2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊRỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
2.3.3 Những hạn chế và nguyên nhân của chính sách quản trịrủi ro thanh khoản
- Chính sách quản trị rủi ro thanh khoản của DongAbank chỉ dừng lại ở việc tuân thủ các chỉ tiêu của NHNN đưa ra như đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn vốn, tỷ lệ khả năng chi trả, ngân hàng chưa thật sự đầu tư vào công tác quản trị rủi ro thanh khoản để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế được đề cập trong các Hiệp ước
Basel I, II và III. Nguyên nhân khách quan của hạn chế này xuất phát từ hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam có sự khác biệt so với các chuẩn mực quốc tế, do đó có sự khác biệt rất xa khi các ngân hàng Việt Nam tính toán lại các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là DongAbank chưa có cơ sở hạ tầng chất lượng, cơ sở dữ liệu chưa thực sự phát triển để xây dựng mô hình tiên tiến để tối ưu hóa vốn của ngân hàng.
- Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Đông Á chỉ mới được các cấp lãnh đạo quan tâm nên cơ cấu tổ chức, hoạt động chưa thật sự chuyên sâu và chuyên nghiệp. Các hành động cụ thể như phân tích thanh khoản, xây dựng các kịch bản thanh khoản, các quyết định xử lý rủi ro thanh khoản chưa được triển khai đồng bộ chủ yếu là do các nguyên nhân sau: Ngân hàng còn thiếu các công cụ kỹ thuật cảnh báo về khủng hoảng, công nghệ thông tin lạc hậu nên không dự báo được những biến động rủi ro có thể xảy ra, hậu quả là việc phân tích mô phỏng thanh khoản và xây dựng các kịch bản thanh khoản còn chưa chính xác. - Chưa xác định được mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác như
rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất nên hiệu quả của chính sách quản trị rủi ro thanh khoản chưa được nâng cao.
- Nguồn nhân lực cho công tác quản ly rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Đông Á còn chưa được đầu tư đúng mức. Trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên còn chưa cao và quá ít cũng là một trở ngại để DongAbank nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro này.
Kết luận chương 2
Như vậy, trước những biến động của nền kinh tế cũng như những thay đổi trong chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng là vấn đề tất yếu. Các ngân hàng cần có những chính sách quản lý phù hợp để hoạt động hiệu quả hơn. Đặc biệt trong giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế và tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng thì vấn đề quản trị thanh khoản đã được các ngân hàng thương mại quan tâm hơn, biểu hiện là tình trạng thanh khoản của toàn ngành trong năm 2012 đã được cải thiện rõ nét. Trong xu hướng này, Ngân hàng Đông Á cũng đã xây dựng các chính sách, quy định và kế hoạch quản trị rủi ro thanh khoản chặt chẽ nhằm đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả và đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN.
Chương 3
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á