0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Chè xanh và chiết xuất chè xanh

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CAO ĐẶC CHIẾT XUẤT TỪ VANG NHO, TRẦN BÌ VÀ CHÈ XANH (Trang 29 -29 )

- Chè xanh (Camellia sinensis)

Cây chè hay cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis thuộc họ Theaceae

Hình 1.7: Chè xanh (Camellia sinensis)

Ở Việt Nam, hàng trăm năm nay, cây chè vẫn được coi là một cây trồng truyền thống, mang tính đặc sản. Chè được trồng khắp nơi ở Việt Nam, nhất là ở các vùng đồi, núi thấp, tương đối bằng phẳng.

Thành phần polyphenol trong chè, hay được gọi là flavon hay catechin, chiếm 30- 40% trong cao chiết trà xanh. Các catechin chính trong chè xanh là epicatechin, epicatechin gallat, epigallocatechin, và epigallocatechin gallat, trong đó epigallocatechin gallatlà hoạt chất có hàm lượng cao nhất, có thể lên đến 50%.

20

Hình 1.8: Cấu trúc các polyphenol chính trong chè xanh [37]. Hoạt tính sinh học:

Các polyphenol trong chè xanh nổi tiếng với các tác dụng: chống oxy hóa mạnh, chống ung thư, chống viêm, chống nhiễm khuẩn, kích thích tiêu hóa.

Nhiều bệnh mãn tính và các bệnh viêm nhiễm đều do quá trình oxy hóa và sản sinh các gốc tự do gây ra. Một trong số đó là bệnh tim mạch, tiến triển từ quá trình oxy hóa LDL. Polyphenol trong chè xanh có khả năng chống oxy hóa do có cấu trúc phân tử bao gồm vòng thơm và các nhóm hydroxyl, dẫn đến quá trình gắn và trung hòa các gốc tự do bởi các nhóm hydroxyl. Hơn nữa, các polyphenol trong chè xanh

21

kích thích hoạt động của các enzyme giải độc tại gan, từ đó thúc đẩy quá trình giải độc của các hợp chất nội sinh, cũng như khả năng tạo phức của các ion kim loại, như ion sắt, các nhân tố khởi phát quá trình tạo ra các chất oxy hóa [52], [55].

Tác dụng ngăn ngừa rối loạn chuyển hoá lipit và chống oxy hoá:

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà bộ môn hoá sinh trường đại học Y- Hà Nội về tác dụng của chè xanh Việt Nam trên rối loạn chuyển hoá lipit ở thỏ uống cholesterol cho thấy: dịch chiết chè xanh có tác dụng làm giảm rối loạn chuyển hoá lipit thể hiện ở mức độ cải thiện các chỉ số triglycerides, cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol huyết tương bị rối loạn ở thỏ gây tăng cholesterol máu thực nghiệm. Mức tiêu thụ dịch chiết chè xanh có liên quan đến các chỉ số triglycerides, cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol huyết tương ở thỏ gây tăng cholesterol máu thực nghiệm. Tác dụng rõ nhất của dịch chiết chè xanh thể hiện ở liều 150 mg/ kg/ ngày [10].

Epigallocatechin gallat là một chất chống oxy hóa thuộc nhóm phenolic đã được tìm thấy trong nhiều loại thực vật trong đó có chè xanh. Khả năng chống oxy hoá của epigallocatechin gallat là do nó có khả năng ức chế quá trình oxy hóa tế bào của lipoprotein tỷ trọng thấp và ức chế sự hình thành peroxynitrit gây ra các dấu hiệu tổn thương oxy hóa 8-hydroxy-2-deoxy guanosine và 3 nitrotyrosin [24],[55].

Cao chè xanh (liều 60 mg EGCG/ kg thể trọng chuột) thể hiện hoạt tính chống oxy hóa rõ rệt trên sự giảm hàm lượng Malonyl dialdehyd và protein carbonyl của nhóm thử thuốc so với nhóm tiêm CCl4 để gây viêm gan cấp (p < 0,01) [8].

Nghiên cứu của Trần Thị Chi Mai và cộng sự đã chứng minh tác dụng của polyphenol chè xanh (camellia sinensis) trên trạng thái chống oxy hóa trong máu của chuột cống trắng gây đái tháo đường thực nghiệm[15].

Ngoài ra, epigallocatechin gallat còn được chứng minh là có khả năng bảo vệ hữu hiệu chống lại bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, thiểu năng tuần hoàn não và kháng khuẩn. epigallocatechin gallat còn thể hiện khả năng chống lại bệnh tiểu đường trong các mô hình động vật kháng insulin. Khi nghiên cứu tác dụng của epigallocatechin gallat trên thực nghiệm, người ta đã phát hiện nồng độ cỡ ng/ml

22

của epigallocatechin gallat trong huyết tương của con người và chuột ở nồng độ sau khi uống cao chè xanh [35], [36], [38], [56].

- Chiết xuất chè xanh là một dẫn xuất thảo dược từ lá chè xanh (Camellia sinensis). Thành phần của chiết xuất chè xanh rất giàu các chất chống oxy hoá, chủ yếu là các catechin.

Cao mềm chè xanh thu được từ việc cô đặc dịch chiết lá chè xanh trong dung dịch ethanol (2%, kl/kl) đến độ ẩm khoảng 20 đến 25%. Hàm lượng catechin trong cao mềm chè xanh vào khoảng (20% ,kl/kl) [32].

Cao khô chè xanh thu được từ dịch chiết chè xanh trong cồn bằng cách cô đặc đến 40- 50% lượng chất rắn, sau đó sấy khô đến hàm lượng nước ít hơn 5% [32].

Các chất chống oxy hóa có trong chiết xuất trà xanh gồm các catechin, trong đó có bốn dẫn xuất epicatechin lớn; cụ thể là, epicatechin (EC), epigallocatechin (EGC), epicatechin gallate (ECG) và epigallocatechin gallate (EGCG).Các thành phần khác có trong chiết xuất chè xanh bao gồm ba loại flavonoid, là kaempferol , quercetin, và myricetin [39].

1.4. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp xử lý mẫu

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CAO ĐẶC CHIẾT XUẤT TỪ VANG NHO, TRẦN BÌ VÀ CHÈ XANH (Trang 29 -29 )

×