Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trịrủi ro thanh khoản tại DongAbank

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Đông Á (Trang 66)

2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊRỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trịrủi ro thanh khoản tại DongAbank

3.2.1Tăng cường công tác dự báo và phân tích thị trường

Thời gian qua, các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản khi NHNN thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô từ nới lỏng sang thắt chặt tiền tệ. Và khi nền kinh tế ổn định thì dư thừa thanh khoản lại xảy ra tại một số ngân hàng. Vì vậy, để không phải bị động với những thay đổi trên thì các ngân hàng thương mại cần tăng cường công tác dự báo và phân tích thị trường.

Trên thực tế, chính sách quản trị rủi ro thanh khoản của DongAbank đã có các quy định về việc dự báo rủi ro, nhận diện các rủi ro và xây dựng các kịch bản thanh khoản cùng với các biện pháp ứng phó với từng tình huống cụ thể. Tuy nhiên, công tác tổ chức thực hiện chưađược Ngân hàng Đông Á chú trọng và đầu tư. Do đó, DongAbank cần cần tổ chức tốt công tác cảnh báo rủi ro, phân tích, giám sát, đo lường rủi ro nhằm giảm thiểu các rủi ro phát sinh. Trong đó công tác dự báo rủi ro là một khâu quan trọng cần có sự đầu tư thích đáng, kết hợp với các kịch bản thanh khoản cùng các biện pháp xử lý cho mỗi tình huống để ngân hàng có thể có ứng phó với các tình huống rủi ro thanh khoản.

Để thực hiện được điều này, ngân hàng cần phải tăng cường đầu tư các thiết bị hiện đại, cập nhật các phương pháp tính toán mới, hoàn thiện các quy trình quản trị rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó, DongAbank cần xây dựng hệ thống báo cáo nội bộ phù hợp để phục vụ nhanh chóng, kịp thời cho công tác dự báo, phân tích thanh khoản và đưa ra các quyết định về xử lý rủi ro.

3.2.2Xây dựng khẩu vị rủi ro thanh khoản riêng

Các NHTM nên duy trì một mức vốn tự có hợp lý, cân đối so với quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng. Một chỉ số trạng thái tiền mặt hay chỉ số chứng khoán thanh khoản quá cao có thể hạn chế khả năng sinh lời của ngân hàng. Ngược lại, các chỉ số này quá thấp lại đặt ngân hàng vào tình trạng rủi ro thanh khoản. Các NHTM cần xây dựng phương án tăng vốn để đạt được mức vốn cần thiết quy định. Tính đến cuối năm 2012 thì vốn điều lệ của DongAbank đã đạt 5.000 tỷ đồng, dự kiến năm 2013

sẽ tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỷ đồng, đảm bảo mức vốn điều lệ theo quy định của NHNN.

Các chỉ tiêu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ khả năng chi trả, giới hạn cấp tín dụng…được DongAbank đảm bảo thực hiện theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT- NHNN.Trong chỉ tiêu về tỷ lệ an toàn vốn tối quy định tại Thông tư này là 9%. Tuy nhiên, theo “Financial Management and Analysis of Projects” của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) năm 2005, có kiến nghị rằng hệ số CAR nên để mức 8% áp dụng với các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, còn đối với các nền kinh tế mới nổi thì hệ số này nên là 12%. Do vậy, mặc dù NHNN chưa yêu cầu nhưng các NHTM nói chung và Ngân hàng Đông Á nói riêng nên đặt ra mục tiêu hệ số CAR 12% để phấn đấu.

Bên cạnh đó, DongAbank cần có các chiến lược rõ ràng để tiếp cận và áp dụng Basel II và III vào công tác quản trị rủi ro. Muốn thực hiện được điều này, ngân hàng cần phải đánh giá cụ thể tình hình hiện tại, xác định những vấn đề có thể triển khai ngay để thực hiện, cần có sự đầu tư về công nghệ, cơ sở hạ tầng có chất lượng, phát triển về cơ sở dữ liệu.

Thực tế cho thấy, sức khỏe của mỗi ngân hàng là khác nhau và cùng một ngân hàng cũng khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển, nó tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh, tiềm lực tài chính nội tại của mỗi ngân hàng và tình hình kinh tế trong giai đoạn đó. Do đó, trên cơ sở tuân thủ những quy định của NHNN và thông lệ quốc tế, DongA bank cần xây dựng cho mình khẩu vị rủi ro thanh khoản riêng như xây dựng các giới hạn, hạn mức về các hệ số vốn, các chỉ số thanh khoản phù hợp với thực tế kinh doanh của ngân hàng.

3.2.3Hoàn thiện mô hình quản lý vốn tập trung

Tất cả các hoạt động liên quan đến huy động và sử dụng vốn tại DongA bank đều thông qua mô hình quản lý vốn tập trung, điều này giúp DongAbank hạn chế được những rủi ro thanh khoản cũng như đưa ra những quyết định kịp thời trong những tình huống khẩn cấp. Định kỳ hằng tháng, Phòng Quản lý nguồn vốn sẽ chịu trách nhiệm

chính trong việc xây dựng khung giá điều chuyển vốn giữa các đơn vị kinh doanh và Hội sở. Những ưu điểm của mô hình này giúp DongAbank hạn chế được những rủi ro thanh khoản vì tất cả các rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất đều tập trung về trụ sở chính.

Tuy nhiên để mô hình này hoạt động hiệu quả hơn cũng như tăng tính cạnh tranh của các đơn vị kinh doanh trong Ngân hàng Đông Á với các ngân hàng khác tại mỗi địa phương thì DongA bank cần xây dựng chính sách lãi suất điều chuyển vốn nội bộ riêng dành cho mỗi nhóm đơn vị kinh doanh khác nhau. Hiện tại, DongAbank áp dụng một khung giá điều chuyển vốn chung cho tất cả các đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, mỗi đơn vị kinh doanh lại có những thế mạnh và hạn chế riêng tùy thuộc vào quy mô mỗi đơn vị kinh doanh, đối thủ cạnh tranh cũng như tình hình kinh tế đặc thù tại mỗi địa phương. Do đó, chính sách lãi suất điều chuyển vốn nội bộ được xây dựng riêng cho các đơn vị kinh doanh sẽ làm cho mô hình quản lý vốn tập trung hoạt động hiệu quả hơn và nâng cao tính cạnh tranh của DongAbank tại mỗi chi nhánh.

3.2.4Gắn rủi ro thanh khoản với các rủi ro khác

Rủi ro thanh khoản luôn gắn liền với rủi ro hoạt động khác như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng. Một sự thay đổi đột ngột về lãi suất có thể tác động đến hoạt động kinh doanh và khả năng thanh khoản của ngân hàng dưới nhiều hình thức khác nhau:

- Lãi suất tăng làm cho phần thu nhập của ngân hàng tăng thêm từ tài sản “Có” sinh lời và trả thêm một phần chi phí cho các khoản nợ. Tuy nhiên, chi phí cho các khoản nợ thường có xu hướng tăng nhanh hơn phần thu nhập có được từ tài sản trong ngắn hạn; do đó, lợi nhuận có thể bị sụt giảm.

- Lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thị trường của tài sản và các khoản nợ nhạy cảm với lãi suất, qua đó ảnh hưởng đến tính thanh khoản và giá trị thị trường của các tài sản sụt giảm.

Khi rủi ro tín dụng xảy ra, một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi-nợ xấu, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho các khoản tiền huy động khi đến hạn thì

ngân hàng sẽ sử dụng các nguồn vốn để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào đấy, ngân hàng không đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản.

Do đó, để chiến lược quản trị đề ra có tính khả thi và hiệu quả cao, DongAbank cần gắn liền việc phân tích, đánh giá rủi ro thanh khoản hằng ngày với các rủi ro khác.Để thực hiện tốt việc này, ngân hàng cần triển khai đồng bộ các hoạt động liên quan đến quản trị rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro toàn hệ thống; đặc biệt là các giải pháp cấp bách trong việc kiểm soát và xử lý nợ xấu. DongAbank cần đặc biệt quan tâm tới quản trịrủi ro tín dụng vì hoạt động tín dụng là hoạt động đóng góp khoảng 80% thu nhập của DongAbank. Báo cáo tài chính của DongAbank cho thấy, nợ xấu của ngân hàng đã tăng cao từ 1,69% vào năm 2011 lên 3,95% vào năm 2012. Do đó, DongAbank cần các biện pháp thu hồi nợ xấu cũng như các chính sách cho vay hợp lý để kiểm soát chất lượng tín dụng; cần phân tán rủi ro trong cho vay, không cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, một lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao nhằm giữ ổn định thanh khoản cho ngân hàng

3.2.5Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa tài sản “Nợ”- tài sản “Có”

Rủi ro thanh khoản có thể xảy ra khi có sự mất cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn, do đó, DongAbank cần cơ cấu danh mục tài sản “Nợ”, tài sản “Có” cho phù hợp để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh và an toàn hoạt động, cụ thể là: - Có các biện pháp để thu hút nguồn tiền gửi ổn định lâu dài, giảm dần tỷ trọng nguồn tiền gửi biến động. Thời gian qua, do tác động của các chính sách trần lãi suất của NHNN áp dụng khác nhau cho các kỳ hạn khác nhau, DongAbank đã nâng cao tỷ trọng tiền gửi dài hạn. Tuy nhiên, cùng với sự ổn định của dòng tiền này thì chi phí trả lãi cho nó cũng tăng cao. Do đó, DongAbank cần có các phân tích, đánh giá khách hàng và các chính sách huy động vốn nhằm thu hút lượng khách hàng trung thành. Như thế, nguồn vốn huy động cho ngân hàng vừa có tính ổn định, vừa có mức chi phí hợp lý.

- Tùy vào sự ổn định của thị trường tiền tệ mà DongAbank có các điều chỉnh cơ cấu huy động vốn trên thị trường 1 (huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế) và thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng) sao cho nguồn vốn huy động không những đảm bảo nhu cầu thanh khoản tức thời mà còn có chi phí hợp lý. Một khi thị trường tiền tệ ổn định thì huy động vốn thông qua thị trường 2 là lựa chọn hàng đầu vì có chi phí thấp, nguồn vốn lớn và đáp ứng được tiêu chí tức thời. Ngược lại, lãi suất huy động trên thị trường 2 sẽ tăng cao khi thị trường tiền tệ biến động.

- Cơ cấu lại dư nợ cho vay theo các tiêu chí: hạn chế cho vay đối với những khách hàng có rủi ro hoạt động cao, kiểm soát tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn.

3.2.6Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

Phát triển nguồn nhân lực ổn định, có tính chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cao là mục tiêu hàng đầu đối với ngành ngân hàng. Chuyên nghiệp thể hiện ở trình độ, năng lực và đạo đức của nhân viên. Trình độ của đội ngũ nhân viên góp phần nâng cao kết quả kinh doanh và tính cạnh tranh của một ngân hàng. Do đó, để công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng đạt hiệu quả cao, DongAbank cần có chiến lược đầu tư cho nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu hiện tại và cả trong tương lai. Để thực hiện được điều này, DongAbank nên tập trung vào các phương diện sau:

- Lựa chọn những ứng viên có trình độ phù hợp với công việc thông qua quy trình tuyển dụng khoa học và minh bạch.

- Đào tạo nhận thức và kỹ năng nghiệp vụ về rủi ro thanh khoản cho đội ngũ nhân viên đương nhiệm và cả đội ngũ nhân viên quy hoạch.

3.2.7Nâng cao hình ảnh thương hiệu DongAbank

Thương hiệu của một ngân hàng là một trong những yếu tố quyêt định đến sự lựa chọn của khách hàng. Việc thu hút những khách hàng chất lượng là mục tiêu hành động của DongAbank trong năm 2013, điều này không những giúp ngân hàng gia tăng

hiệu quả kinh doanh mà còn nâng cao hiệu quả trong rủi ro hoạt động nhờ vào sự ổn định của lượng khách hàng này.

Để thực hiện được điều này, DongAbank cần đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng bằng nhiều hình thức như các chương trình khuyến mãi, đẩy mạnh các mảng hoạt động về dịch vụ, tiện ích sản phẩm, gói sản phẩm phù hợp với từng phân khúc khách hàng.Bên cạnh đó, để gia tăng niềm tin của khách hàng thì DongAbank cần công bố thông tin minh bạch về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, các cam kết trong an toàn hoạt động như xử lý nợ xấu...

Ngoài ra, công tác truyền thông của DongAbank cần phải được quan tâm hơn nữa để hoạt động quản trị rủi ro được hiệu quả hơn. Việc truyền thông phải mang tính kịp thời, nhất là trong những tình huống như tin đồn bất lợi hoặc khi DongAbank, NHNN có những thay đổi về chính sách kinh tế, chính sách kinh doanh làm ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng như quy định trần lãi suất, ngừng dịch vụ giữ hộ vàng, tăng thu phí...

3.3 Các kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước 3.3.1Chính sách tiền tệ linh hoạt và phù hợp 3.3.1Chính sách tiền tệ linh hoạt và phù hợp

Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại thông qua công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Tuy nhiên trong các năm qua, chính sách tiền tệ của NHNN không nhất quán và đa mục tiêu, giữa mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu lạm phát. Khi lạm phát tăng cao vào năm 2008, NHNN đã sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát như tăng lãi suất cơ bản từ 12% lên 14%, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc… làm cho tăng trưởng tín dụng giảm. Kết quả của chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh taynày làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trì trệ, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.Đến năm 2010, Chính phủ lại đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% với chính sách tiền tệ nới lỏng đã làm cho lạm phát tăng cao lên hai con số (11,8%). Đến đầu năm 2011, Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa 23% xuống còn 20%, tăng trưởng nguồn cung tiền giảm từ 21-21% xuống còn 15-

16%. Các chính sách thắt chặt tiền tệ khá đột ngột cộng với những bất ổn trong nền kinh tế nói chung và các ngân hàng đang tăng trưởng nóng trong thời gian dài đã đặt hệ thống ngân hàng vào cuộc đua đầy rủi ro để quản trị thanh khoản.

Vì vậy, chính sách tiền tệ của NHNN cần có sự linh hoạt và vừa đủ, tránh tình trạng nới lỏng hay thắt chặt quá đột ngột sẽ gây nên những khó khăn và thậm chí là rủi ro trong hoạt động của hệ thống ngân hàng.NHNN không nên quá chú trọng thực hiện một mục tiêu mà phải kết hợp với chính sách tài khóa để dung hòa với các mục tiêu kinh tế khác.

3.3.2Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

Hợp nhất, mua bán và sáp nhập các TCTD:

- Việc hợp nhất, mua bán và sáp nhập các TCTD với nhau để tăng khả năng cạnh tranh, giải quyết thanh khoản cho các ngân hàng yếu hoặc để phân chia khu vực, lĩnh vực hoạt động như ngân hàng nông thôn, ngân hàng thành thị, ngân hàng phát triển nhà... Có thể tiến hành theo phương án sáp nhập các ngân hàng mạnh với ngân hàng yếu hoặc sáp nhập các ngân hàng yếu với nhau.

- Cơ sở của việc hợp nhất, mua bán và sáp nhập là các bên cùng có lợi, do đó để thực hiện điều này cần có những bước đi, kế hoạch cụ thể cũng như những hỗ trợ của Chính phủ và NHNN.

- Bên cạnh đó, NHNN cần có chính sách để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoàiđầu tư vào lĩnh vực tài chính như tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần tại các ngân hàng trong nước.

Phân loại, xếp hạng các TCTD:

NHNN cần đưa ra các tiêu chí để phân loại, xếp hạng các TCTD và có các chính sách quản lý, giám sát riêng đối với từng nhóm. Đặc biệt là khi hỗ trợ thanh

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Đông Á (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)