Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực của công ty cổ phần liên hiệp kim xuân (Trang 39)

Công ty cổ phần liên hiệp Kim Xuân là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại đinh chất lƣợng cao để xuất khẩu. Thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu của công ty là Hoa Kỳ chiếm hơn 90% doanh số, còn lại 10% bán ở thị trƣờng trong nƣớc và một số nƣớc ở khu vực Đông Nam Á. Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn có doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trƣớc. Điều đó chứng tỏ công ty đang hoạt động rất hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh này. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến nay sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

29

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán)

số Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 với 2010 2012 với 2011 Q. I,II 2013 với

Q. I,II 2012

2010 2011 2012 Q.I,II 2012 Q.I,II 2013 Giá trị Tỷ lệ% Giá trị Tỷ lệ% Giá trị Tỷ lệ%

01 1. Doanh thu 54.511 112.314 162.112 70.980 100.816 57.803 106,04 49.798 44,34 29.836 42,03

02 2. Các khoản giảm trừ 1.761 4 67 123 -1.757 -99,77 63 1.575 123

10 3. Doanh thu thuần 52.750 112.310 162.045 70.980 100.693 59.560 112,91 49.735 44,28 29.713 41,86

11 4. Giá vốn hàng bán 44.485 96.079 134.749 59.720 83.699 51.594 115,98 38.670 40,25 23.979 40,15

20 5. Lợi nhuận gộp (20=10-11) 8.265 16.231 27.296 11.260 16.994 7.966 96,38 11.065 68,17 5.734 50,92

21 6. Doanh thu hoạt động tài chính 2.031 1.348 147 112 2.184 -683 -33,63 -1.201 -89,09 2.072 1.850

22 7. Chi phí tài chính 2.463 3.242 3.992 2.372 3.634 779 31,63 750 23,13 1.262 53,20

23 Trong đó: Chi phí lãi vay 2.115 2.783 3.766 2.157 3.461 668 31,58 983 35,32 1.304 60,45

24 8. Chi phí bán hàng 4.637 9.254 11.843 5.560 7.287 4.617 99,57 2.589 27,98 1.727 31,06

25 9. Chi phí quản lý kinh doanh 1.323 1.894 4.163 1.692 1.988 571 43,16 2.269 119,80 296 17,49

30 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD (30 = 20 +

(21-22) - (24 + 25)) 1.873 3.189 7.445 1.748 6.269 1.316 70,26 4.256 133,46 4.521 258,64

31 11. Thu nhập khác - 2 12 4 2 10 500 -4 -100

32 12. Chi phí khác 74 28 28 28 16 -46 -62,16 - - -12 -42,86

40 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) -74 -26 -16 -24 -16 48 -64,86 10 -38,46 8 -33,33

50 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế

(50 = 30 + 40) 1.799 3.163 7.429 1.724 6.253 1.364 75,82 4.266 134,87 4.529 262,70

51 15. Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành 450 791 1.857 431 1.563 341 75,78 1.066 134,77 1.132 262,65

52 16. Chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại - - -

30 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng trên ta thấy từ năm 2010 đến nay doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty hàng năm đều tăng. Doanh thu năm 2011 của công ty là 112.314 triệu đồng, tăng 57.803 triệu so với năm 2010, tức là tăng đến 106,04%. Lợi nhuận sau thuế của công ty vào năm 2011 là 2.372 triệu đồng, tăng 1.023 triệu đồng so với năm 2010, tức là tăng đến 75,83%. Đây là một mức tăng khá cao, vậy tại sao chỉ sau một năm mà mức doanh thu và lợi nhuận của công ty lại tăng cao nhƣ vậy? Qua quá trình thực tập và tìm hiểu tại công ty thì ngƣời viết đƣợc biết vào khoảng năm 2009 đến năm 2010, giữa các cổ đông của công ty có phát sinh mâu thuẫn và bất đồng về cách thức quản lý và phƣơng hƣớng phát triển của công ty. Đến năm 2010, một số cổ đông bắt đầu rút vốn ra khỏi công ty. Đứng trƣớc khó khăn này, những cổ đông còn lại của công ty quyết định huy động thêm vốn từ một số cổ đông mới, giải quyết các bất đồng và tiến hành tái cơ cấu lại công ty. Cũng kể từ thời điểm đó, các quyết sách của công ty không còn vƣớng phải các rào cản vì bất đồng quan điểm nữa. Nguồn vốn kinh doanh của công ty đƣợc sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả hơn. Các nhà quản trị của công ty không còn bị chi phối vì phải giải quyết các bất đồng nữa mà có thể toàn tâm toàn ý cho việc xây dựng và phát triển công ty. Từ đó, doanh thu và lợi nhuận của công ty dần đƣợc nâng lên nhƣ ta đã thấy trên bảng số liệu. Bên cạnh đó ngƣời viết còn đƣợc biết, từ năm 2010 trở về trƣớc, đầu ra của công ty rất ít, chỉ xuất khẩu cho một số ít nhà nhập khẩu lớn ở bờ Đông Hoa Kỳ. Chính vì đầu ra ít nên công ty bị lệ thuộc rất lớn vào một số nhà nhập khẩu này, khiến họ có nhiều lợi thế ép giá khi đàm phán hợp đồng, buộc công ty phải ký hợp đồng xuất khẩu độc quyền cho họ ở một số tiểu bang bờ Đông với mức gia khá thấp làm giảm doanh thu và lợi nhuận của công ty. Sau khi tái cơ cấu lại công ty, Ban Giám Đốc nhận định cần phải tìm kiếm thêm đầu ra cho sản phẩm của công ty để giảm sự lệ thuộc vào một số ít nhà nhập khẩu. Không lâu sau đó, công ty đã tìm đƣợc thêm một số nhà nhập khẩu mới ở bờ Tây của Hoa Kỳ, chấp nhận mua sản phẩm của công ty với giá cao hơn và không phải ký hợp đồng cung cấp sản phẩm độc quyền. Theo thời gian, đầu ra cho sản phẩm của công ty ngày càng đƣợc mở rộng hơn đã giúp công ty có thể tự tin nâng cao vị thế của mình khi đàm phán hợp đồng cung cấp sản phẩm, không còn bị lệ thuộc vào một số ít nhà nhập khẩu nhƣ trƣớc kia nữa. Chính điều này cũng góp phần rất lớn làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty. Sau khi tái cơ cấu lại công ty, tìm kiếm thêm đầu ra thanh công thì số lƣợng đơn đặt hàng cũng ngày càng tăng nên Ban Giám Đốc đã mạnh dạn đầu tƣ thêm trang thiết bị máy móc để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vào các năm 2011 và 2012, chính điều này là nguyên nhân làm cho số lƣợng nhân sự của công ty những năm gần đây tăng lên. Sự gia tăng nhân sự của công ty qua các năm sẽ đƣợc phân tích rõ hơn ở Chƣơng 4 của luận văn này.

Sang năm 2012, doanh thu của công ty là 162.112 triệu đồng, tăng 49.798 triệu đồng so với năm 2011, tức là tăng 44,34%. Lợi nhuận sau thuế của năm 2012

31

là 5.572 triệu đồng, tăng 3.200 triệu đồng so với năm 2011, tức là tăng 134,91%. Điều này càng cho thấy rõ công ty đang đi đúng hƣớng và việc tái cơ cấu cũng nhƣ đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh đang ngày càng mang lại hiệu quả cho công ty.

Các con số của 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy doanh thu tăng 29.836 triệu đồng, tức là tăng 42,03%. Lợi nhuận sau thuế tăng 3.397 triệu đồng, tức là tăng 262,72%. Mức tăng này là rất cao chứng tỏ công ty đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Bảng 3.2: Doanh thu thuần và giá vốn hàng bán từ năm 2010 - 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

Chênh lệch

2011 với 2010 2012 với 2011 Q. I,II 2013/ Q. I,II 2012 2010 2011 2012 Q.I,II

2012

Q.I,II

2013 ± % ± % ± % Doanh thu thuần 52.750 112.310 162.045 70.980 100.693 59.560 112,91 49.735 44,28 29.713 41,86 Giá vốn hàng bán 44.485 96.079 134.749 59.720 83.699 51.594 115,98 38.670 40,25 23.979 40,15 Tỷ lệ giá vốn hàng

bán/doanh thu thuần (%) 84,33 85,55 83,16 84,14 83,12 1,22 -2,39 -1,01

Qua bảng trên ta thấy giá vốn hàng bán qua các năm chiếm khoảng từ 83% đến 86% doanh thu thuần. Năm 2011, tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần là có nhất với mức 85,55%, qua năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 83,16%. Nếu so sánh tỷ lệ này của sáu tháng đầu năm 2013 với sáu tháng đầu năm 2012 thì tỷ lệ này đã giảm 1,01%. Năm 2011, tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán là 115,98% cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần. Tuy nhiên kể từ năm 2012 thỉ tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán bắt đầu thấp hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần. Do ở năm 2011, công ty vừa trải qua giai đoạn tái cơ cấu và đầu tƣ thêm trang thiết bị, máy móc nên hoạt động sản xuất của công ty chƣa hoàn toàn ổn định, làm cho tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần cũng nhƣ tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán có phần tăng nhẹ. Sang năm 2012, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã dần ổn định nên các tỷ lệ này bắt đầu có dấu hiệu giảm nhẹ. Tuy nhiên do dây chuyền công nghệ không có nhiều sự thay đổi đáng kể có thể giúp kéo giảm giá vốn hàng bán nên có thể tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần sẽ vẫn tiếp tục đƣợc duy trì ổn định trong khoảng 80% đến 85%. Nếu có thể kéo giảm phần nào tỷ lệ này xuống thì có lẽ giải pháp sẽ là cách thức quản lý sao cho tiết kiệm và giảm bớt những chi phí không cần thiết trong quá trình sản xuất.

32

Bảng 3.3: Doanh thu thuần và các chi phí không liên quan đến sản xuất (2010-2013)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

Chênh lệch

2011 với 2010 2012 với 2011 Q. I,II 2013/ Q. I,II 2012

2010 2011 2012 Q. I,II 2012

Q. I,II

2013 ± % ± % ± %

Doanh thu thuần 52.750 112.310 162.045 70.980 100.693 59.560 112,91 49.735 44,28 29.713 41,86 Chi phí tài chính 2.463 3.242 3.992 2.372 3.634 779 31,63 750 23,13 1.262 53,20 Trong đó: Chi phí lãi

vay 2.115 2.783 3.766 2.157 3.461 668 31,58 983 35,32 1.304 60,45 Chi phí bán hàng 4.637 9.254 11.843 5.560 7.287 4.617 99,57 2.589 27,98 1.727 31,06 Chi phí quản lý kinh

doanh 1.323 1.894 4.163 1.692 1.988 571 43,16 2.269 119,80 296 17,49 Tổng các loại chi phí

TC, bán hàng, QLKD 8.423 14.390 19.998 9.624 12.909 5.967 70,84 5.608 38,97 3.285 34,13 Tỷ lệ các loại chi phí

này/doanh thu thuần (%)

15,97 12,81 12,34 13,56 12,82 -3,16 -0,47 -0,74 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ của tổng các loại chi phí ngoài sản xuất trên doanh thu thuần qua các năm đều dƣới 16% và đang có xu hƣớng giảm xuống. Năm 2010 tỷ lệ này là 15,97%, sang năm 2011 tỷ lệ này là 12,81% tức là đã giảm 3,16% so với năm 2010. Sang năm 2012, tỷ lệ này tiếp tục giảm nhẹ 0,47% xuống còn 12,34%. So sánh quý I,II của năm 2013 với quý I,II năm 2012 ta cũng thấy xu hƣớng giảm này với mức giảm là 0,74%. Tỷ lệ này giảm không phải là do các loại chi phí ngoài sản xuất này giảm mà là do tốc độ tăng của doanh thu thuần cao hơn tốc độ tăng của các loại chi phí này. Các con số bảng trên cho thấy năm 2011 so với năm 2010, doanh thu thuần tăng 112,91% còn tổng các loại chi phí ngoài sản xuất tăng 70,84%, rõ ràng là thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu thuần. Sang năm 2012 so với năm 2011, tốc độ tăng của doanh thu thuần là 44,28%, tổng các loại chi phí ngoài sản xuất tăng 38,97%, cũng thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần. Nếu so 6 tháng đầu năm 2013 với 6 tháng đầu năm 2012 thì tốc độ tăng của các loại chi phí ngoài sản xuất vẫn thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Chi phí qua các năm tăng nhƣng đồng thời doanh thu cũng tăng và còn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí cho thấy công ty đang hoạt động khá là hiệu quả. Đáng lƣu ý là chi phí lãi vay của 6 tháng đầu năm 2013 so với chi phí lãi vay của 6 tháng đầu năm 2012 đã tăng đến 60,45% cho thấy chính vì hoạt động đang ngày càng hiệu quả nên công ty đã mạnh dạn vay thêm vốn để đầu tƣ sản xuất kinh doanh dẫn đến chi phí lãi vay tăng cao. Nhƣng nếu xem xét doanh thu và lợi nhuận của 6 tháng đầu năm 2013 chúng ta sẽ thấy doanh thu tăng 42,02%, còn lợi nhuận sau thuế tăng đến 262,72% so với 6 tháng đầu năm 2012. Điều đó cho thấy vốn vay đã đƣợc đầu tƣ sản xuất kinh doanh rất hiệu quả.

33

Qua những phân tích ở trên đã phần nào khái quát đƣợc tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần liên hiệp Kim Xuân từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Nhìn chung, từ năm 2010 đến nay công ty hoạt động khá là hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năn trƣớc, các loại chi phí và giá thanh sản phẩm đƣợc kiểm soát tƣơng đối ổn định. Năm 2011 là năm bản lề mở ra một giai đoạn phát triển mới của công ty sau khi đã tái cơ cấu và dần mở rộng sản xuất kinh doanh. Đề tài này không tập trung ở việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nên chỉ dừng lại ở việc phân tích và mổ tả khái quát tình hình kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua. Sau đây ngƣời viết sẽ trình bài những thuận lợi, khó khăn và định hƣớng phát triển của công ty.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực của công ty cổ phần liên hiệp kim xuân (Trang 39)