Các kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Đông Á (Trang 71)

2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊRỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

3.3 Các kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước

3.3.1Chính sách tiền tệ linh hoạt và phù hợp

Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại thông qua công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Tuy nhiên trong các năm qua, chính sách tiền tệ của NHNN không nhất quán và đa mục tiêu, giữa mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu lạm phát. Khi lạm phát tăng cao vào năm 2008, NHNN đã sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát như tăng lãi suất cơ bản từ 12% lên 14%, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc… làm cho tăng trưởng tín dụng giảm. Kết quả của chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh taynày làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trì trệ, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.Đến năm 2010, Chính phủ lại đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% với chính sách tiền tệ nới lỏng đã làm cho lạm phát tăng cao lên hai con số (11,8%). Đến đầu năm 2011, Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa 23% xuống còn 20%, tăng trưởng nguồn cung tiền giảm từ 21-21% xuống còn 15-

16%. Các chính sách thắt chặt tiền tệ khá đột ngột cộng với những bất ổn trong nền kinh tế nói chung và các ngân hàng đang tăng trưởng nóng trong thời gian dài đã đặt hệ thống ngân hàng vào cuộc đua đầy rủi ro để quản trị thanh khoản.

Vì vậy, chính sách tiền tệ của NHNN cần có sự linh hoạt và vừa đủ, tránh tình trạng nới lỏng hay thắt chặt quá đột ngột sẽ gây nên những khó khăn và thậm chí là rủi ro trong hoạt động của hệ thống ngân hàng.NHNN không nên quá chú trọng thực hiện một mục tiêu mà phải kết hợp với chính sách tài khóa để dung hòa với các mục tiêu kinh tế khác.

3.3.2Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

Hợp nhất, mua bán và sáp nhập các TCTD:

- Việc hợp nhất, mua bán và sáp nhập các TCTD với nhau để tăng khả năng cạnh tranh, giải quyết thanh khoản cho các ngân hàng yếu hoặc để phân chia khu vực, lĩnh vực hoạt động như ngân hàng nông thôn, ngân hàng thành thị, ngân hàng phát triển nhà... Có thể tiến hành theo phương án sáp nhập các ngân hàng mạnh với ngân hàng yếu hoặc sáp nhập các ngân hàng yếu với nhau.

- Cơ sở của việc hợp nhất, mua bán và sáp nhập là các bên cùng có lợi, do đó để thực hiện điều này cần có những bước đi, kế hoạch cụ thể cũng như những hỗ trợ của Chính phủ và NHNN.

- Bên cạnh đó, NHNN cần có chính sách để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoàiđầu tư vào lĩnh vực tài chính như tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần tại các ngân hàng trong nước.

Phân loại, xếp hạng các TCTD:

NHNN cần đưa ra các tiêu chí để phân loại, xếp hạng các TCTD và có các chính sách quản lý, giám sát riêng đối với từng nhóm. Đặc biệt là khi hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng, NHNN cần phân loại các TCTD theo mức độ thiếu hụt thanh khoản khác nhau và các biện pháp hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho từng nhóm ngân hàng. Tránh tình trạng các nguồn hỗ trợ thanh khoản chỉ đến được với các ngân hàng

mạnh, còn các ngân hàng yếu kém hơn phải trả chi phí cao hơn thông qua việc vay lại các ngân hàng mạnh trên thị trường liên ngân hàng.

Xử lý nợ xấu

Bản chất của vấn đề rủi ro thanh khoản trong thời gian qua là nợ xấu. Nợ xấu khiến ngân hàng không thu được nợ trở thành gánh nặng không chỉ cho ngân hàng mà nó còn tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và làm tắc nghẽn nền kinh tế. Xử lý nợ xấu là mục tiêu hàng đầu của toàn ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, trong đó quan trọng nhất việc xác định chính xác tỷ lệ nợ xấu để có biện pháp xử lý. Khi nợ xấu ở mức cho phép thì trách nhiệm chính trong việc xử lý nợ xấu thuộc về các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn. Tuy nhiên khi nợ xấu ở mức báo động thì phải cần có sự hỗ trợ của Chính phủ và NHNN như tái cấp vốn, ứng vốn hoặc xử lý nợ thông qua Công ty mua bán nợ quốc gia

3.3.3Từng bước giải quyết vấn đề sở hữu chéo

Thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua bị tác động nhiều từ việc sở hữu chéo. Trong ngắn hạn, sở hữu chéo làm tăng khả năng thanh khoản cho ngân hàng nhưng về lâu dài nếu không có các chính sách quản lý và giám sát thì vấn đề sở hữu chéo mang lại nhiều hệ lụy khó lường cho cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Sở hữu chéo trong ngân hàng hiện nay tồn tại dưới hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là ngân hàng này sở hữu ngân hàng kia, còn gián tiếp là việc một nhà đầu tư sở hữu từ hai ngân hàng trở lên.

Sở hữu chéo tại ngân hàng có mặt tích cực là giúp các ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, công nghệ, mở rộng quy mô…Tuy nhiên trong môi trường kinh tế có nhiều bất ổn, cạnh tranh không lành mạnh thì vấn đề này đã tạo ra cho những rủi ro trong an toàn hoạt động của ngân hàng.

 Thông qua sở hữu chéo, cổ đông của ngân hàng A có thể vay tiền từ ngân hàng B để góp vốn vào ngân hàng A và ngược lại, chính điều này tạo ra tình trạng

tăng vốn ảo cho các ngân hàng để lách các quy định về vốn của NHNN, và một khi nền kinh tế có những biến động tiêu cực thì rủi ro trong hoạt động ngân hàng xuất hiện.

 Sở hữu chéo còn làm bóp méo các số liệu trong hoạt động của ngân hàng và làm vô hiệu hóa các quy định về giới hạn cấp tín dụng cũng như các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng.

 Ngoài ra sở hữu chéo còn có thể dẫn tới các giao dịch bất chính, phi thị trường như chuyển giá, trốn thuế. Doanh nghiệp có những quyết định không vì hoàn toàn vì lợi ích của doanh nghiệp, của cổ đông mà chỉ theo lợi ích của một nhóm người. Đặc biệt là đối với hình thức sở hữu chéo gián tiếp, bằng cách mua cổ phần tại ngân hàng này và thế chấp vay ở ngân hàng khác để lấy tiền tiếp tục mua cổ phần của ngân hàng này thì nhà đầu tư đã chi phối được hoạt động của ngân hàng với mục đích cá nhân dù với số vốn ban đầu thấp hơn nhiều so với thực tế.

 Quan trọng hơn, khi một ngân hàng gặp rủi ro về hoạt động, đặc biệt là rủi ro thanh khoản xảy ra thì sẽ kéo theo hàng loạt các ngân hàng cũng như các bên liên quan đứng trước những rủi ro tương tự. Nếu các ngân hàng không có bộ máy quản trị thanh khoản tốt thì nguy cơ sụp đổ toàn hệ thống là điều tất yếu. Từ những rủi ro mà vấn đề sở hữu chéo mang lại như phân tích ở trên, thiết nghĩ Chính phủ, NHNN và hệ thống ngân hàng cần có những biện pháp để hạn chế những thiệt hại này. Tuy nhiên, sự buông lỏng quản lý của Nhà nước trong thời gian dài cũng như sự phức tạp của vấn đề này đã tạo ra một ma trận sở hữu chéo mà muốn giải quyết cần có thời gian và kế hoạch đồng bộ từ nhiều phía.Nhà nước cần có các quy định về sử dụng vốn đúng mục đích, các quy định này không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước mà còn với các tổ chức kinh tế cũng như các ngân hàng, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, sai mục đích vì lợi ích cá nhân.

3.3.4Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát

Chính phủ và NHNN cần xây dựng hệ thống thông tin báo cáo hiện đại để giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng, từ đó có thể đưa ra những chính sách quản lý kịp thời. Đặc biệt cần xác thực các báo cáo của các ngân hàng trong quá trình giám sát từ xa, nắm bắt tình hình thanh khoản của từng ngân hàng và của toàn hệ thống.

Ngoài ra, NHNN cần xây dựng hệ thống thông tin kết nối các TCTD với NHNN để có các hỗ trợ kịp thời khi rủi ro thanh khoản xảy ra.

Kết luận chương 3

Phần 3 của luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Đông Á. Để thực hiện các giải pháp này cần có sự thực hiện đồng bộ từ phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và DongAbank. Trong đó, để ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả, DongAbank cần nhận thức được tầm quan trọng của quản trị rủi ro thanh khoản và có các biện pháp thiết thực để thực hiện việc quản trị rủi ro này

KẾT LUẬN

Trên cơ sở lý thuyết đã được họcở chương trình đào tạo bậc cao học cùng với những thông tin, số liệu thu thập được và phân tích được, Luận văn đã đạt thực hiện được các nội dung sau đây:

Thứ nhất, phân tích nội dung cơ bản về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Thứ hai, tìm hiểu thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản và đánh giá chính sách quản trị thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Đông Á.

Thứ ba, đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Đông Á.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Brian Walters (2008), Sự sụp đỗ của Northern Rock, NXB Lao Động Xã Hội 2. Ngân hàng TMCP Đông Á (2013), Quy định quản trị thanh khoản.

3. Nguyễn Đăng Dờn (2012), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông

4. Nguyễn Duy Sinh (2009), Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong

các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

5. Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính Hà Nội

6. Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội

Tiếng Anh

7. ABD (2005), Financial Management and Analysis of Projects, Reserve Bank

Website:

8. http://chungta.com/hoc-thuat/tac-pham-hoc-thuat/su sup do cua northern rock/default.aspx

9. www.dongabank.com.vn

10. Hương Giang, 2008, Sự sụp đổ của Northern Rock, http://chungta.com/hoc- thuat/tac-pham-hoc-thuat/su_sup_do_cua_northern_rock/default.aspx

11. Trần Phương Thảo, 2008, Bài học từ thảm họa ngân hàng lớn nhất nước Anh 12. http://www.sbv.gov.vn

13. http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1562:o i-iu-cn-bit-v-mo-hinh-camels-&catid=43:ao-to&Itemid=90

STT Chỉ tiêu

VND

(ngàn đồng) USD

XAU (chỉ vàng) 1 Số dư bình quân tiết kiệm và tiền gửi của cá nhân 190,042,406 420,043 3,243

A Không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng 66,494,525 418,513

a1 Không kỳ hạn 813,688 1,497

a2 Huy động vốn tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn từ 2

ngày đến dưới 1 tháng 50,641 0.00

a3 Huy động vốn tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn từ 1

tháng-dưới 12 tháng 65,630,195 417,016

a4 Huy động vốn từ kỳ phiếu 0 0

B Có kỳ hạn 12 tháng 12,405,556 1,530 0

C Có kỳ hạn trên 12 tháng 111,142,325 0.00

D Doanh số giữ hộ bình quân 0 0 3,243

2 Số dư bình quân tiền gửi của TCKT 5,132,443 1,245 0

A Không kỳ hạn 3,890,895 1,245.00 0

B Có kỳ hạn dưới 1 tháng 0 0.00 0

C Có kỳ hạn 1 tháng đến dưới 12 tháng 1,093,548 0.00 0

D Có kỳ hạn 12 tháng 148,000 0.00

E Có kỳ hạn trên 12 tháng 0.00

3 Số dư bình quân tiền gửi có kỳ hạn của TCTD 0 0.00 0

4

Lãi suất bình quân huy động trong tháng bao gồm huy động TCKT,

9.48 1.97 1.80

cá nhân và TCTD trên hệ thống 5

Sô tiền dự trữ bắt buộc: 5A+5B+5C+5D+5E 3,381,328 33,672 0

A Dự trữ không kỳ hạn: tỷ lệ DTBB dưới 12 tháng x (

C

dưới 12 tháng x (1a3+1a4+2C) 2,001,712 33,361

D Dự trữ 12 tháng: tỷ lệ DTBB 12 tháng trở lên x

(1B+2D) 125,536 92

E Dự trữ trên 12 tháng: tỷ lệ DTBB từ12 tháng trở lên

x (1C+1D+2E) 1,111,423 0

6 Dự phòng thanh khoản: 6A+6B+6C+6D+6E 11,710,491 25,277 195

A Dự phòng không kỳ hạn: % dự phòng x (1a1

+2A+3) 282,275 165 0

B Dự phòng từ 2 ngày đến dưới 1 tháng: % dự phòng

x (1a2 + 2B) 3,038 0 0

C Dự phòng 1 tháng đến dưới 12 tháng: % dự phòng x

( 1a3+1a4+2C) 4,003,425 25,021 0

D Dự phòng 12 tháng %dự phòng x (1B+2D) 753,213 92 0

E Dự phòng trên 12 tháng: % dự phòng x (1C+1D+2E) 6,668,540 0 195

7 Tổng số huy động có thể dùng để cho vay: 202,330,106 462,053 3,048

A Không kỳ hạn: 1a1+2A-5A - 6A 4,281,171 2,358 0

B Cho vay ngắn hạn từ 2 ngày đến dưới 1 tháng : 1a2+

2B+ 3+ (80%*(1a1+2A))-5B-6B 3,809,750 2,194 0

C Cho vay có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng :

1a3+1a4+2C-5C-6C 60,718,606 358,634 0

D Cho vay 12 tháng : 1B+2D-5D-6D 11,674,807 1,346 0

E Cho vay trên 12 tháng 1C+1D+2E+ (23.3% X (

1a2+1a3+1a4+1B+3+2B+2C+2D) -5E-6E 121,845,772 97,521 3,048

8 Dư nợ bình quân tín dụng (Bao gồm cho vay

TCTD khác) 6,572 0 0

A Không kỳ hạn 0.00

B Có kỳ hạn từ 2 ngày đến dưới 1 tháng

C có kỳ hạn 1 tháng- dưới 12 tháng 5,334

D Có kỳ hạn 12 tháng

11 Số dư cuối các khoản tạm ứng tại đơn vị

(103611012,103611020) 0 0.00 0

12

Số tiền có thể được sử dung -202,323,534

-

462,053 -3,048

A Số tiền sử dụng cho vay không kỳ hạn = 8A -7A -4,281,171 -2,358 0 B Số tiền sử dụng cho vay có kỳ hạn từ 2 ngày đến

dưới 1 tháng = 8B-7B -3,809,750 -2,194 0

C Số tiền sử dụng cho vay kỳ hạn 1 - dưới 12 tháng =

8C-7C -60,713,272

-

358,634 0

D Số tiền sử dụng cho 12 tháng = 8D-7D -11,674,807 -1,346 0 E Số tiền sử dụng cho 12 tháng và trung - dài hạn =

8E-7E -121,844,534 -97,521 -3,048

13 Tiền lãi DTBB Hội sở trả = (1.2%/năm đối với

VND x (5) 3,381 0

14

số tiền sử dụng thực tế: -180,076,457

-

362,338 -3,048 A Số tiền sử dụng cho vay không kỳ hạn: 8A - (1a1 +

2A - 5A - 6A) -4,281,171 -2,358 0

B Số tiền sử dụng cho vay có kỳ hạn từ 2 ngày đến

dưới 1 tháng: 8B - (1a2 + 2B + 3 -5B - 6B) -46,083 0 0

C Số tiền sử dụng cho vay có kỳ hạn từ 1 - dưới 12

tháng: 8C - (1a3 + 1a4 + 2C - 5C - 6C) -60,713,272

-

358,634 0

D Số tiền sử dụng cho 12 tháng: 8D - (1B + 2D - 5D -

6D) -11,674,807 -1,346 0

E Số tiền sử dụng cho 12 tháng và trung - dài hạn: 8E -

(1C + 1D + 2E - 5E - 6E) -103,361,124 0 -3,048

15

Chi phí hoặc thu nhập của đơn vị: (14A)*ls

điều/nhận vốn +14B*ls điều/nhận vốn+14C*ls điều chuyển vốn+14D*Ls điều/nhận vốn+ 14E*ls

Ghi chú: Tổng tài sản thể hiện giá trị gộp và chưa loại trừ phần dự phòng rủi ro tín dụng và giảm giá chứng khoán. HẠN CỘNG TRÊN 3 THÁNG ĐẾN 3 THÁNG ĐẾN 1 THÁNG TỪ 1 ĐẾN 3 THÁNG TỪ 3 ĐẾN 12 THÁNG TỪ 1 ĐẾN 5 NĂM TỪ 5 NĂM TRỞ LÊN Tài sản Tiền mặt, vàng bạc, đá quý - - 4.827.650 - - - - 4.827.650

Tiền gửi tại NHNN - - 1.891.120 - - - - 1.891.120

Tiền gửi và cho vay các TCTD khác - - 1.266.088 1.400.000 - - - 2.666.088

Chứng khoán kinh doanh - - - 218.538 - - - 218.538

Cho vay khách hàng 1.999.628 2.288.065 3.093.599 5.864.514 17.007.903 13.393.773 1.001.674 50.650.056

Chứng khoán đầu tư - - 23.660 - 1.099.997 3.166.927 - 4.290.584

Góp vốn đầu tư dài hạn - - - 502.578 - 502.578

Tài sản cố định - - 1.613 1.545 20.572 280.028 1.075.352 1.379.110

Tài sản khác 6.442 - 84.306 2.176.233 546.691 481.571 529.152 3.824.395

Tổng tài sản 2.006.070 2.288.965 11.188.036 9.660.830 18.675.163 17.824.877 8.606.178 70.250.119

Nợ phải trả

Tiền gửi và vay từ NHNN và các TCTD khác - - 94.360 1.633.120 4.146.870 - - 5.874.350

Tiền gửi của khách hàng - - 32.721.839 7.239.486 8.027.358 2.801.270 290 50.790.243

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Đông Á (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)