Phương pháp này dựa trên tính chất linh hoạt hay ổn định của nguồn vốn để phân tích và dự báo thanh khoản , theo nguyên tắc loại nguồn vốn nào đó có tính ổn
định thấp thì dự trữ phải cao, ngược lại loại nguồn vốn nào ổn định cao thì dự trữ thấp. Từ đó xác định được mức thanh khoản cho thật hợp lý.
Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn được tiến hành theo trình tự hai bước:
Bước 1: Phân chia nguồn tiền gửi và các nguồn khác thành các loại theo mức độ
ổn định , trên cơ sở ước lượng xác suất rút tiền của khách hàng và tỉ trọng tương ứng của các loại nguồn vốn đó. Thông thường các ngân hàng chia nguồn vốn huy động thành ba loại: Loại ổn định cao (Loại 1), loại ổn định vừa (Loại 2) và loại ổn định thấp (Loại 3). Giả sử thống kê cho thấy tỷ trọng từng loại như sau:
Loại 1 (Ổn định cao) Chiếm tỷ trọng 20% Loại 2 (Ổn định vừa) Chiếm tỷ trọng 45% Loại 3 (Ổn định thấp) Chiếm tỷ trọng 35%
Bước 2:Xác định tỷ lệ dự trữ thích hợp cho từng loại nguồn: Tỷ lệ dự trữ được
xác định qua số liệu thống kê kinh nghiệm, có điều chỉnh thích hợp. Giả sử tỉ lệ này dự kiến như sau:
Đối với loại ổn định cao (Loại 1) tỷ lệ dự trữ là 15% Đối với loại ổn định vừa (Loại 2) tỷ lệ dự trữ là 20% Đối với loại ổn định thấp (Loại 3) tỷ lệ dự trữ là 35%
Bước 3: Xác định mức dự trữ thanh khoản trong kỳ.
Mức dự trữ thanh khoản trong kỳ được xác định theo công thức sau đây:
Mức dự trữ thanh khoản kỳ này = Tổng nguồn vốn huy động × Ti × Di
Trong đó:
Ti là tỷ trọng nguồn vốn loại i (loại 1, loại 2, loại 3). Di là tỷ lệ dự trữ cho nguồn loại i (loại 1, loại 2, loại 3).
Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần Rạng Đông, dự báo tổng nguồn vốn huy
động quý I năm 2010 là 100.000 tỷ VND, trong đó loại ổn định cao chiếm tỷ trọng 20%, loại ổn định vừa chiếm 45% và loại ổn định thấp là 35%. Tỷ lệ dự trữ tương ứng cho các loại lần lượt là 15%, 20%, 35%. Vậy dự trữ thanh khoản ngân hàng Rạng Đông cần duy trì trong quý I năm 2010 là:
[(100.000 × 20% × 15%) + (100.000 × 45% × 20%) + (100.000 × 35% × 35%) = 3.000 + 9.000 + 12.250 = 24.250 tỷ VND
Đối với các khoản tiền cho vay có chất lượng cao, các ngân hàng phải sẳn sàng đáp ứng khi khách hàng nộp đơn xin vay. Đơn xin vay thỏa mãn các tiêu chuẩn, điều kiện tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng. Sau khi hạn mức tín dụng được chấp thuận, tiền cho vay có thể ra khỏi ngân hàng chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Như vậy, tổng nhu cầu thanh khoản cần được điều chỉnh tăng theo công thức sau:
Tổng nhu cầu thanh khoản =
Dự trữ thanh khoản tài sản nợ huy động +
Nhu cầu tiền cho vay tiềm năng
Giả sử dự báo nhu cầu tiền cho vay tại Ngân hàng Rạng Đông sẽ tăng khoảng 350 tỷ. Vậy tổng nhu cầu thanh khoản trong kỳ là:
24.250 + 350 = 24.600 tỷ VND