Nghĩa của việc đẩy mạnh xuất khẩu rau Đà Lạt sang thị trường

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP XUẤT KHẨU RAU của THÀNH PHỐ đà lạt SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT bản (Trang 30)

Bản

Nhật Bản là một thị trường tiêu thụ rau cực kì lớn ở Châu Á, với mức tiêu thụ rau hàng năm gấp rưỡi mức tiêu thụ của một nước Châu Âu tương ứng về diện tích và số dân. Ở Châu Á, Trung Quốc là đối tác xuất khẩu chủ yếu của Nhật. Rau nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 60% tổng lượng rau nhập khẩu từ các nước của Nhật Bản. Tuy nhiên, mặt hàng này đang có chiều hướng giảm ngày càng mạnh. Năm 2006, do phát hiện dư lượng hóa chất trong rau từ Trung Quốc vi phạm Luật an toàn vệ sinh thực phẩm Nhật Bản nên quốc gia này đã áp dụng qui chế chặt chẽ hơn. Từ sau thời điểm này, lượng nhập khẩu nhiều loại rau từ Trung Quốc bắt đầu giảm xuống.

Việc người tiêu dùng Nhật Bản lo ngại về vệ sinh thực phẩm nhập khẩu hiện nay, đặc biệt đối với rau có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã tạo cơ hội cho một số nước có thể xuất khẩu thực phẩm nói chung và rau củ nói riêng vào thị trường này. Tuy nhiên, cũng chính vì tình trạng này mà người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng thận trọng hơn trong việc tiêu dùng thực phẩm nhập khẩu. Vì vậy, đây vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam.

Rau Đà Lạt là một trong những nguồn xuất khẩu chính của tỉnh, trị giá xuất khẩu mặt hàng rau củ hàng năm của Đà Lạt chiếm 20% - 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh Lâm Đồng sang thị trường Nhật Bản. Với diện tích rau đang ngày càng được mở rộng và hệ thống tiêu chuẩn kĩ thuật ngày càng được nâng cao, chất lượng rau Đà Lạt ngày càng tăng và từng bước tiếp cận với thị trường rau cao cấp của Nhật. Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị bảo quản thường xuyên được kiểm tra và nâng cấp, điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ công tác vận chuyển được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư, đồng thời được cũng được chính quyền địa phương hỗ trợ.

Những yếu tố này đã góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của rau Đà Lạt tại thị trường Nhật Bản.

Những định hướng về xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, chính sách hỗ trợ xuất khẩu và các hoạt động xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có tác động tích cực đến khả năng xuất khẩu rau của thành phố Đà Lạt vào thị trường Nhật Bản khó tính. Năm 2008, được hỗ trợ từ phía Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, hơn 100 doanh nghiệp Nhật Bản đã sang tìm hiểu về thị trường rau Việt Nam đúng vào dịp Lễ hội rau Đà Lạt. Sự kiện đó đã giúp các doanh nghiệp Nhật Bản có cái nhìn cận cảnh hơn về quy trình gieo trồng và chất lượng rau của thành phố Đà Lạt, và mở ra nhiều cơ hội cho hai bên trao đổi, thiết lập quan hệ thương mại lâu dài trên cơ cở hiểu biết lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi.

Vì Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu rau lớn nên việc đẩy mạnh xuất khẩu rau Đà Lạt sang thị trường này là cần thiết, mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội to lớn như:

Góp phần nâng cao đời sống của người dân, cải thiện tình hình kinh tế xã hội của thành phố

Sản xuất và xuất khẩu rau góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hơn 100 hộ nông nhàn rỗi với hơn 2.000 lao động trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Khi thực hiện xuất khẩu, giá bán sẽ cao hơn giá bán trong nước, góp phần nâng cao thu nhập của người dân, nâng cao mức sống cả về vật chất và tinh thần.

Không chỉ vậy, hoạt động xuất khẩu rau sang thị trường Nhật Bản còn mang lại một lượng ngoại tệ không nhỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp trang trải chi phí sản xuất, cũng như tái đầu tư để mở rộng quy mô, nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng rau xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của thành phố Đà Lạt

Muốn đứng vững trong thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hết mức cải thiện chất lượng các mặt hàng của mình nhằm nâng cao tính cạnh tranh với những hàng hoá cùng loại của những nước khác cũng xuất khẩu sang Nhật, đồng thời không ngừng đầu tư, cải tiến trang thiết bị, tiếp thu trình độ khoa học công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng sản phẩm để

có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường Nhật Bản. Đây chính là tác dụng thúc đẩy năng lực sản xuất của hoạt động xuất khẩu.

Góp phần tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước

Xuất khẩu rau sang thị trường Nhật Bản góp phần tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước, tăng dự trữ quốc gia và giúp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Vì nhu cầu tiêu thụ rau trên thị trường Nhật Bản trong những năm tiếp theo vẫn sẽ tiếp tục tăng, nên việc phát triển và mở rộng mạng lưới xuất khẩu rau của các doanh nghiệp khá triển vọng, hứa hẹn mang lại nguồn thu dồi dào cho ngân sách Nhà nước.

Đẩy mạnh xuất khẩu rau sang thị trường Nhật Bản không chỉ góp phần nâng cao tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ phục vụ quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, mà còn mở rộng ngành hàng, xây dựng, củng cố, phát triển thương hiệu rau Đà Lạt.

Góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa hai quốc gia

Xuất khẩu rau sang thị trường Nhật Bản cũng góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy mối quan hệ kinh tế đối ngoại của hai nước, đưa Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Chính vì những lí do trên, việc đẩy mạnh xuất khẩu rau của thành phố Đà Lạt sang thị trường Nhật Bản là rất cần thiết, nhằm phát huy tối đa lợi thế ngành rau của thành phố, đồng thời khai thác triệt để tính rộng lớn và nhu cầu gia tăng của thị trường Nhật Bản. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng khắc phục những vướng mắc hiện tại, tận dụng cơ hội cũng như phát huy những thế mạnh của mình.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP XUẤT KHẨU RAU của THÀNH PHỐ đà lạt SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT bản (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)