Thực trạng quản trịrủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Đôn gÁ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Đông Á (Trang 46)

2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊRỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

2.2Thực trạng quản trịrủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Đôn gÁ

- Hội đồng quản trị: có quyền hạn và nhiệm vụ trong việc xây dựng chiến lược quản trị rủi ro của toàn Ngân hàng trong từng giai đoạn.

- Ban tổng Giám đốc: có trách nhiệm triển khai và tổ chức thực hiện các chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản do Hội đồng quản trị phê duyệt; ban hành quy trình, văn bản hướng dẫn và có ý kiến chỉ đạo thực hiện nhằm đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng. Cụ thể Phòng Quản lý nguồn vốn là nơi trực tiếp thi hành nhiệm vụ này thông qua các nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn, kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng, điều chuyển vốn nội bộ…

- Phòng Quản trị rủi ro: tham mưu cho Tổng Giám đốc về các vấn đề liên quan đến rủi ro thanh khoản trong toàn hệ thống Ngân hàng Đông Á;xây dựng khung quản trị rủi ro thanh khoản; nghiên cứu, thiết kế các công cụ, mô hình lượng hóa để dự báo rủi ro thanh khoản; cảnh báo khi thanh toán có nguy cơ không đảm bảo tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN.

- Hội đồng quản lý Tài sản nợ- Tài sản có (ALCO): do Ban Tổng Giám đốc thành lập, chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và theo dõi các hoạt động liên quan đến nguồn vốn, thanh khoản, bảng tổng kết tài sản và các loại rủi ro liên quan đến hoạt động của Ngân hàng

2.2.2Các nguyên tắc chung về quản trị rủi ro thanh khoản tại DongA Bank

- Chính sách thanh khoản tại Ngân hàng Đông Á là điều tiết thanh khoản với điều kiện tiên quyết là bất cứ lúc nào cũng đảm bảo khả năng thanh toán cho toàn ngân hàng và tìm các nguồn vốn của ngân hàng với chi phí thấp nhất và mức độ rủi ro thanh khoản ở mức chấp nhận được, đảm bảo tuân thủ những quy định của Ngân hàng Nhà nước và các chuẩn mực quốc tế về quản trị thanh khoản. - Các chính sách của DongA Bank luôn nhằm đảm bảo một tỷ lệ tương thích giữa

thời hạn chuyển hóa của tài sản và kỳ hạn thanh toán các khoản nợ. Bên cạnh việc duy trì các khoản tiền gửi bắt buộc tại NHNN, DongA Bank còn duy trì một tỷ lệ tài sản có thể chuyển hóa ngay thành tiền tương ứng với các khoản nợ phải trả.

- Quản trị thanh khoản thông qua các biện pháp, kế hoạch trong tình huống dư thừa, thiếu hụt hay khủng hoảng thanh khoản.

o Việc dự thu, dự chi được tính toán hằng ngày. Trên cơ sở lập dự thu dự chi định kỳ 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 6 tháng, 1 năm…và từ đó tạo ra các món dự trữ thanh khoản thích hợp.

o Trao đổi hạn mức cho vay thanh khoản với nhiều ngân hàng khác để có thể sủ dụng ngay khi cần thiết.

- Việc quản lý nguồn vốn tại Ngân hàng thông qua cơ chế quản lý vốn và điều hành vốn tập trung. Theo cơ chế này thì tất cả các đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống của DongAbank sẽ mua-bán vốn với Hội sở, cụ thể là phần vốn mà đơn vị huy động từ khách hàng với lãi suất A, sau khi trừ đi các khoản dự trữ bắt buộc và dự phòng thanh khoản sẽ được Hội sở trả lại với lãi suất B cao hơn A; ngược lại đơn vị kinh doanh sẽ vay vốn của Hội sở với lãi suất C và cho khách hàng vay với lãi suất D cao hơn lãi suất C; các mức lãi suất này được Hội sở công bố theo định kỳ hằng tháng và phần thu nhập từ hoạt động mua-bán này sẽ được ghi nhận vào kết quả tài chính của mỗi đơn vị. Thu chi của Hội sở và các Chi nhánh được giám sát hằng ngày. Trường hợp một chi nhánh có phát sinh các khoản chi đột xuất lớn liên tục trong 3 ngày phải báo cáo tình hình, nguyên

nhân, biện pháp ứng phó tại chỗ. Qua phân tích, đánh giá Hội sở sẽ có những biện pháp ứng phó toàn diện.

- DongA Bank kết hợp 2 phương pháp để quản trị rủi ro thanh khoản: phân tích thanh khoản tĩnh (phân tích các chỉ số thanh khoản) và phân tích thanh khoản động (dự báo, lập kế hoạch dự phòng).

- Hội đồng quản trị, Hội đồng ALCO, Phòng Quản trịrủi ro phải được thông tin kịp thời về tình hình thanh khoản của ngân hàng.

2.2.3Các công cụ quản trị thanh khoản

Quản trị thanh khoản tại DongAbank được thực hiện thông qua các các công cụ sau đây: Khống chế lưu lượng tiền ra, kế hoạch dự phòng thanh khoản, huy động vốn thông qua các chi nhánh và đa dạng hóa các loại tài sản nợ.

2.2.3.1 Khống chế lưu lượng tiền ra – Maximum Cash Outflow MCO

- MCO là công cụ sử dụng để phân tích thanh khoản ngắn hạn của toàn ngân hàng, xác định các rủi ro tập trung vào chênh lệch ngày đáo hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. Đó là chênh lệch giữa các khoản thu vào và chi ra trong cùng thời hạn để tính được tổng số tiền mà ngân hàng phải thanh toán tại một thời điểm nhất định. MCO giúp ngăn ngừa sự phụ thuộc vào các nguồn vốn vay qua đêm và các nguồn vốn vay ngắn hạn khác.

- Phòng QLNV có trách nhiệm quản lý các lưu lượng tiền ra của ngân hàng trong tương lai và xây dựng hệ thống hạn mức khống chế lưu lượng tiền ra cho Hội sở và các chi nhánh. Khi hạn mức MCO của các chi nhánh vượt đến 110% của hạn mức Ban Tổng Giám đốc cho phép thì phải được sự chấp thuận của Giám đốc QLNV, ban Tổng Giám đốc và hội đồng ALCO để tạm thời vượt hạn mức. - Phương pháp: Liệt kê tất cả các khoản phải thanh toán và các khoản phải thu

đáo hạn trong thời hạn 56 ngày của ngân hàng vào cuối mỗi ngày giao dịch. Các khoản phải thanh toán và phải thu được cộng dồn lại theo từng ngày đáo hạn và từng loại tiền tệ. Sau khi tính được số thực thu và thực trả của từng ngày và từng loại tiền tệ thì tiến hành cộng lũy kế. Trong tuần thứ nhất các khoản phải thanh

toán và các khoản phải thu được liệt kê theo từng ngày từ ngày thứ nhất cho đến ngày thứ bảy, sau đó, kể từ tuần thứ hai cho đến tuần thứ tám được cộng dồn theo từng tuần.

2.2.3.2 Kế hoạch dự phòng thanh khoản:

 Xây dựng cung cầu thanh khoản:

Số liệu cung và cầu thanh khoản được DongA Bank xây dựng để quản lý, giám sát và đưa ra các quyết định thanh khoản hằng ngày. Trong các số liệu này có những số liệu căn cứ theo các quy định cụ thể của Hội đồng ALCO, có những số liệu căn cứ vào phân tích số liệu lịch sử hoặc tính chất của số liệu đó, cụ thể như sau:

- Cung thanh khoản:

o Tiền mặt tại quỹ, vàng, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi thanh toán tại các TCTD: 100% được phân bổ vào dãy kỳ hạn 1 ngày.

o Tín phiếu và trái phiếu chính phủ: phân bổ 5% vào dãy kỳ hạn 1 ngày, 15% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 2 đến 7 ngày, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 8 ngày đến 1 tháng, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn > 6 tháng.

o Các khoản cho vay: Phân bổ phần trả nợ đúng hạn theo đúng kỳ hạn gốc; phần trả nợ không đúng hạn phân bổ 20% vào dãy kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 1 đến 2 năm, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 2 đến 3 năm.

o Dự thu lãi và các khoản phải thu khác: phân bổ 25% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng, 25% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng, 50% giá trị của khoản mục này coi như có kỳ hạn > 6 tháng và không đưa vào báo cáo cung cầu thanh khoản.

o Dự phòng rủi ro: Phân bổ 50% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng, 50% giá trị của khoản mục này coi như có kỳ hạn > 6 tháng và không đưa vào báo cáo cung cầu thanh khoản.

o Tiền gửi có kỳ hạn của các TCTD khác, Giấy tờ có giá khác, Các khoản mục ngoại bảng giữ nguyên theo dữ liệu gốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Huy động vốn mới kể cả phát hành giấy tờ có giá: dự đoán doanh số huy động vốn mới tương ứng với các dãy kỳ hạn dựa trên số liệu lịch sử phát sinh của các năm trước tương ứng với các dãy kỳ hạn, trường hợp có biến động bất thường sẽ điều chỉnh mức dự đoán phân bổ.

- Cầu thanh khoản:

o Tiền gửi kỳ hạn của tổ chức, cá nhân, Kho bạc Nhà nước và các TCTD khác: phân tích số liệu lịch sử và thông tin cập nhật từ phía khách hàng, xác định lượng tiền ổn định và lượng tiền không ổn định của tiền gửi không kỳ hạn. Lượng tiền ổn định có kỳ hạn trên 6 tháng được phân bổ 50% vào dãy kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng, 50% vào dãy kỳ hạn trên 1 năm. Lượng tiền gửi không ổn định được phân bổ 20% vào dãy kỳ hạn 1 ngày, 30% vào dãy kỳ hạn từ 2 đến 7 ngày, 50% vào dãy kỳ hạn từ 8 ngày đến 1 tháng.

o Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức và cá nhân, Giấy tờ có giá đến hạn: lượng tiền ổn định được phân bổ vào dãy kỳ hạn theo đúng ngày đến hạn, phần không ổn định được phân bổ 20% vào dãy kỳ hạn 1 ngày, 30% vào dãy kỳ hạn từ 2 đến 7 ngày, 50% vào dãy kỳ hạn từ 8 ngày đến 1 tháng.

o Dự chi lãi và các khoản phải trả khác: phân bổ 25% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng, 25% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng, 50% giá trị của khoản mục này được coi như có kỳ hạn trên 6 tháng và không đưa vào báo cáo cung cầu thanh khoản.

o Tiền gửi có kỳ hạn, vay của các TCTD khác, vay NHNN, Bộ Tài chính, các khoản mục ngoại bảng: giữ nguyên theo dữ liệu gốc.

o Cho vay mới khách hàng: thu thập dữ liệu về lịch sử giải ngân các dự án, dự báo các khoản vay mới phát sinh trong tương lai.

 Xây dựng các kịch bản thanh khoản:

- Dựa trên việc phân tích biến động và xu thế của các khoản mục tiền gửi và tiền vay, Phòng Quản trị rủi ro phối hợp với Hội đồng ALCO xây dựng các kịch bản

với các mức độ rủi ro khác nhau. Đối với từng kịch bản, ngân hàng xây dựng lại Bảng cung cầu thanh khoản, xác định được độ lệch thanh khoản và trạng thái thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới là dư thừa hay thiếu hụt. - Các giả định về sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài cũng được đưa vào để đảm bảo các kịch bản được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế của môi trường kinh doanh, bao gồm các giả định thay đổi về lãi suất, về tỷ giá, về môi trường kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng GDP, thay đổi chính sách tiền tệ… - Nội dung của từng kịch bản:

o Kế hoạch cho vay mới.

o Khả năng huy động vốn, phát hành giấy tờ có giá từ các tổ chức, cá nhân, các tổ chức tín dụng khác.

o Khả năng chuyển đổi các tài sản khác thành tiền mặt, gồm: tài sản cố định, vốn liên doanh, cổ phần…

o Khả năng vay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước.

o Khả năng thực hiện hợp đồng repo ( bán chứng khoán có cam kết mua lại)  Giải pháp xử lý cho các trạng thái thanh khoản:

- Giải pháp xử lý khi thừa thanh khoản:

Hội đồng ALCO đưa ra các quyết định cho các phòng ban liên quan thực hiện, bao gồm: Tăng cường cho vay; mua các giấy tờ có giá do Chính phủ, NHNN và các TCTD khác phát hành, các trái phiếu Chính phủ; thực hiện cho vay trên thị trường liên ngân hàng.

- Giải pháp xử lý khi thiếu hụt thanh khoản:

Hội đồng ALCO kết hợp với Phòng Quản lý nguồn vốn và Phòng Quản trị rủi ro thanh khoản để đưa ra các quyết định xử lý khi thanh khoản bị thiếu hụt tùy thuộc vào diễn biến của thị trường và tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm có được nguồn vốn an toàn và hiệu quả nhất, bao gồm:Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở , nghiệp vụ tái chiết khấu, tái cấp vốn với NHNN; vay các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng; sử dụng tiền dự trữ bắt buộc tại NHNN; hạn chế cho vay mới và có các chương trình để thu hút nguồn vốn huy

động mới; bán các loại chứng khoán đang nắm giữ; vay NHNN bằng cách cầm cố các khoản vay của khách hàng hoặc các hợp đồng cho vay liên ngân hàng. - Nguyên tắc xử lý rủi ro ở mức báo động:

Khi xảy ra rủi ro thanh khoản ở mức 1 sẽ do Phòng Quản lý nguồn vốn xử lý; khi xảy ra rủi ro thanh khoản từ mức 2 trở lên sẽ do hội đồng ALCO ra quyết định cho Phòng Nguồn vốn xử lý.

o Mức 1: Tài sản có thanh toán ngay dưới mức qui định hiện hành của NHNN 2% với tất cả các kỳ hạn; tài sản có đến hạn trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tài sản nợ đến hạn thanh toán 7 ngày tiếp theo dưới mức 0,2 do với qui định hiện hành.

o Mức 2: Tài sản có thanh toán ngay dưới mức qui định hiện hành của NHNN 3% với tất cả các kỳ hạn; tài sản có đến hạn trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tài sản nợ đến hạn thanh toán 7 ngày tiếp theo dưới mức 0,3 do với qui định hiện hành.

o Mức 3: Tài sản có thanh toán ngay dưới mức qui định hiện hành của NHNN 4% với tất cả các kỳ hạn; tài sản có đến hạn trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tài sản nợ đến hạn thanh toán 7 ngày tiếp theo dưới mức 0,4 do với qui định hiện hành.

2.2.3.3 Huy động vốn thông qua các chi nhánh

- Khi tình hình thanh khoản trên thị trường có các dấu hiệu khủng hoảng, Phòng Quản lý nguồn vốn phải thông báo cho các chi nhánh biết tình hình thanh khoản tại Hội sở và các chi nhánh phải có trách nhiệm tìm kiếm các nguồn vốn có sẳn trên địa bàn hoạt động của mình để hỗ trợ Hội sở.

- Với cơ chế quản lý vốn tập trung và nhằm kiểm soát được các rủi ro thanh khoản cho toàn ngân hàng, DongA Bank đã xây dựng giá vốn nội bộ, đó là mức giá áp dụng cho tất cả các giao dịch thực hiện nội bộ trong hệ thống Ngân hàng Đông Á. Ví dụ các chi nhánh thực hiện giao dịch vay tiền/ gửi tiền với Hội sở (còn gọi là lãi suất điều chuyển vốn nội bộ).

- Dựa vào lãi suất điều chuyển vốn nội bộ, định kỳ hằng tháng, các đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống lập bảng tính chi phí sử dụng vốn cho từng loại tiền (xem phụ lục 1).

2.2.3.4 Đa dạng hóa các loại tài sản nợ

Cơ cấu chính tài sản nợ của ngân hàng bao gồm: - Nguồn huy động từ tiết kiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguồn vốn huy động từ tổ chức pháp nhân

- Nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng

Trong tất cả các nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động tiết kiệm mang tính chất ổn định nhất, sau đó đến nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp. Đối với nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng không có tính ổn định cao, ngân hàng không nên huy động quá nhiều để tài trợ cho các tài sản có của ngân hàng.

Để quản lý tốt tình hình thanh khoản của ngân hàng, Ban Tổng Giám đốc quy định các hạn mức cơ cấu cho tài sản nợ của ngân hàng một cách hợp lý. Đối với các

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Đông Á (Trang 46)