Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một khoản thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay sẽ chỉ rõ quy mô tăng trưởng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Qua 2 bảng 4.3 và 4.4 ta thấy, trong thời gian qua tổng doanh số cho vay có sự biến động không ổn định. Năm 2012 tổng doanh số cho vay giảm 139.739 triệu đồng so với năm 2011 với tốc độ giảm 29,24%. Đến năm 2013, tổng doanh số cho vay tăng trưởng 21,18% so với năm trước và đạt 409.796 triệu đồng và xu hướng tăng trưởng tiêp tục duy trì trong những tháng đầu năm 2014. So với 6 thán đầu năm 2013 thì 6 tháng đầu năm 2014, tổng doanh số cho vay tăng trưởng vượt bậc với tốc độ 104,15%, tương đương 193.350 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho tổng doanh số cho vay giảm vào năm 2012 và thời gian sau đó tình trạng được cải thiện đáng kể chủ yếu là cho chịu sự tác động từ tình hình kinh tế trong nước luôn có biến động. Cụ thể đối với từng đối tượng thì tình hình doanh số cho vay diễn biến như thế nào ta tiến hành phân tích chi tiết hơn.
Nguồn: Phòng tín dụng – BAOVIET Bank Cần Thơ
Hình 4.3 Biểu đồ tình hình doanh số cho vay theo đối tượng tại ngân hàng BAOVIET Bank - Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Hình 4.3 cho ta thấy, doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng với tỷ trọng luôn cao hơn
74% và liên tục tăng nhẹ qua các năm từ 2011 -2013. Điều này cho thấy rõ trong những năm qua, đối tượng khách hàng mà ngân hàng hướng đến chủ yếu là doanh nghiệp. Tuy tỷ trọng tăng nhưng doanh số cho vay đối tượng này năm 2012 lại giảm so với năm 2011 từ 354.365 triệu đồng giảm chỉ còn 256.464 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2012 nền kinh tế trong nước có nhiều chuyển biến xấu, thị trường bất động sản đóng băng nên các doanh nghiệp kinh doanh rất khó khăn, hàng hóa tồn kho tăng cao nên không có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, thậm chí là thu hẹp quy mô để giảm chi phí làm cho nhu cầu vay vốn giảm đáng kể. Sang năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh số cho vay lại liên tục tăng. Năm 2013 doanh số cho vay tăng 56.374 triệu đồng so với năm 2012, đặc biệt chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay đã đạt 291.366 triệu đồng, tăng trưởng 101,09% so với cùng kỳ năm trước và gần bằng 93% doanh số cho vay cả năm 2013. Nguyên nhân là do trong thời gian này tình hình kinh tế có nhiều thay đổi tích cực, đồng thời các doanh nghiệp nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các chính sách Nhà nước về các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, hỗ trợ thị trường, bên cạnh đó lãi suất vay vốn trên thị trường nhiều lần giảm mạnh trong năm 2013 và tiếp tục giảm trong 6 tháng đầu năm 2014 đã kích thích làm tăng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp.
Đối với khách hàng cá nhân, khi cấp tín dụng cho đối tượng này ngân hàng có cơ hội mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm, tạo điều kiện bước đầu để thực hiện chiến lược phát triển thành ngân hàng bán lẻ, đồng thời phân tán rủi ro, không đầu tư tập trung quá nhiều vào một đối tượng nhất định. Chính vì những lợi ích đó mà ngân hàng ngày càng chú trọng, quan tâm đến đối tượng này. Năm 2011 doanh số cho vay khách hàng cá nhân là 123.538 triệu đồng nhưng lập tức giảm khá nhiều vào năm 2012 chỉ còn 81.700 triệu đồng và tỷ trọng cũng theo đó giảm từ 25,85% xuống còn 24,16%. Do trong năm 2012 nhận thấy được sự sụt giảm kinh tế, đồng thời chỉ số giá tiêu dùng tăng so với năm trước nên khách hàng cá nhân chủ yếu chi tiêu tiết kiệm, không tha thiết với việc đầu tư làm cho nhu cầu vay vốn giảm. Bước sang năm 2013, bằng những nổ lực của Đảng và Nhà nước đã phần nào cải thiện nền kinh tế, nước ta thành công với việc kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, tạo cơ hội đầu tư kinh doanh cho các cá nhân. Chính điều này làm cho nhu cầu vay vốn tăng lên kéo theo sự gia tăng của doanh số cho vay cá nhân là 15.258 triệu đồng so với năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2014, tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay cá nhân lên đến 115,05% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 87.622 triệu đồng. Có được sự tăng trưởng vượt trội như vậy là
nhân viên ngân hàng, đồng thời là nhờ sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động tạo cho ngân hàng có được năng lực tài chính mạnh hơn.