Các hệ số an toàn liên quan đến hoạt động kinh doanh của DongABank

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Đông Á (Trang 53)

2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊRỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

2.2.4Các hệ số an toàn liên quan đến hoạt động kinh doanh của DongABank

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Hệ số CAR):

DongA Bank luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN tại Thông tư 13 và các tiêu chuẩn quốc tế Basel 1, 2 và 3. Tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Đông Á qua các năm luôn cao hơn tỷ lệ quy định.

Bảng 2.1: Bảng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của DongA Bank qua các năm

Chỉ số tài chính 2011 2012

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 10.01% 10.85% Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Đông Á

Tỷ lệ dự trữ sơ cấp:

Tại thời điểm 31/12/2011, tỷ lệ dự trữ sơ cấp của DongA Bank là 38,44%, cao hơn rất nhiều so với mức quy định 15% do Hội đồng ALCO đưa ra. Tại thời điểm 31/12/2012, tỷ lệ này giảm nhiều và đạt 16,49%. Nguyên nhân sụt giảm của tỷ lệ này là do năm 2011 là năm có nhiều bất ổn kinh tế vĩ mô, ngân hàng phải duy trì tỷ lệ dự trữ sơ cấp ở mức cao để ứng phó với những tình huống thanh khoản tức thời. Tuy nhiên đến năm 2012, tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã dần ổn định, tỷ lệ này được DongA Bank điều chỉnh về mức thấp nhằm giảm bớt nguồn vốn nhàn rỗi không sinh lời và phù hợp với nhu cầu thanh toán của khách hàng nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất.

Bảng 2.2: Bảng tỷ lệ dự trữ sơ cấp của DongA Bank qua các năm

2011 2012

Tỷ lệ dự trữ sơ cấp 38,44% 16,49%

Nguồn: Báo cáo tài chính của DongAbank và kết quả tính toán của học viên.  Tỷ lệ dự trữ thứ cấp:

Dự trữ thứ cấp được sử dụng khi các khoản mục dự trữ sơ cấp bị cạn kiệt. Tỷ lệ dự trữ thứ cấp càng cao cho thấy ngân hàng nắm giữ nhiều giấy tờ có giá có khả năng chuyển đổi sang tiền mặt tốt để ứng phó với những khó khăn thanh khoản. DongA Bank quy định tỷ lệ dự trữ thứ cấp tối thiểu phải bằng 8%, tại thời điểm ngày 31/12/2012 tỷ lệ này là 8,84%. So với các ngân hàng khác, tỷ lệ dự trữ thứ cấp của DongA Bank còn quá thấp, khả năngrủi ro thanh khoản có thể xảy ra khi khách hàng có nhu cầu rút tiền nhiều, đặc biệt là khi kỳ hạn của các loại giấy tờ có giá thường là trung và dài hạn trong khi đó nguồn vốn huy động của khách hàng hầu hết là ngắn hạn. Do đó, DongA Bank cần nâng tỷ lệ dự trữ thứ thứ cấp lên mức hợp lý và kết hợp với các công cụ phòng chống rủi ro khác để quản lý hiệu quả rủi ro thanh khoản.

Theo Thông tư 13, tỷ lệ này tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả. Hội đồng ALCO của DongA Bank quy định tỷ lệ này thấp hơn 20% thì đưa vào diện cảnh báo.

Bảng 2.3: Bảng tỷ lệ khả năng chi trả quy đổi ngày hôm sau của DongA Bank

thời điểm 31/12/2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Khoản mục Thời gian

đến hạn ngày hôm sau A Tổng tài sản “Có” Thanh toán ngay

1 Số dư tiền mặt 4.827.650

2 Số dư tiền gửi, giá trị sổ sách của vàng gửi tại NHNN ( trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc)

1.891.120

3 Số dư tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không kỳ hạn tại các TCTD khác, trừ Ngân hàng Chính sách xã hội

657.808

4 Số dư tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi có kỳ hạn tại các TCTD khác, trừ Ngân hàng Chính sách xã hội

1.000.000

5 Giá trị sổ sách và các loại trái phiếu, công trái do Chính phủ Việt Nam, Chính phủ hoặc ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD phát hành hoặc được chính phủ Việt Nam, chính phủ hoặc ngân hàng trung ương các nước thuộc OECD bảo lãnh thanh toán.

1.466.581

6 Giá trị sổ sách của tín phiếu kho bạc, tín phiếu do NHNN phát hành

7 Giá trị sổ sách của trái phiếu do chính quyền địa phương, công ty đầu tư tài chính địa phương, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành.

200.000

8 Giá trị sổ sách của các loại chứng khoán được niêm yết trên các SGD chứng khoán tại Việt Nam, nhưng không vượt quá 5% tổng nợ phải trả.

3.171.947 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 Giá trị sổ sách của các loại chứng khoán, giấy tờ có giá khác được NHNN chấp thuận cho tái chiết khấu hoặc lưu ký, giao dịch thực hiện nghiệp vụ thị trường tiền tệ.

Tổng tài sản “Có” thanh toán ngay (A) 13.215.106

B Tổng nợ phải trả (B) 63.174.032

Tỷ lệ khả năng chi trả ngày hôm sau (=A/B) 20,92%

Nguồn: Ngân hàng TMCP Đông Á  Tỷ lệ khả năng chi trả trong 7 ngày:

Ngân hàng Đông Á đảm bảo duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 7 ngày theo như quy định của Thông tư 13 là tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa Tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và Tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau.

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn:

Tại Ngân hàng Đông Á, nguồn vốn ngắn hạn chiếm hơn 85% trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là các khoản gửi tiết kiệm của dân cư, các khoản tiền không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và cá nhân hoặc có kỳ hạn dưới 12 tháng. Do nguồn vốn ngắn hạn này có tính ổn định không cao nên ngân hàng cần có các biện pháp, kế hoạch điều chỉnh cụ thể khi sử dụng khoản tiền này để cho vay, đặc biệt là vay trung và dài hạn vì

độ lệch kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn có thể gây ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.

Tỷ lệ này tại ngân hàng Đông Á luôn được giám sát không được vượt quá 30% theo quy định của NHNN tại Thông tư 15/2009/TT-NHNN.

Bảng 2.4: Bảng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn của DongA Bank tại thời điểm 31/12/2012.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Số tiền

A Nguồn vốn ngắn hạn 54.081.490

1 Tiền gửi KKH, tiền gửi CKH có thời hạn gửi còn lại đến 12 tháng của tổ chức (kể cả tổ chức tín dụng khác), cá nhân.

9.838.682

2 Tiền gửi tiết kiệm KKH, tiền gửi tiết kiệm CKH có thời hạn gửi còn lại đến 12 tháng của cá nhân.

36.085.234

3 Nguồn vốn huy động dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá có thời hạn thanh toán còn lại đến 12 tháng.

4.323.124

4 Khoản vay từ tổ chức tín dụng khác có thời hạn vay còn lại đến 12 tháng, trừ các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng

3.834.450

B Nguồn vốn trung và dài hạn 11.403.420

1 Tiền gửi CKH có thời hạn gửi còn lại trên 12 tháng của tổ chức (kể cả TCTD khác), cá nhân.

2.459.671

2 Tiền gửi tiết kiệm CKH có thời hạn gửi còn lại trên 12 tháng của cá nhân

3 Nguồn vốn huy động dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá có thời hạn thanh toán còn lại trên 12 tháng

-

4 Khoản vay từ TCTD khác có thời hạn thanh toán còn lại trên 12 tháng

- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Vốn điều lệ và các quỹ dự trữ còn lại sau khi trừ đi các khoản đầu tư mua tài sản cố định

4.123.607

6 Góp vốn, mua cổ phần 451.169

7 Thặng dư vốn cổ phần -

8 Các khoản phải trừ -

C Tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn 22.608.480 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và

dài hạn = (C-B)/A*100

20,72%

Tỷ lệ quy định 30%

Nguồn: Ngân hàng TMCP Đông Á

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Đông Á (Trang 53)