Chiến lược tạo nguồn cung cấp thanh khoản từ cân đối tài sản “Có” và tài sản

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Đông Á (Trang 26)

Cả hai chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản “Có” và dựa vào tài sản “Nợ” đều có hạn chế là phải gánh chịu chi phí cơ hội khi bán các tài sản dự trữ, hoặc bị phụ thuộc quá nhiều vào lãi suất trên thị trường tiền tệ. Do đó, phần lớn các ngân hàng thường dung hòa và kết hợp cả hai chiến lược trên để tạo ra chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng.

Theo chiến lược này, các nhu cầu thanh khoản thường xuyên, hàng ngày sẽ được đáp ứng bằng tài sản dự trữ như tiền mặt, chứng khoán khả mại tiền gửi tại các ngân hàng Trung ương hoặc tiền gửi tại các ngân hàng thương mại khác, các nhu cầu thanh khoản không thường xuyên nhưng có thể dự đoán trước như nhu cầu thanh khoản theo thời vụ, chu kỳ, sẽ được đáp ứng bằng các thỏa thuận trước về các hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý hoặc nhà cung cấp vốn khác. Các nhu cầu thanh khoản đột xuất không thể dự báo được đáp ứng từ việc vay mượn trên thị trường tiền tệ; các nhu cầu thanh khoản dài hạn được hoạch định, và nguồn tài trợ là các khoản vay ngắn và trung hạn, chứng khoán có thể chuyển hóa thành tiền.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các nguồn dự trữ khác nhau khi vận dụng chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng:

- Tính cấp thiết của nhu cầu thanh khoản: Một nhu cầu thanh khoản tức thời sẽ được tài trợ bằng ngân hàng dự trữ, vay qua đêm hoặc tái chiết khấu tại ngân hàng trung ương.

- Thời hạn nhu cầu thanh khoản: Một nhu cầu thanh khoản kéo dài vài ba ngày, vài tuần hoặc vài tháng có thể được tài trợ bằng nguồn bán tài sản “Có” hay vay trên thị trường tiền tệ.

- Khả năng thâm nhập thị trường tài sản “Nợ”: Thường chỉ có các ngân hàng lớn mới có thể tham gia thị trường tài sản “Nợ” mà ngân hàng muốn tham gia. - Chi phí và rủi ro: Lãi suất các nguồn vốn trên thị trường thay đổi hàng ngày, do

đó , các ngân hàng phải thường xuyên theo dõi thị trường để nắm bắt được các thông tin về lãi suất và các điều kiện cho vay đi kèm.

- Dự báo tỷ lệ lãi suất: Khi lập kế hoạch để xử lý tình trạng thâm hụt thanh khoản dự kiến, nhà quản trị phải đưa ra các nguồn vốn có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản với lãi suất mong đợi thấp nhất.

- Triển vọng chính sách của ngân hàng trung ương: Nhà quản trị cũng cần nghiên cứu động thái của ngân hàng trung ương, tình hình ngân sách nhà nước để định hướng điều kiện tín dụng và dự đoán lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ thay đổi ra sao. Chẳng hạn, một kế hoạch huy động vốn lớn của chính phủ, hoặc việc thực

thi chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm giảm hạn mức tín dụng và gia tăng lãi suất. Khi đó quản trị thanh khoản cũng gặp khó khăn hơn và chi phí lãi vay của ngân hàng cũng tăng tương ứng.

- Các quy định liên quan đến nguồn vốn thanh khoản: Các quy định của cơ quan quản lý ngân hàng ngày càng có xu hướng quốc tế hóa, nên ngân hàng trong nước phải vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp với thông lệ chung.

1.2.7Các phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản 1.2.7.1 Nguyên tắc chung

Thứ nhất, nhà quản trị thanh khoản phải theo sát mọi hoạt động của các phòng ban liên quan tới việc huy động và sử dụng vốn trong ngân hàng và phải phối hợp hoạt động của phòng quản trị thanh khoản với các phòng này. Ví dụ, khi phòng cho vay thương mại cấp một hạn mức tín dụng mới cho khách hàng, nhà quản trị thanh khoản phải chuẩn bị cho khả năng rút vốn từ hạn mức này. Nếu như bộ phận theo dõi tiền gửi tiết kiệm và kỳ hạn dự tính sẽ bán được một số chứng chỉ tiền gửi giá trị lớn trong vài ngày tới, thông tin này phải được chuyển cho bộ phận quản trị thanh khoản.

Thứ hai, người quản trị thanh khoản cần phải biết trước khi nào và ở đâu những khách hàng vay vốn lớn nhất và những người gửi tiết kiệm lớn nhất sẽ rút vốn hay gửi thêm tiền. Điều này cho phép nhà quản trị có thể lập kế hoạch trước để đối phó hiệu quả hơn với sự xuất hiện của trạng thái thâm hụt hay thặng dư thanh khoản.

Thứ ba, nhà quản trị thanh khoản cần phối hợp với cán bộ quản lý cao cấp, Hội đồng quản trị để đảm bảo rằng mục tiêu và những ưu tiên cho vấn đề thanh khoản rõ ràng. Trong những năm gần đây, trạng thái thanh khoản của ngân hàng luôn ưu tiên hàng đầu cho quá trình phân bổ vốn. Giả định quan trọng ở đây là ngân hàng hầu như không thể quản lý được các nguồn vốn (chủ yếu là tiền gửi) – cho công chúng quyết định – ngân hàng có thể quản lý việc sử dụng vốn. Thêm vào đó, theo quy định, ngân hàng phải dành ra một phần vốn thanh khoản tại NHNN để đáp ứng nhu cầu theo yêu cầu dự trữ pháp định trên tiền gửi. Và vì ngân hàng luôn phải sẵn sàng đáp ứng với yêu cầu rút vốn nên quản trị thanh khoản và việc đầu tư một phần hợp lý vốn vào tài sản

thanh khoản luôn được ngân hàng đặt ưu tiên hàng đầu. Ngày nay, quản trịthanh khoản có vai trò hỗ trợ quan trọng đối với những hoạt động cơ bản của ngân hàng là cho vay và cung cấp các dịch vụ thu phí khác. Ngân hàng có thể thực hiện các khoản cho vay có lãi và phòng quản trịthanh khoản sẽ có nhiệm vụ tìm nguồn tài trợ.

Thứ tư, nhu cầu và quyết định về thanh khoản phải được nghiên cứu không ngừng nhằm tránh tình trạng thặng dư hay thâm hụt thanh khoản. Thặng dư thanh khoản tức là không đầu tư phần vốn tăng thêm sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng. Trong khi đó, thâm hụt thanh khoản buộc ngân hàng phải bán tài sản hay vay vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản và kết quả là tạo cho ngân hàng những tổn thất lớn.

1.2.7.2 Phương pháp tiếp cận nguồn và sử dụng vốn

Phương pháp tiếp cận nguồn và sử dụng vốn xuất phát từ hai lý do sau đây: thứ nhất là khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng lên khi lượng tiền gửi gia tăng và nhu cầu cho vay giảm, thứ hai là khả năng thanh khoản của các ngân hàng giảm xuống khi lượng tiền gửi giảm và nhu cầu cho vay tăng.

Từ hai lý do này, các ngân hàng cần ước lượng nhu cầu thanh khoản hàng tuần, hàng tháng, hàng quý trong năm. Bất cứ lúc nào khi nguồn tạo ra thanh khoản và nhu cầu sử dụng thanh khoản không cân bằng với nhau, ngân hàng có một độ lệch thanh khoản được xác định như sau:

Độ lệch thanh khoản (Liquidity gap) = Tổng nguồn tạo ra thanh khoản (a) - Tổng nhu cầu sử dụngthanh khoản (b)

Nếu a > b: Độ lệch thanh khoản dương

Khi độ lệch thanh khoản dương, ngân hàng cần có biện pháp sử dụng chênh lệch dương để kiếm lợi cho đến khi nó được sử dụng để đáp ứng nhu cầu.

Khi có độ lệch thanh khoản âm, ngân hàng có biện pháp gia tăng nguồn tạo thanh khoản từ nhiều nguồn khác nhau với chi phí hợp lý nhất.

Để tiếp cận nguồn và sử dụng vốn, theo phương pháp xác định độ lệch thanh khoản, các ngân hàng thực hiện theo trật tự sau:

- Thứ nhất: Lập bảng phân tích các tài sản Có có thể thanh toán ngay và các tài sản Nợ phải thanh toán để có biện pháp xử lý, khi lập bảng phân tích này cần chú ý:Bảng phân tíchTS Có, TS Nợ, phải được lập theo từng loại đồng tiền khác nhau (VND, USD, EUR,…); bảng phân tích tài sản TS có, TS nợ, phải được lập với nhiều loại thời gian khác nhau:trong ngày hôm sau, từ 2 đến 7 ngày, từ 8 ngày đến 1 tháng, từ 1 tháng đến 3 tháng, từ 3 tháng đến 6 tháng.

- Thứ hai: Quản trị rủi ro thanh khoản theo bảng phân tích

o Nếu tỷ lệ khả năng chi trả đến bảy ngày không đạt 100%, tức TS “Có” có thể thanh toán ngay nhỏ hơn TS “Nợ” phải thanh toán ngay, thì ngân hàng bắt buộc phải tìm mọi biện pháp để cân bằng theo quy định.

o Nếu tỷ lệ về khả năng chi trả trong một tháng tiếp theo không đạt 25% (TS Có chiếm ít hơn 25% TS Nợ có thể thanh toán ngay) thì ngân hàng cũng phải tìm mọi biện pháp để đảm bảo tỷ lệ quy định.

o Các tỷ lệ có khả năng trả nợ trên một tháng, từ ba tháng đến sáu tháng sẽ dự báo khả năng về tỷ lệ chi trả trong tương lai, sẽ giúp ngân hàng có phương hướng để xử lý.

Những nội dung cơ bản trong phương pháp nguồn và sử dụng là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiền cho vay (Luồng thanh khoản đi ra) và tiền gửi (Luồng thanh khoản đi vào) phải được dự báo trong khoản thời gian hoạch định thanh khoản đã cho (ngày, tuần, tháng, quý).

- Những thay đổi về tiền cho vay và tiền gửi phải được tính toán cho cùng khoảng thời gian xác định.

- Nhà quản trị thanh khoản ước lượng trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng, hoặc thặng dư hoặc thâm hụt chủ yếu dựa vào sự biến đổi của tiền gửi và cho vay.

Thay đổi của tổng số tiền cho vay trong khoảng dự báo tùy thuộc vào: - Tăng trưởng GDP dự kiến.

- Lợi nhuận doanh nghiệp dự kiến.

- Tỷ lệ tăng trưởng về cung ứng tiền của ngân hàng thương mại. - Tỷ lệ lạm phát ước lượng.

- Tỷ lệ tăng trưởng của tín dụng thương mại. - Tỷ lệ lạm phát ước lượng.

Thay đổi của tổng số tiền gửi và các khoản nợ phi tiền gửi trong khoản dự báo tùy thuộc vào:

- Tăng trưởng về thu nhập cá nhân dự kiến. - Mức tăng bán lẻ ước lượng.

- Tỷ lệ tăng trưởng của ngân hàng Trung ương. - Lợi suất dự kiến cho tiền gửi trên thị trường tiền tệ. - Tỷ lệ lạm phát dự kiến.

Để dự báo các khoản tiền cho vay và tiền gửi cho một khoảng thời gian trong tương lai (ngày, tuần, tháng, quý), ngân hàng có thể dùng các biến số của thống kê kinh tế, và xác định mối quan hệ giữa chúng với xu hướng vận động của cho vay và tiền gửi:

Sau khi tham chiếu những thông tin và số liệu thống kê kinh tế dự đoán, ngân hàng có thể ước lượng nhu cầu thanh khoản dự kiến theo công thức dưới đây:

Mức thặng dư (+) hay thâm hụt (-) thanh khoản =

Thay đổi dự kiến của tiền gửi -

Thay đổi dự kiến của tiền vay

Nhu cầu thanh khoản dự kiến tháng I (quý i) =

[ ∑ cho vay đầu kỳ - ∑ cho vay cuối tháng i (quý i) ]

-

[ ∑ tiền gửi đầu kỳ - ∑ tiền gửi cuối tháng i (quý i) ] Trong đó:

- Số liệu đầu kỳ là số liệu vào thời điểm đầu năm trên bảng Cân đối kế toán của ngân hàng.

- Các số liệu về cho vay bao gồm: Cho vay biến đổi là khoản cho vay mang tính đột xuất (thường ước tính bằng một con số tuyệt đối), cho vay khác (cho vay mang tính thời vụ) được ngân hàng ước tính cho tháng này, bằng một tỉ lệ phần trăm so với cho vay khác của đầu năm.

- Tiền gửi được chia làm ba loại:

o Tiền gửi giao dịch (không kỳ hạn): được xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với giao dịch đầu năm.

o Tiền gửi định kỳ biến đổi: tiền gửi mang tính đột xuất được ước lượng bằng con số tuyệt đối.

o Tiền gửi định kỳ khác: tiền gửi định kỳ của kỳ này dựa vào tiền gửi định kỳ của kỳ trước, cộng trừ theo một lượng biến đổi dự kiến nhất định. Khi vận dụng các công thức tính nói trên, nếu:

- Thanh khoản kỳ này (Tháng hoặc Quý) là một số âm ( < 0 ): cho thấy cầu thanh khoản trong kỳ tăng nhanh hơn cung thanh khoản so với đầu năm, như vậy thanh khoản kỳ này sẽ bị thiếu hụt.

- Thanh khoản kỳ này (Tháng hoặc Quý) là một số dương ( > 0 ): cho thấy cung thanh khoản trong kỳ tăng nhanh hơn cầu thanh khoản so với đầu năm, như vậy thanh khoản kỳ này sẽ dư thừa.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Đông Á (Trang 26)