Các thông số đặc trưng của HPLC

Một phần của tài liệu Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cao đặc chiết xuất từ vang nho, trần bì và chè xanh (Trang 35)

- Thời gian lưu: của một chất tan là thời gian từ lúc tiêm mẫu thử đến khi xuất hiện píc của chất tan trên sắc ký đồ. Thời gian lưu là thông tin về mặt định tính trên sắc ký đồ của một chất tan, trong điều kiện sắc ký nhất định thời gian lưu là một hằng số đối với một chất tan Trong cùng một điều kiện sắc ký đã chọn, thời gian lưu của mỗi chất là hằng định và các chất khác nhau có thời gian lưu khác nhau tùy thuộc vào bản chất, cấu tạo, và tính chất của chất đó. Trong một phép phân tích nếu thời gian lưu quá nhỏ thì sự tách kém, còn thời gian lưu quá dài (tR> 20 phút) thì píc bị doãng và độ lặp lại kém, thời gian phân tích dài [9], [17].

26

Hình 1.9: Sắc ký đồ và các thông số đặc trưng.

: thời gian chết

, : thời gian lưu của hai chất 1 và 2

, : chiều rộng của píc 1 và 2

h: chiều cao pic

: thời gian lưu

Để định tính cần so sánh thời gian lưu của píc chất đó trên sắc ký đồ của dung dịch thử với thời gian lưu của chất chuẩn trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn [5].

- Hệ số phân bố: là tỷ lệ giữa nồng độ chất tan trong pha tĩnh và trong pha động tại thời điểm cân bằng:

=

Khi nồng độ chất tan không quá cao thì K là một hằng số, chỉ phụ thuộc vào bản chất các pha, chất tan và nhiệt độ. Đối với một chất, K càng lớn thì chất đó phân bố nhiều vào pha tĩnh nên sẽ di chuyển chậm và ngược lại [17].

- Hệ số dung lượng k’: biểu thị khả năng phân bố của chất tan trong pha động với sức chứa của cột, tức là tỷ số giữa lượng chất tan trong pha tĩnh và lượng chất

27

tan trong pha động ở thời điểm cân bằng. Cần chọn cột, pha động sao cho k’ nằm trong khoảng tối ưu: 1 ≤ k’ ≤ 8 [5].

- Độ chọn lọc α:

Độ chọn lọc α cho biết hiệu quả tách của hệ thống sắc ký, khi hai chất A, B có và khác nhau thì mới có khả năng tách, mức độ tách biểu thị độ chọn lọc α:

α = = với điều kiện >

α khác 1 càng nhiều thì khả năng tách càng rõ ràng (α từ 1,5 đến 2,0 là tối ưu) [17].

- Số đĩa lý thuyết N: là đại lượng biểu thị hiệu năng của cột trong một điều kiện sắc ký nhất định. Mỗi đĩa lý thuyết trong cột sắc ký như một lớp pha tĩnh có chiều cao là H, lớp này có tính chất động, tức là một khu vực của hệ phân tách mà trong đó một cân bằng nhiệt động được thiết lập giữa nồng độ trung bình của chất tan trong pha tĩnh và trong pha động.

Số đĩa lý thuyết N được tính theo một trong ba công thức sau:

= 16 × hoặc = 5,54 ×

, hoặc =

Trong thực tế N nằm trong khoảng 2500 đến 5500 là vừa đủ, tối thiểu là 1000 [17].

- Độ phân giải : biểu thị độ tách của các chất ra khỏi nhau trong một điều kiện sắc ký đã cho.

=2( − ) +

≤ 0,4: dạng píc không rõ, bị chồng phủ lên nhau nhiều.

≤ 0,5- 1: hai píc tách nhau, có thể xác định được nhưng bị chồng phủ nhiều hay ít.

≤ 1: hai píc có thể bắt đầu tách nhau nhưng chưa hoàn toàn. ≤ 1,25: hai píc hầu như tách khỏi nhau hoàn toàn.

- Hệ số bất đối xứng: hệ số bất đối xứng thường dùng để đánh giá tính cân đối của pic.

28

= / 2 / : độ rộng píc ở 1/20 chiều cao.

f: khoảng cách từ đường cao của píc đến chân trước của píc ở 1/20 chiều cao. Thông thường , trị số chấp nhận được ở trong khoảng 0,8- 1,5. Hiện tượng píc kéo đuôi có thể là do tương tác giữa chất cần phân tích với pha tĩnh hoặc cột sắc ký bẩn. píc kéo tuyến trước có thể do lượng mẫu đưa vào quá lớn so với năng lực cột. Khi sự bất đối xứng của píc càng gia tăng, tính thích hợp và độ chính xác sẽ càng trở nên kém tin cậy hơn [9].

Một phần của tài liệu Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cao đặc chiết xuất từ vang nho, trần bì và chè xanh (Trang 35)