bất động sản đóng băng, cùng với đó là thị trường chứng khoán. Chính điều này đã làm cho nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng tăng đột biến do doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Vì vậy mà chi phí dự phòng rủi ro tăng cao trong năm 2011 và đến năm 2012 khi các doanh nghiệp ổn định hơn phần nào trả bớt khoản nợ thì chi phí dự phòng giảm mạnh. Đến năm 2013, chi phí ngoài lãi tăng trở lại với tốc độ tăng 15,16% so với năm 2012, đồng thời 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng với tốc độ cao hơn là24,527% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do chi phí hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 2 giai đoạn này tăng cao vì ngân hàng có nhiều chính sách đưa ra cần thực hiện nhằm sẵn sàng khi thị trường hồi phục.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt chi nhánh cần thơ (Trang 33)