Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP XUẤT KHẨU RAU của THÀNH PHỐ đà lạt SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT bản (Trang 53)

2.2.2.1. Hạn chế

Tuy trong những năm qua, thành phố Đà Lạt đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác sản xuất và xuất khẩu rau sang thị trường Nhật Bản nhưng vẫn còn những mặt hạn chế mà thành phố cũng như các doanh nghiệp cần phải khắc phục.

Sản lượng xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng

Tuy trong giai đoạn 2008 - 2013, kim ngạch lẫn sản lượng rau xuất khẩu của Đà Lạt sang thị trường Nhật Bản đều có mức tăng trưởng bình quân khá nhưng vẫn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng xuất khẩu rau của thành phố. Sản phẩm rau của Đà Lạt chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nội địa, sản lượng rau xuất khẩu hàng năm chỉ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng rau sản xuất.

Nguồn cung rau cho xuất khẩu chưa ổn định

Theo thông tin từ Hiệp hội rau củ Việt Nam, nhu cầu của thị trường Nhật Bản đối với rau đông lạnh của tỉnh Lâm Đồng vẫn rất lớn vào năm 2012, tuy nhiên khả năng cung cấp của các doanh nghiệp chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu, các doanh nghiệp đã bỏ lỡ nhiều cơ hội vì không có khả năng đáp ứng được những đơn hàng lớn.

Việc sản xuất rau xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, người nông dân sản xuất chủ yếu dựa trên kinh nghiệm truyền thống và theo mùa vụ, hàng hoá chỉ tập trung vào cao điểm của vụ mùa còn trái vụ thì không tạo được sản lượng ổn định cho xuất khẩu.

Việc tổ chức thu gom rau từ các nhà vườn, trang trại, hộ gia đình tuy là một khâu rất quan trọng, quyết định quá trình xuất khẩu nhưng lại chưa được các doanh nghiệp thực hiện tốt. Các phương tiện giúp bảo quản rau trong quá trình vận chuyển từ Việt Nam sang Nhật Bản còn thô sơ, nghèo nàn. Một số doanh nghiệp tổ chức thu mua rau thông qua các đại lý, chi nhánh, các đầu mối thu gom rau để có nguồn rau phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, số lượng các đại lý, chi nhánh và các đầu mối thu gom này không nhiều, công tác chuẩn bị cũng chưa được chuyên nghiệp. Các kênh thu mua còn nhiều hạn chế, nguồn hàng thiếu tính ổn định và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong công tác thu mua rau xuất khẩu, số lượng và cả chất lượng rau vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các đơn đặt hàng từ phía các đối tác Nhật.

Chất lượng rau xuất khẩu chưa đồng đều

Mặc dù rau Đà Lạt là một loại rau có chất lượng cao đối với thị trường trong nước, nhưng vẫn cần phải cải thiện nhiều hơn nữa về mặt chất lượng nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới, đặc biệt là một thị trường khó tính như Nhật Bản. Chất lượng rau Đà Lạt hiện nay vẫn còn chưa đồng đều giữa các khu vực sản xuất.

Bên cạnh đó, Đà Lạt chưa xây dựng được các chỉ tiêu thống nhất về mặt chất lượng rau xuất khẩu. Chỉ có có doanh nghiệp sản xuất rau lớn ở Đà Lạt mới triển khai chương trình rau sạch, còn những người sản xuất nhỏ lẻ thì vẫn chưa được phổ biến về chương trình này.

Công nghệ về đóng gói, vận chuyển, bảo quản… còn yếu, thiếu nhiều nhà lạnh nên không thể bảo quản tốt rau tươi mà lại dùng các hoá chất của Trung Quốc, làm hao hụt và giảm chất lượng của rau sau thu hoạch, gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị của rau xuất khẩu.

Nhận diện thương hiệu và xúc tiến thương mại chưa được chú trọng đúng mức

Người nông dân Đà Lạt còn chưa chú trọng nhiều đến thương hiệu rau Đà Lạt. Nhiều rau xuất khẩu không có bao bì, nhãn mác hàng hoá, không ghi xuất xứ rõ ràng khiến nhiều khi rau Đà Lạt bị đánh đồng với những loại rau xuất khẩu khác trong khi chất lượng của những loại rau đó có thể không bằng.

Bên cạnh đó, công tác quảng cáo tiếp thị, xúc tiến thương mại cũng chưa được nhận thức đầy đủ, những hội chợ triển lãm về rau có quy mô lớn vẫn chưa được đẩy mạnh tổ chức.

Những hạn chế khác

Ngoài ra, tuy cơ cấu xuất khẩu rau Đà Lạt khá đa dạng nhưng Đà Lạt vẫn chưa xuất khẩu được những mặt hàng mà Nhật Bản nhập khẩu nhiều như bông cải xanh, măng tây, tỏi tây… mà chỉ dừng lại ở việc xuất khẩu những loại rau như mù tạt xanh, rau đông lạnh… vào thị trường này.

Việc sản xuất rau ở Đà Lạt thường không gắn liền với cung cầu do không được cung cấp đủ những thông tin quan trọng của thị trường khiến cho nguồn cung rau không ổn định, từ đó dẫn đến giá rau xuất khẩu của Đà Lạt lên xuống thất thường. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển cao cùng công nghệ chế biến, bảo quản rau xuất khẩu còn lạc hậu khiến giá bị đội lên làm giảm khả năng cạnh tranh của rau Đà Lạt trên thị trường Nhật Bản.

Măt khác, phần lớn các doanh nghiệp ở Đà Lạt là các doanh nghiệp quy mô nhỏ nên hoạt động xuất khẩu chủ yếu thông qua trung gian. Các doanh nghiệp vẫn chưa thấy được hiệu quả của việc liên kết với nhau để có thể kí kết được những hợp đồng lớn, sự hợp tác giữa người nông dân và các thương lái còn chưa tốt. Các tổ chức như Hiệp hội rau Đà Lạt, Trung tâm khuyến nông… vẫn chưa được tạo cơ hội để tổ chức các buổi hội thảo, tư vấn cho người nông dân về công nghệ mới, kĩ thuật canh tác mới, cách sử dụng và bảo quản các loại thuốc bảo vệ thực vật… Trình độ của đội ngũ cán bộ tư vấn nông nghiệp còn hạn chế, khả năng cập nhật thông tin chưa tốt.

Ngoài ra, Nhà nước còn chưa có những chính sách ưu đãi về vốn dành cho ngành rau củ. Các doanh nghiệp xuất khẩu rau tại Đà Lạt có được nguồn vốn kinh doanh chủ yếu nhờ vào việc vay vốn từ các ngân hàng thương mại nhưng các doanh nghiệp vẫn luôn gặp khó khăn khi hạn mức cho vay thấp mà lãi suất lại cao.

2.2.2.2. Nguyên nhân

Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu sự phối hợp

Cơ sở sản xuất rau của Đà Lạt chủ yếu là ở dạng quy mô nông hộ nhỏ lẻ nên diện tích trồng trọt không lớn, các hợp tác xã chủ yếu cũng ở dạng hợp tác xã thu

mua. Điều này dẫn đến tình trạng sản xuất phân tán, không đồng bộ, khó hình thành các đầu mối thu mua, chế biến và bảo quản rau. Quy mô sản xuất canh tác còn nhỏ lẻ, vùng chuyên canh rau xuất khẩu chưa được hình thành dẫn đến việc áp dụng kĩ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất còn hạn chế. Quy mô sản xuất nhỏ bé khiến sản lượng hàng hoá phục vụ xuất khẩu sang Nhật không được nhiều. Trong khi đó, người dân không được giám sát, quản lý dẫn đến việc tự phát sản xuất.

Cho đến nay, thành phố Đà Lạt vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu trong việc quy hoạch sản xuất, tuyên truyền đến các nông hộ trồng rau. Việc cung cấp thông tin chưa tốt khiến cho người nông dân không nắm bắt kịp thời những thông tin quan trọng về thị trường Nhật Bản, từ đó dẫn đến tình trạng người nông dân cứ sản xuất mà không được biết về cung cầu thị trường, họ thấy loại rau nào đang có giá thì ồ ạt quay sang trồng loại rau đó, dẫn đến tình trạng dư thừa, không tiêu thụ được sản phẩm, chất lượng rau cũng không được ổn định.

Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu, giữa người nông dân với nhau, giữa người nông dân với doanh nghiệp xuất khẩu chưa mang lại hiệu quả.

Nguồn vốn ít

Vì thiếu vốn nên người nông dân, các doanh nghiệp cũng như các cơ cở sản xuất đã gặp phải không ít khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng máy móc hiện đại, kĩ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất, chế biến rau phục vụ cho xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, mà thay vào đó là những máy móc lỗi thời, lạc hậu, không đảm bảo được cho công tác sau thu hoạch.

Số vốn được hỗ trợ không đáp ứng được yêu cầu trong khi việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng lại khá phức tạp với nhiều quy trình, thủ tục. Không chỉ vậy, đa số các ngân hàng thường không cho vay trung hạn và dài hạn mà chỉ cho vay ngắn hạn, dẫn đến tình trạng người dân vay ngắn hạn chưa xong thì đã phải trả nợ lại cho ngân hàng nên họ không có nguồn vốn dự trữ dùng cho tái đầu tư sản xuất. Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi các ngân hàng, Nhà nước và chính quyền địa phương có thêm nhiều hơn nữa những chính sách, biện pháp hỗ trợ cho các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu rau Đà Lạt.

Giống rau có chất lượng chưa cao

Nguồn giống rau của thành phố còn chưa được chủ động. Phần lớn nguồn cung giống rau là nhập khẩu từ nước ngoài. Một số chủng loại giống rau truyền thống bị thoái hoá dẫn đến sản lượng thấp, chất lượng kém, trong khi các giống nhập nội lại bị nhiễm sâu bệnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và chất lượng rau Đà Lạt.

Tuy thành phố đã chú trọng công tác nghiên cứu về giống và đã lai tạo được những giống tốt, năng suất cao, nhưng Đà Lạt vẫn chưa nghiên cứu để tìm ra những giống rau với đặc thù riêng phù hợp với các điều kiện sản xuất của thành phố để tăng khả năng cạnh tranh của rau xuất khẩu sang Nhật. Bên cạnh đó, việc triển khai giống mới cho người nông dân cũng còn nhiều bất cập. Một số nông dân trồng rau vẫn còn tâm lý lo ngại thay đổi thói quen canh tác trong khi việc áp dụng giống rau mới đòi hỏi những quy trình, kĩ thuật canh tác mới. Công tác khuyến nông của thành phố còn chưa được đẩy mạnh triển khai cũng như chưa có được sự quan tâm của người nông dân nên việc triển khai giống mới khó có thể đạt hiệu quả cao.

Kĩ thật canh tác còn tương đối lạc hậu, khoa học kĩ thuật chưa được áp dụng rộng rãi

Do công tác khuyến nông chưa được thực hiện tốt nên một bộ phận người nông dân vẫn giữ các thói quen canh tác cũ với những kinh nghiệm vốn có và phương pháp truyền thống, công nghệ lạc hậu, chủ yếu dựa vào lợi thế tự nhiên, dẫn đến năng suất rau không được cao, còn chất lượng thì chưa đáp ứng được những yêu cầu cho xuất khẩu.

Nhiều hộ nông dân cũng như các doanh nghiệp nhỏ vẫn chưa được tiếp cận với khoa học, công nghệ tiên tiến. Hiện tại, chỉ có một vài doanh nghiệp lớn có thể áp dụng được những kĩ thuật hiện đại như hệ thống nhà kính, nhà lưới… vào sản xuất. Trong khi ở huyện Trình Cống, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc (đối thủ cạnh tranh hàng đầu của nước ta ở thị trường rau nhập khẩu Nhật Bản), đất đai của cả huyện đều là nhà lưới, nhà kính. Cả tỉnh này sống bằng nghề trồng rau, hoa và quả, kết hợp với việc sản xuất vật tư, thiết bị cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của thành phố Đà Lạt vẫn chưa đáp ứng được thực tiễn sản xuất. Khoa học kĩ thuật mới chưa được ứng dụng rộng rãi nên việc sản xuất vẫn còn phụ thuộc vào thời tiết, không tạo được năng suất cao, chất lượng tốt.

Bên cạnh đó, do cơ cấu mặt hàng rau xuất khẩu còn chưa đa dạng nên chưa đáp ứng được nhu cầu về rau ngày càng tăng của người tiêu dùng Nhật Bản.

Công tác bảo quản, quản lý và kiểm soát chất lượng rau sau hoạch chưa được đẩy mạnh

Trước nay, Đà Lạt thường quan tâm đẩy mạnh sản xuất trong nước hơn là chú trọng đầu tư cho công tác chế biến và bảo quản rau phục vụ xuất khẩu nên công tác này vẫn còn khá lạc hậu. Cơ sở hạ tầng như nhà máy, kho lạnh… cho chế biến và bảo quản rau còn thiếu, chưa được áp dụng công nghệ hiện đại. Do đó, rau xuất khẩu của Đà Lạt chủ yếu chỉ là các mặt hàng sơ chế, đơn điệu, tỉ lệ hao hụt khá lớn.

Chỉ có một số doanh nghiệp lớn mới áp dụng công nghệ bảo quản chất lượng rau một cách đầy đủ từ khâu thu hoạch, phân loại, bảo quản và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Đa phần rau được vận chuyển bằng xe tải, điều đó làm cho rau khi đến được với người tiêu dùng thì chất lượng đã bị giảm đáng kể. Có rất nhiều đối tác muốn thâm nhập vào thị trường rau Đà Lạt và đặt vấn đề xuất khẩu sang Nhật Bản nhưng Đà Lạt đã nhiều lần phải bỏ qua những cơ hội đó do thành phố còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong công đoạn bảo quản và đóng gói sau thu hoạch.

Bên cạnh đó, Đà Lạt cũng chưa thực hiện tốt công tác quản lý và kiểm soát chất lượng rau trước khi đưa đi xuất khẩu sang Nhật Bản, các doanh nghiệp hầu như chưa có bộ phận riêng để quản lý chất lượng sản phẩm. Thông thường rau Đà Lạt sau khi được đóng gói để bảo quản sẽ được vận chuyển đi xuất khẩu. Tuy nhiên, vận chuyển trên một quãng đường rất dài, rau lại là một mặt hàng dễ hỏng mà lại không được kiểm tra, dẫn đến tình trạng nhà nhập khẩu nhận phải những đợt hàng chẩt lượng không tốt, làm giảm giá trị rau xuất khẩu của Đà Lạt.

Kênh phân phối, cơ sở hạ tầng còn hạn chế

Các doanh nghiệp sản xuất rau của Đà Lạt chưa dành sự quan tâm đầu tư đúng mức cho các kênh phân phối rau xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp này, chỉ cần hoàn tất việc giao hàng cho nhà nhập khẩu là đã hoàn thành công việc, trong khi những sản phẩm của họ ở nước nhập khẩu sẽ đến được với người tiêu dùng thông qua những kênh nào thì vẫn chưa tìm hiểu. Do đó, việc phân phối rau Đà Lạt tại Nhật Bản chưa tận dụng được nhà phân phối bản địa, cũng như vẫn chưa tiếp cận được với hệ thống bán lẻ vốn có một vai trò khá quan trọng ở thị trường Nhật Bản.

Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ cho vận chuyển, bốc xếp và dỡ hàng, phương tiện vận chuyển, kho bãi… vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Hệ thống giao thông vận tải của thành phố Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung còn khá kém khiến cho việc vận chuyển rau Đà Lạt đi xuất khẩu sang Nhật còn gặp nhiều khó khăn. Sân bay Liên Khương vẫn chưa có nhiều chuyến bay quốc tế phục vụ xuất khẩu nên hầu như rau Đà Lạt muốn xuất khẩu ra nước ngoài thì phải thông qua sân bay Tân Sơn Nhất. Việc vận chuyển rau từ Đà Lạt xuống thành phố Hồ Chí Minh đã làm tăng chi phí vận chuyển và bảo quản rau xuất khẩu . Hệ thống cầu cảng, kho bãi phục vụ cho xuất khẩu chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu rau ngày càng tăng. Bên cạnh đó, chi phí cho dịch vụ xuất khẩu cao đã gián tiếp làm tăng chi phí và đẩy giá thành lên cao, từ đó làm mất lợi thế cạnh tranh về giá của rau Đà Lạt so với các quốc gia xuất khẩu rau khác như Trung Quốc, Thái Lan…

Trình độ nghiệp vụ chưa cao

Hiện nay, Đà Lạt còn thiếu lực lượng lao động trẻ vững chuyên môn và nghiệp vụ xuất khẩu, những cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm thì lại chưa được đào tạo bài bản, nhân viên vững nghiệp vụ xuất khẩu tại các cơ quan chức năng và tại các doanh nghiệp còn ít. Đó là do thành phố chưa có những chính sách đào tạo cũng như thu hút lực lượng lao động có trình độ nghiệp vụ cao đến làm việc.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng chưa đẩy mạnh các chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ cho ngành nông nghiệp. Hệ thống cung ứng đào tạo chưa nhận thức đầy đủ những yêu cầu của cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, dẫn đến việc đào tạo không đáp ứng được nhu cầu xã hội. Trong khi đó, các chương trình đào tạo lại

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP XUẤT KHẨU RAU của THÀNH PHỐ đà lạt SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT bản (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)