Cơ cấu mặt hàng rau xuất khẩu

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP XUẤT KHẨU RAU của THÀNH PHỐ đà lạt SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT bản (Trang 37)

Hiện nay, cơ cấu mặt hàng rau Đà Lạt xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản khá đa dạng. Trong đó, các loại rau chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu bao gồm: rau đông lạnh (như bó xôi, cải thảo, bắp cải…), rau mù tạt xanh (wasabi), khoai tây và khoai lang, do đây là những mặt hàng có giá trị dinh dưỡng cao và hợp khẩu vị nên rất được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng. Ngoài ra, Nhật Bản còn nhập khẩu những mặt hàng rau khác của Đà Lạt như rau chân vịt, các loại ngò, đậu…

Bảng 2.2: Cơ cấu một số mặt hàng rau Đà Lạt xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2007-2013 (tỉ trọng theo kim ngạch)

Đơn vị: % Năm Chủng loại 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 (*) Rau đông lạnh 4,18 44,67 40,73 42,81 38,24 41,8 40,12 Rau mù tạt xanh 34,14 3,9 21,58 20,21 22,53 25,16 23,73 Các loại rau khác 61,68 51,43 37,69 36,98 39,23 33,04 36,15 (*): Giá trị ước tính Nguồn: Báo cáo xuất khẩu, Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu một số mặt hàng rau Đà Lạt xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2007 - 2013 (tỉ trọng theo kim ngạch)

Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu, Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng

Tại Nhật Bản, rau đông lạnh chiếm khoảng 81% trong cơ cấu rau nhập khẩu trong khi rau tươi chỉ chiếm khoảng 15%. Vì vậy, rau đông lạnh luôn là mặt hàng chủ lực của các quốc gia xuất khẩu rau sang Nhật.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Trong cơ cấu các mặt hàng rau xuất khẩu của Đà Lạt sang thị trường Nhật Bản, rau đông lạnh và rau mù tạt xanh là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của thành phố (chiếm đến 63,85% trong kim ngạch xuất khẩu rau của Đà Lạt sang Nhật Bản - năm 2013) và đem lại tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu rau sang thị trường Nhật Bản của cả nước. Đây cũng là những mặt hàng phù hợp với nhu cầu rau ngày càng tăng của người tiêu dùng Nhật Bản.

2.1.2.1. Rau đông lạnh

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch rau đông lạnh của thành phố Đà Lạt xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2007 - 2013

Đơn vị: nghìn USD

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu, Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng

Rau đông lạnh là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu rau của thành phố Đà Lạt sang thị trường Nhật Bản, trung bình chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu rau của thành phố sang thị trường này. Tuy nhiên, năm 2007, sản lượng xuất khẩu mặt hàng này chỉ đạt 457 tấn còn kim ngạch xuất khẩu thì chỉ đạt 401 nghìn USD. Nguyên nhân là do chất lượng của rau giảm vào vụ đông xuân trong khi giá lại tăng đột biến. Bên cạnh đó, rau của Trung Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản liên tục vi phạm quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, khiến cho người tiêu dùng Nhật có tâm lí lo ngại và càng thận trọng hơn khi mua rau nhập khẩu.

Những năm tiếp theo, kim ngạch rau đông lạnh xuất khẩu của Đà Lạt sang Nhật đều rất cao, chứng tỏ thành phố đã dần đáp ứng được những tiêu chuẩn xuất khẩu

401 4.580 4.277 4.491 4.953 5.572 5.238 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

của thị trường khó tính này. Cụ thể, năm 2008, tuy suy thoái kinh tế bùng nổ nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Đà Lạt lại tăng đột biến và đạt 4.580 nghìn USD, tăng 4.182 nghìn USD so với năm 2007. Những năm sau đó tuy kim ngạch xuất khẩu không ổn định nhưng vẫn luôn đạt mức cao.

2.1.2.2. Rau mù tạt xanh

Mù tạt xanh (wasabi) là loại gia vị không thế thiếu trong những món hải sản ăn sống (sashimi) của người Nhật Bản. Gia vị này được chế biến từ cây wasabi là một loại cây rất thích hợp với khí hậu lạnh của thành phố Đà Lạt. Nhận thấy được tiềm năng sản xuất loại rau này, thành phố đã cho mở rộng diện tích trồng, sau đó đem đi sơ chế rồi xuất khẩu sang Nhật Bản và một số quốc gia khác. Nhật Bản là thị trường đứng đầu về tổng sản lượng rau mù tạt xanh xuất khẩu của thành phố Đà Lạt ra thị trường thế giới, đồng thời đây cũng là thị trường xuất khẩu rau mù tạt xanh khá ổn định của thành phố.

Bảng 2.3: Một số nguồn xuất khẩu rau mù tạt xanh sang Nhật Bản giai đoạn 2007 - 2012 Đơn vị: tấn Năm Nguồn 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Đà Lạt 2.407 267,6 418,2 743 1.293 2.174 Mỹ 3.119 936 1.781 2.148 2.792 3.215 Trung Quốc 4.324 1.719 2.168 2.912 3.589 4.125 Hàn Quốc 2.283 301 513 869 1.014 1.965 Đài Loan 1.983 208 457 658 1.116 1.480

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ “Báo cáo xuất khẩu” của Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng và Trade Map

Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy, năm 2007, sản lượng rau mù tạt xanh của Đà Lạt xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản ở mức cao, đạt 2.407 tấn với kim ngạch là 6,8 triệu USD, chứng tỏ sức tiêu thụ rau mù tạt xanh tại Nhật là rất lớn.

Năm 2008, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng sản lượng rau mù tạt xanh xuất khẩu của thành phố giảm mạnh, cụ thể giảm 88,38% so với năm 2007 và chỉ đạt 267,6 tấn.

Sản lượng xuất khẩu rau mù tạt xanh của Đà Lạt bắt đầu có dấu hiệu tăng lại trong năm 2009 và 2010 nhờ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản có hiệu lực, và tăng mạnh vào các năm tiếp theo do nền kinh tế Nhật Bản dần được phục hồi sau khủng hoảng. Theo số liệu thống kê, sản lượng rau mù tạt xanh xuất khẩu sang Nhật của thành phố đạt 2.174 tấn vào năm 2012, tăng 68% so với năm 2011.

Tuy nhiên, nếu so với một số nguồn xuất khẩu rau mù tạt xanh khác vào Nhật Bản như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc thì sản lượng xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Nhật của Đà Lạt chưa phải là cao. Năm 2012, sản lượng rau mù tạt xanh Trung Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản gấp 1,9 lần sản lượng mà Đà Lạt xuất sang Nhật. Sản lượng rau mù tạt xanh xuất khẩu của Mỹ sang Nhật cũng gấp 1,5 lần so với sản lượng của Đà Lạt.

2.1.3. Chất lượng rau xuất khẩu

Một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng chính là chất lượng, đặc biệt khi nền kinh tế càng phát triển thì người tiêu dùng càng quan tâm hơn đến chất lượng của hàng hoá. Vì vậy, thành phố Đà Lạt luôn đặt chất lượng như là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xuất khẩu mặt hàng rau của mình.

Về mặt chất lượng, rau Đà Lạt có chất lượng khá tốt, độ dinh dưỡng cao, giàu vitamin và khoáng chất, hình thức bắt mắt, đồng thời cũng đã đáp ứng được những yêu cầu từ phía các nhà nhập khẩu Nhật Bản về thành phần nguyên liệu, xuất xứ, tiêu chuẩn về bao bì, tính an toàn với môi trường… Một thị trường khó tính với những quy định nghiêm ngặt, đòi hỏi cao về chất lượng như Nhật Bản lại là một thị trường xuất khẩu rau lớn nhất của Đà Lạt, chứng tỏ rau Đà Lạt có chất lượng cao và đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Ngày 14/01/2004, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định số 06/2004/QĐ-UB, trong đó quy định tạm thời về việc sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, và thành phố Đà Lạt là địa phương đi đầu cả nước trong việc thực hiện quyết định. Theo quy định này, rau an toàn gồm các loại rau

tươi, kể cả các loại rau ăn củ, thân, lá và hoa quả, phải được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, đóng gói và bảo quản theo đúng quy định kĩ thuật để đảm bảo tồn dư hàm lượng chất độc hại cũng như mức độ nhiễm vi sinh vật gây hại dưới mức giới hạn tối đa được cho phép, từ đó đảm bảo an toàn cho cả người tiêu dùng và môi trường. Người nông dân khi đăng kí trồng rau an toàn thì sẽ được Phòng Công Nông nghiệp của thành phố Đà Lạt chuyển giao quy trình sản xuất đồng thời theo dõi sát từng khâu của quy trình này. Sau thu hoạch, người nông dân trồng rau phải tự công bố kết quả thu hoạch của mình. Đây là biện pháp giúp góp phần nâng cao trách nhiệm của người nông dân trồng rau đối với sản phẩm và người tiêu dùng của họ.

Cùng năm 2004, Chương trình Nông nghiệp công nghệ cao do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan liên quan trên địa bàn thành phố Đà Lạt đà được triển khai. Chương trình này đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng suất, sản lượng cũng như chất lượng rau của thành phố. Những mục tiêu chính của chương trình gồm: chuyển đổi giống cây trồng, áp dụng mô hình canh tác mới áp dụng VietGAP, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, nhân rộng mô hình và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và tiêu thụ.

Sau gần 10 năm triển khai, chương trình Nông nghiệp công nghệ cao đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần vào việc nâng cao chất lượng, đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ rau Đà Lạt ở cả thị trường trong nước và thế giới. Việc chuyển đổi giống rau và phương pháp gieo trồng giống nuôi cấy mô đã tạo được nhiều giống rau với chủng loại đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó, thành phố cũng đã phát triển công nghệ trồng rau trong nhà lưới và nhà kính với tổng diện tích khoảng trên 300 ha, trong đó chủ yếu phát triển những loại rau cao cấp nhằm mục đích phục vụ cho xuất khẩu, đặc biệt là sang Nhật Bản. Công nghệ này đã giúp hạn chế gây hại cây trồng, cũng như giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu, trong đó có Nhật Bản.

Trong những năm gần đây, phần lớn các lô hàng rau Đà Lạt xuất khẩu sang Nhật Bản đã được các cơ quan kiểm định, phòng thí nghiệm của nước này cấp giấy

chứng nhận về bảo vệ sinh thái do rau Đà Lạt không bị nấm mốc, sâu bệnh, không có dư lượng thuốc trừ sâu, chất phóng xạ hay các tác nhân gây bệnh khác, không gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng, đồng thời cũng đã đáp ứng được những tiêu chuẩn, đặc điểm kĩ thuật trong quá trình chế biến, công thức chế biến và nguyên liệu chế biến, tuân theo những quy định trong Luật bảo vệ thực vật và Quy định vệ sinh thực phẩm cũng như của Nhật Bản. Bên cạnh đó, các mặt hàng rau xuất khẩu của Đà Lạt cũng đã đáp ứng được các yêu cầu của nhà nhập khẩu về bao bì, xuất xứ, thực hiện việc ghi nhãn chất lượng và đóng dấu chất lượng tiêu chuẩn JAS.

Mặc dù được đánh giá cao nhưng chất lượng rau Đà Lạt vẫn chưa thực sự đồng đều, cụ thể cho đến nay thì thành phố vẫn chưa sản xuất được một lượng rau lớn đủ tiêu chuẩn để phục vụ cho xuất khẩu, số lượng rau chưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản còn chiếm gần 30%. Ngoài ra, công tác chế biến và bảo quản rau sau thu hoạch còn hạn chế, gây hao hụt và làm giảm chất lượng của rau xuất khẩu.

Hiện nay, tâm lý chạy theo lợi nhuận mà không cần quan tâm đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn tồn tại ở một số hộ nông dân. Việc người nông dân lạm dụng phân bón hóa học, đặc biệt là phân đạm đã khiến cho dư lượng nitrat tích trong rau vượt quá mức cho phép của quốc tế, đồng thời làm cho thời gian bảo quản bị rút nhắn, rau dễ bị hư hỏng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân mà tại sao trong khi ngành sản xuất rau không có đủ nguồn hàng chất lượng cao phục vụ xuất khẩu thì lượng hàng sản xuất trong nước do không đủ chất lượng để xuất khẩu nên không có thị trường tiêu thụ, dẫn đến tình trạng xuất khẩu rau không tăng mà người sản xuất còn phải chịu thiệt thòi, do phải bán rau với giá thấp, nhiều khi còn phải đổ đi gây lãng phí, giảm hiệu quả sản xuất.

Mặt khác, tuy Đà Lạt có nhiều tiềm năng trong sản xuất và xuất khẩu rau nhưng vẫn còn thiếu yếu tố quan trọng nhất là vốn. Để có thể sản xuất rau đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật, chất lượng và thời gian thu hoạch đòi hỏi người nông dân phải đầu tư vốn khá lớn cho giống rau, phân bón, điện, nước, thuốc bảo vệ thực vật… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu rau của thành phố còn gặp phải mức thuế suất lớn khi nhập khẩu công nghệ nhà kính. Cụ thể, nếu nhập từ Trung Quốc thì các doanh nghiệp phải chịu mức thuế suất là 17%, còn nếu nhập khẩu từ Châu Âu thì phải chịu mức thuế lên đến 20%.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP XUẤT KHẨU RAU của THÀNH PHỐ đà lạt SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT bản (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)