Khống chế lưu lượng tiền ra – Maximum Cash Outflow MCO

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Đông Á (Trang 48)

2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊRỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

2.2.3.1 Khống chế lưu lượng tiền ra – Maximum Cash Outflow MCO

- MCO là công cụ sử dụng để phân tích thanh khoản ngắn hạn của toàn ngân hàng, xác định các rủi ro tập trung vào chênh lệch ngày đáo hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. Đó là chênh lệch giữa các khoản thu vào và chi ra trong cùng thời hạn để tính được tổng số tiền mà ngân hàng phải thanh toán tại một thời điểm nhất định. MCO giúp ngăn ngừa sự phụ thuộc vào các nguồn vốn vay qua đêm và các nguồn vốn vay ngắn hạn khác.

- Phòng QLNV có trách nhiệm quản lý các lưu lượng tiền ra của ngân hàng trong tương lai và xây dựng hệ thống hạn mức khống chế lưu lượng tiền ra cho Hội sở và các chi nhánh. Khi hạn mức MCO của các chi nhánh vượt đến 110% của hạn mức Ban Tổng Giám đốc cho phép thì phải được sự chấp thuận của Giám đốc QLNV, ban Tổng Giám đốc và hội đồng ALCO để tạm thời vượt hạn mức. - Phương pháp: Liệt kê tất cả các khoản phải thanh toán và các khoản phải thu

đáo hạn trong thời hạn 56 ngày của ngân hàng vào cuối mỗi ngày giao dịch. Các khoản phải thanh toán và phải thu được cộng dồn lại theo từng ngày đáo hạn và từng loại tiền tệ. Sau khi tính được số thực thu và thực trả của từng ngày và từng loại tiền tệ thì tiến hành cộng lũy kế. Trong tuần thứ nhất các khoản phải thanh

toán và các khoản phải thu được liệt kê theo từng ngày từ ngày thứ nhất cho đến ngày thứ bảy, sau đó, kể từ tuần thứ hai cho đến tuần thứ tám được cộng dồn theo từng tuần.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Đông Á (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)