Tổng quát tình hình nguồn vốn tại ngân hàng giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt chi nhánh cần thơ (Trang 38)

4.1 TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Để có thể hoạt động kinh doanh thì đối với bất kỳ doanh nghiệp nào nguồn vốn cũng đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó cho ta thấy nguồn lực tài chính của doanh nghiệp đó. Đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng TMCP thì nguồn vốn còn mang tính chất quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Do đó, ngân hàng luôn đẩy mạnh công tác huy động vốn để có được nguồn vốn dồi dào và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến vay vốn. Chính vì vậy, việc phân tích nguồn vốn tại ngân hàng là rất cần thiết để thấy rõ nguồn cung ứng cho hoạt động tín dụng biến động như thế nào trong giai đoạn 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Nguồn vốn của ngân hàng được tạo thành từ 2 loại vốn là vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong đó, chủ yếu thường là vốn huy động, nguồn vốn này có được từ hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng khác. Còn vốn điều chuyển là vốn nhận điều chuyển từ Hội sở xuống cho chi nhánh.

Tình hình và cơ cấu nguồn vốn tại ngân hàng trong thời gian qua được thể hiện qua bảng số liệu tổng quát sau:

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng TMCP Bảo Việt – Cần Thơ qua 3 năm 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tốc độ TT (%) Số tiền Tốc độ TT (%) Tổng nguồn vốn 232.865 100 192.215 100 324.933 100 (40.650) (17,46) 132.718 69,05 Vốn điều chuyển 139.172 59,77 8.367 4,35 7.709 2,37 (130.805) (93,99) (658) (7,86) Vốn huy động tại chỗ

+ Tiền gửi tiết kiệm + Tiền gửi của các TCKT và TCTD khác 93.693 40.517 53.176 40,23 43,24 56,76 183.848 111.005 72.843 95,65 60,38 39,62 317.224 162.988 154.236 97,63 51,38 48,62 90.155 70.488 19.667 96,22 173,97 36,98 133.376 51.983 81.393 72,55 46,83 111,74 Nguồn: Phòng giao dịch khách hàng

Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng TMCP Bảo Việt – Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 6 tháng đầu 2014 – 6 tháng đầu 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tốc độ TT (%) Tổng nguồn vốn 188.638 100 356.803 100 168.165 89,15 Vốn điều chuyển 3.952 2,10 2.098 0,59 (1.854) (46,91) Vốn huy động tại chỗ

+ Tiền gửi tiết kiệm

+ Tiền gửi của các TCKT và TCTD khác 184.686 102.076 82.610 97,90 55,27 44,73 354.705 190.583 164.122 99,41 53,73 46,27 170.019 88.507 81.512 92,06 86,71 98,67 Nguồn: Phòng giao dịch khách hàng

Qua 2 bảng 4.1 và 4.2 ta thấy, tổng nguồn vốn của ngân hàng trong thời gian qua có sự tăng giảm không ổn định. Năm 2011, tổng nguồn vốn đạt 232.865 triệu đồng và giảm 40.650 triệu đồng chỉ còn 192.215 triệu đồng vào năm 2012. Đến năm 2013 thì tổng nguồn vốn tăng trưởng trở lại với tốc độ 69,05% so với năm 2012 và đạt 324.933 triệu đồng. So với 6 tháng đầu năm 2013 thì 6 tháng đầu năm 2014, tổng nguồn vốn tiếp tục tăng với tốc độ khá cao là 93,39%, tương đương 176.165 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm không ổn định của tổng nguồn vốn là do sự tăng giảm không đều của vốn điều chuyển từ Hội sở.

Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng – BAOVIET Bank Cần Thơ

Hình 4.1 Biểu đồ tình hình nguồn vốn của ngân hàng BAOVIET Bank - Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Tình hình nguồn vốn điều chuyển trong thời gian qua có nhiều thay đổi. Năm 2011, vốn điều chuyển tại ngân hàng chiếm tỷ trọng rất cao (59,77%), tương đương 139.172 triệu đồng và là con số cao nhất trong các năm. Nguyên nhân là do trong thời gian đầu khi mới thành lập, ngân hàng vẫn chưa thể huy động được lượng lớn vốn từ khách hàng do qua mới mẻ nên Hội sở đã chuyển vốn xuống chi nhánh để duy trì hoạt động kinh doanh và cấp tín dụng cho khách hàng. Đến năm 2012 và 2013 thì nguồn vốn điều chuyển liên tục giảm do lúc này ngân hàng đã có thể tự huy động được vốn để kinh doanh. Tương tự như trên, trong 6 tháng đầu năm 2014, vốn điều chuyển tiếp tục giảm 1.854 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước và đạt 2.098 triệu đồng. Nguyên nhân là vì trong 6 tháng đầu năm 2014, mặc dù nền kinh tế có chuyển biến tốt hơn nên các doanh nghiệp cũng như cá nhân có nhu cầu vay vốn kinh doanh tăng cao nhưng với khả năng huy động vốn

của mình ngân hàng hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu đó mà không cần nhiều vốn hỗ trợ từ Hội Sở.

Qua hình 4.1 và 2 bảng số liêu 4.1 và 4.2 ta thấy, vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn (trên 87%), ngoại trừ năm 2011, vốn huy động chỉ chiếm 40,23%. Nguyên nhân là vì chỉ mới thành lập năm 2010 nên vào năm 2011 lượng khách hàng biết đến BAOVIET Bank – Cần Thơ còn khá ít nên nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng không cao. Nhưng sau đó ngân hàng đã dần khẳng định mình và tự chủ hơn trong việc huy động vốn làm cho tỷ trọng vốn huy động tăng và luôn chiếm phần lớn. Vốn huy động có xu hướng tăng đều qua các năm, từ 93.693 triệu đồng vào năm 2011 lên 317.224 triệu đồng vào năm 2013 và tiếp tục tăng cao vào 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do sau một thời gian hoạt động trên thị trường, BAOVIET Bank – Cần Thơ đã tạo được niềm tin và uy tín nên lượng khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp đến giao dịch ngày càng tăng làm cho nguồn vốn huy động được cũng tăng theo. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không như nhau. Năm 2012 so với 2011 tăng trưởng đạt 96,22% cao hơn tăng trưởng năm 2013 so với năm 2012 chỉ 72,55%. Nguyên nhân là do mặc dù trong cả 2 giai đoạn này lãi suất huy động đều có xu hướng giảm nhưng năm 2012 lãi suất vẫn còn ở mức tương đối, còn trong năm 2013, lãi suất nhiều lần giảm và giảm đến mức rất thấp nên lượng vốn huy động có tốc độ tăng nhỏ hơn nhiều so với năm 2012. Điều đặc biệt mà ta dễ dàng nhận ra là trong 6 tháng đầu năm 2014, vốn huy động không những tăng rất cao so với cùng kỳ năm trước mà số tiền huy động được đạt 354.705 triệu đồng thậm chí còn cao hơn số tiền huy động được trong cả năm 2013 là 317.224 triệu đồng. Lý do của việc này là vì tuy lãi suất huy động theo thời gian tiếp tục giảm nhưng biên độ giảm không quá nhiều nên không ảnh hưởng lắm đến tâm lý khách hàng. Lý do chính ở đây là vì các doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2014 làm ăn tốt hơn nhiều, thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi nên tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng khá cao. Hơn nữa do nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn hồi phục làm một phần khách hàng cá nhân chưa tha thiết lắm với kinh doanh, đồng thời có xu hướng thắt chặt chi tiêu nên tiết kiệm cá nhân tăng nhiều, một phần các cá nhân đầu tư kinh doanh hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh hiện tại nên làm ăn có lãi và tiết kiệm nhiều hơn.

Vốn huy động tại chỗ của ngân hàng được hình thành từ tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng khác. Tình hình 2 loại tiền gửi này được thể hiện qua sơ đồ sau:

Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng – BAOVIET Bank Cần Thơ

Hình 4.2 Biểu đồ tình hình vốn huy động của ngân hàng BAOVIET Bank – Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Hình 4.2 cho ta thấy, tiền gửi tiết kiệm của cá nhân cũng như tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng khác có xu hướng tăng qua các năm vì ngân hàng đã làm rất tốt công tác tuyên truyền và gây dựng uy tín nên lượng khách hàng biết đến ngân hàng ngày càng nhiều. Chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng vốn huy động là tiền gửi tiết kiệm (trừ năm 2011), nguyên nhân là vì trong thời gian này do giá cả hàng hóa tăng làm cá nhân có xu hướng chi tiêu giảm và tiết kiệm nhiều hơn, còn về phần các tổ chức kinh tế thì là do mặc dù làm ăn có tốt hơn theo thời gian nhưng hoạt động kinh doanh vẫn chưa hoàn toàn hồi phục nên lượng tiền doanh nghiệp gửi vào ngân hàng để phục vụ thanh toán có tăng với tốc độ ngày càng cao nhưng vẫn chưa đạt con số lớn. Năm 2011, tiền gửi tiết kiệm của cá nhân đạt 40.517 triệu đồng và liên tục tăng đến 162.988 triệu đồng vào năm 2013, con số này vào 6 tháng đầu năm 2014 còn vượt xa hơn nữa là 190.583 triệu đồng. Điều này nói lên việc ngân hàng đang từng bước phát triển quy mô lượng khách hàng và thâm nhập thị trường tốt hơn.

Tóm lại, qua những phân tích trên đã thể hiện được những dấu hiệu tích cực trong công tác huy động vốn tại ngân hàng. Bằng nhiều nổ lực, ngân hàng đã ngày càng phát triển và khẳng định mình. Bước đầu cho ta thấy được ngân hàng đang hoạt động một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt chi nhánh cần thơ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)