2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊRỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
2.3 Đánh giá hiệu quả quản trịrủi ro thanh khoản của DongAbank
2.3.1Các chỉ số thanh khoản của DongAbank
2.3.1.1 Chỉ số trạng thái tiền mặt H3
Chỉ số H3 của một ngân hàng càng cao thì ngân hàng đó có khả năng đáp ứng thanh khoản cao và tức thì. Chỉ số này của DongA Bank tại thời điểm cuối năm 2012 là 10,81% (xem bảng 2.6), đủ để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khách hàng có nhu cầu. Tuy nhiên chỉ số này tại Ngân hàng Đông Á được thay đổi để phù hợp với mục tiêu an toàn hay lợi nhuận. Những tài sản có tính thanh khoản cao thì có khả năng sinh lời thấp, do đó việc duy trì chỉ số H3 càng cao thì bài toán an toàn được giải quyết nhưng hiệu quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng thấp. Sự thay đổi chỉ số này tại DongA Bank sẽ tùy theo sự biến động của thị trường và tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo mỗi giai đoạn cụ thể.
Bảng 2.5: Bảng chỉ số thanh khoản của DongABank (thời điểm 31/12/2011 và 31/12/2012) Chỉ số thanh khoản Năm 2012 (tỷ lệ %) Năm 2011 (tỷ lệ %) H3 10.81 19.13 Chỉ số trạng thái tiền mặt
H4 73.11 67.97 Năng lực cho vay
H5 99.72 122.01 Chỉ số Dư nợ/ Tiền gửi khách hàng H6 6.51 4.37 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H7 45.26 73.47 Chỉ số trạng thái ròng
H8 12.77 34.34
Chỉ số (Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD)/ Tiền gửi khách hàng
Nguồn: BCTC của DongAbank và kết quả tính toán của học viên
2.3.1.2 Chỉ số năng lực cho vay H4
Chỉ số năng lực cho vay của DongA Bank năm 2012 là 73,11% (xem bảng 2.6), nghĩa là dư nợ cho vay chiếm 73,11% so với tổng tài sản “Có” của ngân hàng. DongA Bank giữ chỉ số này ở mức 55-75% và kết hợp với việc lập dự phòng các khoản vay, kế hoạch cho vay mới để đảm bảo yêu cầu thanh khoản của ngân hàng. Rủi ro thanh khoản của ngân hàng có thể xảy ra là rủi ro về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn khi ngân hàng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Do đó Phòng Quản lý nguồn vốn của ngân hàng luôn kết hợp chặt chẽ với Hội đồng tín dụng để có kế hoạch cân đối và sử dụng vốn an toàn, hiệu quả.
2.3.1.3 Chỉ số dư nợ/ Tiền gửi khách hàng H5
Tỷ lệ này cho thấy ngân hàng cho vay bao nhiêu phần trăm trong tổng số tiền gửi của khách hàng, tỷ lệ này càng cao thì khả năng thanh khoản càng thấp. Năm 2011, tỷ lệ này tại DongA Bank là 122%, tức là ngân hàng cho vay vượt mức huy động. Năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống còn 99,72% (xem bảng 2.6). Có sự sụt giảm này là do cầu tín dụng thấp trong bối cảnh nền kinh tế còn đối mặt với nhiều khó khăn. Ngoài ra, ngân hàng cũng có những chọn lọc khách hàng chặt chẽ hơn trong việc cho vay để giảm tỷ lệ nợ xấu, đảm bảo an toàn hoạt động cho ngân hàng.
2.3.1.4 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6
Chỉ số H6 cho thấy tỷ lệ ngân hàng nắm giữ các loại chứng khoán dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Tuy nhiên trong bối cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm, DongA Bank đã thận trọng hơn trong việc nắm giữ các loại chứng khoán này cho dự phòng thanh khoản. Tỷ lệ nắm giữ này của DongA Bank trong vào thời điểm cuối năm 2011 là 4,37% (xem bảng 2.6), dưới mức trung bình so với thời điểm thị trường chứng khoán còn khởi sắc vào những năm 2006-2007.
Việc nắm giữ một tỷ lệ thấp các loại chứng khoán này thì DongA Bank phải có kế hoạch dự phòng thanh khoản khác để ứng phó kịp thời khi xảy ra rủi ro thanh khoản. Đặc biệt là khi rủi ro lãi suất xảy ra, lãi suất liên ngân hàng tăng cao thì các chứng khoán này sẽ là một công cụ hữu hiệu giúp nâng cao khả năng thanh khoản của ngân hàng. Do đó, năm 2012 DongA Bank đã nâng tỷ lệ này lên 6.52% để đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng.
2.3.1.5 Chỉ số trạng thái ròng H7
Chỉ số trạng thái ròng của DongA Bank nhỏ hơn 1 trong các năm qua, cho thấy ngân hàng đi vay nhiều hơn gửi lại các TCTD khác. Năm 2011, tỷ lệ này của DongA Bank là 73,47%; đến năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 45,26% (xem bảng 2.6). Có sự biến động này là do DongA Bank đã thực hiện theo Thông tư số 21/2012/TT- NHNN do NHNN ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2012; theo đó các TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài không được thực hiện các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2012. Bên cạnh đó mức vay từ các TCTD khác của DongA Bank cũng tăng cao hơn trong năm 2012 (từ 1.547 tỷ đồng trong năm 2011 tăng lên 3.834 tỷ đồng trong năm 2012) cho thấy DongA Bank luôn có những kế hoạch dự phòng thanh khoản với nhiều công cụ khác nhau.
Khi xét kết hợp chỉ số H7 và H6, H5 ta thấy DongA Bank đã nâng cao khả năng thanh khoản bằng cách tăng mức vay từ các TCTD khác và tăng nắm giữ các chứng khoán sẳn sàng để bán. Trong trường hợp ngân hàng ở trạng thái dư thừa thanh khoản do dư nợ cho vay của ngân hàng thấp hơn nguồn vốn huy động thì ngân hàng sẽ có kế hoạch đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi này vào trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương. Hình thức đầu tư này giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như đảm bảo nhu cầu thanh khoản khi cần thiết.
2.3.1.6 Chỉ số (Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD)/ Tiền gửi khách hàng H8
Tương tự như chỉ số H3, chỉ số H8 càng cao thì khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản cao và ngược lại. Tỷ lệ này của DongA Bank vào thời điểm cuối năm 2012 là 12,77% (xem bảng 2.6).
2.3.2Những mục tiêu đã đạt được của chính sách quản trị rủi ro thanh khoản
Với chiến lược xây dựng hệ thống quản trị rủi ro bền vững, chính sách quản trị rủi ro thanh khoản của DongAbank giai đoạn này đã đạt được những hiệu quả nhất định, cụ thể là:
- DongAbank đã có được lòng tin của công chúng không chỉ được thể hiện với hình ảnh “Ngân hàng trách nhiệm, Ngân hàng của những trái tim”, mà còn thể hiện qua sự tăng trưởng liên tục của tiền gửi khách hàng tại ngân hàng trong thời gian qua. Thậm chí là trong giai đoạn có một số ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hút tiền gửi thì tốc độ tăng trưởng của tiền gửi của DongAbank vẫn ổn định, tiền gửi của khách hàng năm 2012 tăng 40% so với năm 2011, lượng khách hàng năm 2012 đạt con số kỷ lục với 6 triệu khách hàng. Để có
được lòng tin này, Ngân hàng Đông Á ngoài việc đưa ra nhiều chương trình đểchăm sóc khách hàng thì chiến lược nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng là yếu một yếu tố quyết định để khách hàng tin tưởng, ủng hộ.
- Thanh khoản của DongAbank luôn được đảm bảo; đáp ứng yêu cầu chi trả, thanh toán của toàn ngân hàng. Các yêu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng đã được DongAbank đáp ứng, tín dụng tăng trưởng qua các năm; trong đó, tăng trưởng tín dụng năm 2012 đã tăng 15% so với năm 2011.
- DongAbank đã có chính sách đa dạng hóa các công cụ quản trị thanh khoản, cho thấy ngân hàng đã có những kế hoạch để ứng phó kịp thời với tình trạng thiếu hụt hay dư thừa thanh khoản. Do đó, hiện tượng tổn thất do buộc phải bán tài sản hay giảm giá cổ phiếu do những lo ngại về thanh khoản của ngân hàng là chưa xảy ra.
- Việc quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn giúp ngân hàng sử dụng vốn với chi phí hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Cơ chế quản lý vốn tập trung đã giúp DongAbank quản lý dòng vốn trên toàn hệ thống được hiệu quả hơn, nguồn vốn được cân đối hằng ngày giúp cho thanh khoản của ngân hàng được theo dõi chặt chẽ, hiện tượng vay liên ngân hàng hay huy động với lãi suất cao hơn mặt bằng chung của thị trường hiếm khi xảy ra.
- DongAbank cũng đã đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN và thông lệ quốc tế về an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các chỉ tiêu trong an toàn hoạt động như hệ số CAR, tỷ lệ nợ xấu… cũng được DongAbank công bố thông tin cùng các chính sách để kiểm soát, thực hiện các chỉ tiêu đó.
2.3.3Những hạn chế và nguyên nhân của chính sách quản trị rủi ro thanh khoản
- Chính sách quản trị rủi ro thanh khoản của DongAbank chỉ dừng lại ở việc tuân thủ các chỉ tiêu của NHNN đưa ra như đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn vốn, tỷ lệ khả năng chi trả, ngân hàng chưa thật sự đầu tư vào công tác quản trị rủi ro thanh khoản để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế được đề cập trong các Hiệp ước
Basel I, II và III. Nguyên nhân khách quan của hạn chế này xuất phát từ hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam có sự khác biệt so với các chuẩn mực quốc tế, do đó có sự khác biệt rất xa khi các ngân hàng Việt Nam tính toán lại các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là DongAbank chưa có cơ sở hạ tầng chất lượng, cơ sở dữ liệu chưa thực sự phát triển để xây dựng mô hình tiên tiến để tối ưu hóa vốn của ngân hàng.
- Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Đông Á chỉ mới được các cấp lãnh đạo quan tâm nên cơ cấu tổ chức, hoạt động chưa thật sự chuyên sâu và chuyên nghiệp. Các hành động cụ thể như phân tích thanh khoản, xây dựng các kịch bản thanh khoản, các quyết định xử lý rủi ro thanh khoản chưa được triển khai đồng bộ chủ yếu là do các nguyên nhân sau: Ngân hàng còn thiếu các công cụ kỹ thuật cảnh báo về khủng hoảng, công nghệ thông tin lạc hậu nên không dự báo được những biến động rủi ro có thể xảy ra, hậu quả là việc phân tích mô phỏng thanh khoản và xây dựng các kịch bản thanh khoản còn chưa chính xác. - Chưa xác định được mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác như
rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất nên hiệu quả của chính sách quản trị rủi ro thanh khoản chưa được nâng cao.
- Nguồn nhân lực cho công tác quản ly rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Đông Á còn chưa được đầu tư đúng mức. Trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên còn chưa cao và quá ít cũng là một trở ngại để DongAbank nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro này.
Kết luận chương 2
Như vậy, trước những biến động của nền kinh tế cũng như những thay đổi trong chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng là vấn đề tất yếu. Các ngân hàng cần có những chính sách quản lý phù hợp để hoạt động hiệu quả hơn. Đặc biệt trong giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế và tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng thì vấn đề quản trị thanh khoản đã được các ngân hàng thương mại quan tâm hơn, biểu hiện là tình trạng thanh khoản của toàn ngành trong năm 2012 đã được cải thiện rõ nét. Trong xu hướng này, Ngân hàng Đông Á cũng đã xây dựng các chính sách, quy định và kế hoạch quản trị rủi ro thanh khoản chặt chẽ nhằm đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả và đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN.
Chương 3
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á
3.1 Định hướng phát triển của DongAbank đến năm 2020
Chặng đường 21 năm hoạt động với những nổ lực không ngừng, DongAbank đã khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. Không bằng lòng với hiện tại, DongAbank định hướng tiếp tục phát triển đến năm 2020 sẽ trở thành một tập đoàn tài chính Ngân hàng hàng đầu Việt Nam- vươn ra quốc tế, được khách hàng yêu mến, tín nhiệm và giới thiệu. Với chiến lược “Đổi mới và Phát triển, DongAbank đã đề ra các định hướng phát triển trong những năm tới như sau:
- Nâng cao năng lực tài chính, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước; đảm bảo các quy định về vốn điều lệ của NHNN, tăng vốn điều lệ lên mức tối thiểu là 10.000 tỷ đồng vào năm 2015.
- Tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch, có mặt ít nhất ở 55 tỉnh thành trong cả nước, phấn đấu mở chi nhánh ở nước ngoài.
- DongAbank tiếp tục tái cơ cấu để trở thành một ngân hàng hiện đại về tổ chức hoạt động, xây dựng mô hình kinh doanh chiến lược mới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Tăng cường cơ sở vật chất, phát triển công nghệ ngân hàng cùng với việc xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
- Với chủ trương không chạy theo lợi nhuận ngắn hạn, không mạo hiểm, DongAbank điều chỉnh hướng kinh doanh theo hướng giảm thiểu rủi ro, kiểm soát nợ xấu, nâng cao các nguồn thu phí, rà soát và chọn lọc đối tượng khách hàng, tập trung và phát triển lượng khách hàng trung thành; làm giàu tổng tài sản, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, ổn định, tiếp tục con đường chinh phục mục tiêu chiến lược: trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại DongAbank 3.2.1Tăng cường công tác dự báo và phân tích thị trường 3.2.1Tăng cường công tác dự báo và phân tích thị trường
Thời gian qua, các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản khi NHNN thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô từ nới lỏng sang thắt chặt tiền tệ. Và khi nền kinh tế ổn định thì dư thừa thanh khoản lại xảy ra tại một số ngân hàng. Vì vậy, để không phải bị động với những thay đổi trên thì các ngân hàng thương mại cần tăng cường công tác dự báo và phân tích thị trường.
Trên thực tế, chính sách quản trị rủi ro thanh khoản của DongAbank đã có các quy định về việc dự báo rủi ro, nhận diện các rủi ro và xây dựng các kịch bản thanh khoản cùng với các biện pháp ứng phó với từng tình huống cụ thể. Tuy nhiên, công tác tổ chức thực hiện chưađược Ngân hàng Đông Á chú trọng và đầu tư. Do đó, DongAbank cần cần tổ chức tốt công tác cảnh báo rủi ro, phân tích, giám sát, đo lường rủi ro nhằm giảm thiểu các rủi ro phát sinh. Trong đó công tác dự báo rủi ro là một khâu quan trọng cần có sự đầu tư thích đáng, kết hợp với các kịch bản thanh khoản cùng các biện pháp xử lý cho mỗi tình huống để ngân hàng có thể có ứng phó với các tình huống rủi ro thanh khoản.
Để thực hiện được điều này, ngân hàng cần phải tăng cường đầu tư các thiết bị hiện đại, cập nhật các phương pháp tính toán mới, hoàn thiện các quy trình quản trị rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó, DongAbank cần xây dựng hệ thống báo cáo nội bộ phù hợp để phục vụ nhanh chóng, kịp thời cho công tác dự báo, phân tích thanh khoản và đưa ra các quyết định về xử lý rủi ro.
3.2.2Xây dựng khẩu vị rủi ro thanh khoản riêng
Các NHTM nên duy trì một mức vốn tự có hợp lý, cân đối so với quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng. Một chỉ số trạng thái tiền mặt hay chỉ số chứng khoán thanh khoản quá cao có thể hạn chế khả năng sinh lời của ngân hàng. Ngược lại, các chỉ số này quá thấp lại đặt ngân hàng vào tình trạng rủi ro thanh khoản. Các NHTM