Kinh nghiệm xuất khẩu rau của tỉnh Quảng Châu sang Nhật Bản

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP XUẤT KHẨU RAU của THÀNH PHỐ đà lạt SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT bản (Trang 32)

Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu rau lớn nhất ở thị trường Nhật Bản. Thuận lợi lớn nhất của Trung Quốc trong việc sản xuất rau xuất khẩu sang Nhật Bản là nhờ khoảng cách địa lí. Theo số liệu thống kê, 65% sản lượng rau của quốc gia này được sản xuất tại các tỉnh ven biển và Quảng Châu là một trong những vùng trồng rau lớn nhất của Trung Quốc.

Quảng Châu nằm ở vùng ven biển nên việc vận chuyển rau đến cảng để xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản là rất dễ dàng, giúp giảm chi phí vận chuyển đi rất nhiều. Rau xuất khẩu của Quảng Châu sang Nhật Bản chỉ đi mất 5 ngày, trong khi từ Việt Nam sang Nhật Bản thì phải mất đến 10 ngày. Chi phí sản suất rau của tỉnh

này cũng rất thấp, đặc biệt là chi phí nhân công. Bên cạnh đó, chính sách mở cửa của Trung Quốc đã kéo giá rau xuất khẩu của nước này thấp hơn hẳn giá rau xuất khẩu của các nước khác, nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản. Vì vậy có thể nói sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp xuất khẩu rau ở tỉnh Quảng Châu là nhờ chủ yếu vào yếu tố giá cả. Giá thấp khiến rau xuất khẩu của Trung Quốc trở thành một đối thủ đáng gờm đối với những nước sản xuất rau có ý định xâm nhập vào thị trường Nhật Bản.

Thành công lớn nhất trong hoạt động xuất khẩu rau của tỉnh Quảng Châu là nhờ những lợi thế về giá. Tuy nhiên, đây không phải là một yếu tố cạnh tranh bền vững khi mà người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm. Thời gian gần đây, rau của Trung Quốc đang bị người tiêu dùng thế giới quay lưng lại do không đảm bảo chất lượng cũng như các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhật Bản cũng đã tiến hành thu hồi hoặc trả lại những loại nước ép rau quả có xuất xứ từ Trung Quốc mà có chưa chất tạo màu hoặc những chất phụ gia không an toàn, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Trước tình hình đó, tỉnh Quảng Châu đã tăng cường công tác kiểm tra giám sát, yêu cầu các doanh nghiệp phải công khai quy trình sản xuất rau xuất khẩu trên website và xử phạt, đóng cửa những doanh nghiệp vi phạm, chạy theo lợi nhuận mà làm giảm chất lượng cũng như uy tín rau xuất khẩu của tỉnh, nhằm xóa đi những tiếng xấu và thành kiến đối với rau xuất khẩu của Trung Quốc cũng như lấy lại được niềm tin của người tiêu dùng nước ngoài.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, người viết tập trung phân tích về thị trường nhập khẩu rau của Nhật Bản, về cung cầu cũng như những quy định của thị trường này đối với rau nhập khẩu, từ đó thấy được những cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu rau của thành phố Đà Lạt sang thị trường Nhật Bản. Bên cạnh đó, chương 1 cũng phân tích những tiềm năng sản xuất và xuất khẩu rau của Đà Lạt cũng như sự cần thiết của việc đẩy mạnh xuất khẩu rau Đà Lạt sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới.

Hoạt động xuất khẩu rau giữ một vị trí quan trọng trong trong việc phát triển kinh tế của thành phố Đà Lạt, đóng góp một phần không nhỏ trong GDP, kim ngạch

xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng cũng như góp phần nâng cao đời sống của người dân. Với vị trí địa lý thuận lợi cùng khí hậu mát mẻ quanh năm, Đà Lạt được đánh giá là vùng có tiềm năng lớn cho xuất khẩu rau quả. Tuy nhiên những tiềm năng này lại chưa được khai thác một cách tối ưu để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Trong giai đoạn tới, nhu cầu của thị trường Nhật Bản đối với mặt hàng rau có xu hướng tăng mạnh, mở ra cơ hội lớn cho sản phẩm rau xuất khẩu của thành phố Đà Lạt.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG RAU CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

GIAI ĐOẠN 2007 - 2013

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP XUẤT KHẨU RAU của THÀNH PHỐ đà lạt SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT bản (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)