Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản (H3 – H8)

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Đông Á (Trang 36)

Phương pháp tính toán nhu cầu thanh khoản này dựa trên cơ sở kinh nghiệm của ngân hàng và các chỉ số trung bình trong ngành. Thông thường các chỉ số thanh khoản sau được sử dụng:

Chỉ số trạng thái tiền mặt (H3):

Trạng thái tiền mặt (H3) = Tiền mặt + Tiền gửi các định chế tài chính

Tài sản Có

Trong đó, trạng thái tiền mặt phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Nhóm yếu tố ngân hàng có thể kiểm soát được:

o Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ: Bán chứng khoán, nhận lãi chứng khoán; vay qua đêm, phát hành chứng chỉ tiền gửi hoặc nhận tiền gửi của khách hàng.

o Nhóm yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ: Mua chứng khoán, trả lãi tiền gửi; khách hàng rút tiền theo định kỳ; trả nợ vay đến hạn; cho vay qua đêm; thanh toán phí dịch vụ cho ngân hàng khác.

- Nhóm yếu tố ngân hàng không kiểm soát được:

o Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ:Những khoản tiền nhận được từ nghiệp vụ thanh toán bù trừ; các khoản thu hộ, tiền mặt trong quá trình thu.

o Nhóm yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ: Các khoản phải trả trong nghiệp vụ thanh toán bù trừ; thuế phải thanh toán cho ngân sách; khách hàng rút tiền không theo định kỳ; hệ số trạng thái tiền mặt càng cao thì khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao.

Chỉ số năng lực cho vay H4:

- H4 = Dư nợ

Tổng tài sản "Có"

- Chỉ số H4 phản ánh năng lực cho vay của một ngân hàng.  Chỉ số Dư nợ/ Tiền gửi khách hàng (H5):

- H5 = Dư nợ

Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H6)

- H6 = Chứng khoán kinh doanh + Chứng khoán sẵn sàng để bán Tổng tài sản "Có"

- Chỉ số H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, so với tổng tài sản “Có” của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

Chỉ số trạng thái ròng (H7)

- H7 = Tiền gửi và cho vay TCTD Tiền gửi và vay từ TCTD

- Một số NHTM có chỉ số H7 lớn hơn 2, những NHTM quy mô vừa có H7 từ 1 đến 1,5, các NHTM quy mô nhỏ có H7 nhỏ hơn 1.

Chỉ số (Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD)/ Tiền gửi khách hàng (H8)

- H8 = Tiền mặt + Tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD Tiền gửi của khách hàng

- Chỉ số H8 cao càng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản nhưng lại không có hiệu quả kinh doanh cao.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio – CAR):

Đây là tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản “Có” rủi ro quy đổi- còn gọi là hệ số kiểm soát tín dụng. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là chỉ tiêu quan trọng để phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng thương mại. Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn, và đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Tỷ lệ này cũng thường dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước những rủi ro của ngân hàng. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này, tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.

- Vốn tự có = VTC Cấp I + VTC Cấp II

- Tổng tài sản Có rủi ro quy đổi= ∑(Tài sản có nội bảng x Hệ số rủi ro) + ∑(Tài sản có cam kết ngoại bảng x Hệ số chuyển đổi x Hệ số rủi ro).

Theo Hiệp ước Basel I và II, thì CAR >= 8.

Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20 tháng 05 năm 2010 và Thông tư số 22/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước:

- Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản Có rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ).

- Ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ,tổ chức tín dụng phải thực hiện Báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật, phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của tổ chức tín dụng và công ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất).

Tỷ lệ dự trữ sơ cấp:

Dự trữ sơ cấp bao gồm số dư tiền mặt tại quỹ, vàng, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác. Khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản của ngân hàng càng cao khi tỷ lệ này càng thấp và ngược lại.

Tỷ lệ dự trữ thứ cấp:

Dự trữ thứ cấp bao gồm các loại chứng khoán có khả năng chuyển thành tiền dễ dàng như trái phiếu kho bạc, hối phiếu đã chấp nhận, giấy chấp nhận trả tiền của ngân hàng…Dự trữ thứ cấp được dùng để hỗ trợ cho dự trữ sơ cấp về các nhu cầu rút tiền, thanh toán giữa các ngân hàng và vay mượn của khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Đông Á (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)