- Đặc điểm detector
Detector là một trong những bộ phận thiết yếu nhất của máy HPLC để phát hiện ra chất phân tích sau khi đi ra khỏi cột.
Phát hiện chất phân tích có thể dựa vào:
+ Đáp ứng chọn lọc với chất phân tích: detector UV-Vis hoặc huỳnh quang. + Tính chất chung của chất phân tích trong pha động: detector chỉ số khúc xạ và detector đo độ dẫn điện [3].
25
Cho đến nay, detector hấp thụ tử ngoại- khả kiến là loại detector thông dụng nhất trong HPLC. Nguyên tắc của detector này là pha động từ cột đi ngang qua tế bào đo được chiếu một chùm tia tử ngoại hay khả kiến. Detector này có tính chọn lọc vì chỉ phát hiện được các chất tan hấp thụ tia UV hay khả kiến. Dung môi dùng trong trường hợp này phải hấp thụ rất ít hay không hấp thụ tia bức xạ và chỉ được phép chứa một lượng cực nhỏ các tạp chất hấp thụ trong vùng tử ngoại.
Các detector UV-Vis có thể có bước sóng cố định hoặc thay đổi được. Detector có bước sóng biến đổi có thể vận hành trong khoảng bước sóng 190- 700nm. Detector này có độ nhạy khá cao, khoảng 1 µg/ml [9].
- Detector dãy diod quang (PDAD)
Đây là detector được phát triển từ detector UV-Vis. Hiện nay, detector này được dùng rộng rãi nhất trong lĩnh vực kiểm nghiệm và nghiên cứu. Tia đa sắc sau khi đi qua tế bào đo mang chất mẫu được đưa đến một cách tử để phân thành các tia đơn sắc đi đến một dãy diod quang. Mỗi diod quang nhận một tia tương ứng với một băng có độ dài sóng hẹp. Như vậy, mỗi một diod có thể phát hiện một sự hấp thụ ở một bước sóng nhất định. Toàn bộ dãy diod được quét nhiều lần trong một giây bởi một bộ phận vi xử lý.
Ưu điểm của detector này là tạo được phổ UV của các chất phân tách trong khoảng bước sóng đã chọn, kiểm tra sự tinh khiết của sản phẩm và định danh được sản phẩm bằng cách so sánh phổ tương ứng của píc sắc ký với phổ của một ngân hàng dữ liệu hoặc với phổ của một chất chuẩn biết trước.