Cơ cấu tổ chức của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu giày tại chi nhánh công ty TNHH MTV cao su thống nhất xí nghiệp giày nữ thời trang (Trang 45)

7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ 2.1. Tổ chức công ty Ruthimex

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ a. Chức năng a. Chức năng

Kinh doanh các ngành nghề trong phạm vi đăng ký phù hợp với quy định của Việt Nam, trực tiếp sản xuất và nhận gia công xuất khẩu các mặt hàng gia công giày dép, đế giày, phụ tùng cao su kĩ thuật cho các công ty nước ngoài. Tổ chức sản xuất kinh doanh, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, kinh doanh nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị và sản phẩm ngành hàng cao su kĩ thuật, cao su dùng trong trang trí nội thất, ô tô xe máy và các sản phẩm tiêu dùng khác.

b. Nhiệm vụ

Xây dựng và tổ chức các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về sản xuất kinh doanh xuất khẩu, gia công theo đúng pháp luật hiện hành của nhà nước Việt Nam, thực hiện đúng các quy định sản xuất và tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo

quy định của pháp luật. Công ty xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ nhà nước giao và nhu cầu thị trường, thực hiện các báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của nhà nước, chịu sự kiểm tra của đại diện sở hữu tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính, bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự chính trị và an toàn xã hội trong phạm vi quản lý của công ty theo quy định của pháp luật nhà nước

2.1.3.3. Các xí nghiệp trực thuộc

Sơ đồ 2.2. Xí nghiệp trực thuộc

2.1.4. Chức năng của các phòng ban

- Phòng Tổ chức – Hành chính : Hoạch định và thực hiện tuyển dụng, đào tạo bố trí nguồn nhân lực đạt hiệu quả cao, tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ cho người lao động, các chính sách đãi ngộ đề ra các biện pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, công tác quản trị hành chính cho công ty như quản lý bố trí sử dụng thiết bị trong văn phòng tài sản của công ty.

- Phòng Khoa học – Công nghệ : Giám sát sản xuất, xây dựng hạn mức sử dụng và kiểm soát thực hiện, tham gia xử lý các sự cố kỹ thuật và công nghệ trong quá trình sản xuất, giải đáp các khiếu nại của khách hàng liên quan đến kỹ thuật, quản lý mạng nội bộ của công ty, kiểm tra đôn đốc thực hiện an toàn xã hội, vệ sinh công nghiệp và cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, tham gia kiểm nghiệm và đánh giá vật tư, sản phẩm

- Phòng Xuất-Nhập khẩu : Tổ chức thực hiện xuất nhập khẩu và giao nhận hàng hóa, thống kê báo cáo số liệu xuất nhập khẩu từng mặt hàng, thanh khoản hợp đồng,

Công ty TNHH MTV cao su Thống Nhất Xí nghiệp giày nữ thời trang Xí nghiệp giày dép thể thao Xí nghiệp cao su kỹ thuật cao Xí nghiệp Ruthimex 1 Xí nghiệp sản xuất hỗn hợp cao su Xí nghiệp Ruthimex 3

đảm bảo đúng luật và không bị cưỡng chế hoặc bị đưa vào diện quản lý rủi ro, đẩy mạnh quan hệ khách hàng để tiếp nhận đơn hàng theo yêu cầu sản xuất, phối hợp với phòng Kinh tế - Kế hoạch trong chào hàng và bố trí kế hoạch, thực hiện quy trình xuất nhập khẩu phù hợp với quy trình của Hải quan và Bộ tài chính

- Phòng Tài chính – Kế toán : Thu thập và ghi chép các nghiệp vụ phát sinh về sản xuất kinh doanh của công ty hàng ngày một cách có hệ thống, phân loại tổng hợp thành báo cáo kế toán, vốn bằng tiền, tài sản cố định, nguyên vật liệu, chi phí và giá thành, thuế, cung cấp số liệu để bảo mật lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định và nghiệp vụ kế toán

- Phòng Đối ngoại : Phụ trách các công việc giao thiệp với đối tác trong và ngoài nước, tìm kiếm các nguồn cung ứng mới đảm bảo nguồn vật liệu đầu vào đáp ứng tiến độ sản xuất, xem xét chất lượng và giá cả cho phù hợp qua đó góp phần giảm chi phí phát sinh không cần thiết và tăng lợi nhuận cho công ty

- Phòng Nghiên cứu – Phát triển : Tham mưu cho Tổng giám đốc công ty trong quản lý điều hành công việc hằng ngày trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản xuất của công ty, đưa ra những hướng khắc phục cho những sản phẩm chưa tốt, nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường để từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

- Phòng Đảm bảo chất lượng ( QA ) : Xây dựng tổ chức thực hiện và giám sát các hệ thống quản lý chất lượng, trách nhiệm xã hội của công ty, chính sách chất lượng của công ty và các tổ chức quốc tế khách hàng, đánh giá nhà máy, hệ thống quản lý chất lượng và tiêu chuẩn ISO theo định kỳ hàng tháng, hàng năm

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012

Năm 2010 2011 2012 2011- 2010 2011/2010 ( % ) 2012- 2011 2012/20 11 (%) Doanh thu 255.224 239.396 347.012 -15.828 93,8 107.61 6 145 Chi phí 238.916 209.534 305.531 -29.382 87,7 95.997 146 Lợi nhuận 16.308 29.862 41.481 13.554 183,11 11.619 138,9 ( Nguồn : Báo cáo của Phòng Tài Chính – Kế Toán )

Biểu đồ 2.1. Kết quả kinh doanh của công ty

Nhận xét :

Bảng trên cho thấy doanh thu của công ty tăng đáng kể qua các năm. Tuy nhiên, tình hình xuất nhập khẩu và nền kinh tế thế giới năm 2010 gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Trước sự suy thoái của nền kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng toàn cầu, lạm phát tăng cao... kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều tác động không ít và bắt đầu thực

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

sự bước vào giai đoạn khó khăn, lợi nhuận năm 2010 của công ty chỉ đạt 16 tỷ đồng, nhưng do công ty đầu tư vào mảng khác nhau không tập trung vào một thị trường nên doanh thu và lợi nhuận trong những năm tiếp theo tăng lên nhanh chóng cụ thể là năm 2011 đạt hơn 29 tỷ đồng, năm 2012 đạt hơn 41 tỷ đồng nhờ hoạt động đầu tư tài chính, các hoạt động tạo vốn khác của công ty mang lại. Điều này cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty rất tốt, chứng tỏ hoạt động có hiệu quả dù gặp nhiều khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, dễ thấy chi phí cũng tăng lên rất nhiều so với năm 2010 , 2011 nguyên nhân là do tình trạng trượt giá chung, lạm phát cao dẫn đến việc đẩy chi phí sản xuất, quản lý doanh nghiệp và những chi phí khác tăng lên đáng kể

2.1.6. Hoạt động gia công giày tại xí nghiệp giày nữ thời trang 2.1.6.1. Sơ đồ tổ chức của xí nghiệp giày nữ thời trang 2.1.6.1. Sơ đồ tổ chức của xí nghiệp giày nữ thời trang

Sơ đồ 2.3. Tổ chức xí nghiệp giày nữ thời trang

Lĩnh vực gia công chủ yếu của xí nghiệp là các loại giày dép nữ thời trang, giày dép thể thao...

Hình 2.3. Các mẫu giày của công ty

( Nguồn : ruthimex.com.vn )

2.1.6.3. Công nghệ và quy trình sản xuất

- Thiết kế và tách chi tiết : Đây là công đoạn quan trọng của quy trình sản xuất. Mẫu mã có thu hút được người tiêu dùng hay không phụ thuộc chủ yếu vào công đoạn này. Người thợ cần phải tách từng chi tiết, ra mẫu bìa, phân loại chi tiết ngoài, chi tiết trong. Tùy từng mẫu, mã giày sẽ có những phân tách chi tiết khác nhau. Mỗi chi tiết sẽ được tách nhỏ thuận tiện trong quá trình sản xuất

- Cắt chi tiết : Công đoạn này đòi hỏi người làm việc phải làm việc trực tiếp với thuộc da. Từ những bản vẽ trên bìa giấy những người thợ phải cắt tỉa sao cho đúng kích cỡ, số đo đã có sẵn. Người thợ sẽ phải làm việc một cách tỉ mĩ để đảm bảo độ chính xác về số đo và nhằm tiết kiệm tối đa lượng da.

- Dãy chi tiết : Những chi tiết được cắt sẵn trên da sẽ được chuyển xuống bộ phận dãy đễ gấp chi tiết. Bộ phận này có trách nhiệm gấp các đường theo đúng kích cỡ của giày

- May chi tiết : Sau khi các chi tiết được gấp sẽ được chuyển đến bộ phận may. Ở đây các chi tiết may được may tách biệt nhau

- Hoàn thiện chi tiết : Các chi tiết sau khi đã được thiết kế, cắt, gấp, may. Phần này là phần ghép các chi tiết theo bản thiết kế đã có sẵn. Kết thúc phần này việc chế biến mũ giày cũng sẽ được hoàn thiện.

- Song song với việc sản xuất mũ giày thì phần giáp đề giày được thực hiện. Với các công đoạn này thì người thợ phải thực hiện 2 nhiệm vụ chính đó là gò và giáp đế. Như trước đây khi mà chưa có nhưng máy chuyên dụng cho nghề da giày thì việc gò đế giày được thực hiện hoàn toàn bằng tay. Nhưng đến nay, khi công nghệ phát triển thì những việc này không còn phải làm thủ công nữa, người thợ chỉ việc bấm máy, trong 5 phút phần gò đế giày sẽ được hoàn thiện. Được biết tại Việt Nam hiện nay chỉ có 2 cơ sở có loại máy hiện đại này, trong đó có xưởng thực nghiệm của Viện da giày vì đây là loại máy được nhập khẩu từ Đài Loan chi phí kinh tế rất lơn chính vì thế mà những cơ sở nhỏ lẻ khó có được. Sau khi đế giày đã được gò xong thi sẽ tiến hành đến phần giáp đề

2.2. Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu giày tại Chi nhánh công ty TNHH MTV cao su Thống Nhất – Xí nghiệp giày nữ thời trang TNHH MTV cao su Thống Nhất – Xí nghiệp giày nữ thời trang

2.2.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu 2.2.1.1. Hiệu quả kinh doanh theo tỷ suất lợi nhuận 2.2.1.1. Hiệu quả kinh doanh theo tỷ suất lợi nhuận

Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty là một đòi hỏi bức thiết đối với công tác quản lý cũng như đối với công ty nhằm hướng công ty quan tâm khai thác tiềm năng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, tăng cường tích luỹ để đầu tư tái kinh doanh cả chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Một doanh nghiệp luôn có mục tiêu cụ thể và các hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp tiến hành đều hướng tới mục tiêu chung đó, đó chính là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả cũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tồn tại và phát triển không ngừng. Công ty TNHH MTV Cao su Thống Nhất đã xác định được các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xuất khẩu từ đó cứ sau mỗi kỳ kinh doanh công ty đều tiến hành phân tích hiệu qủa xuất khẩu dựa vào các chỉ tiêu đã xác định. Phân tích hiệu quả xuất khẩu giúp cho công ty nhìn ra được kết quả mà công ty thu được so với chi phí đã bỏ ra từ đó sẽ có hướng kinh doanh đúng đắn. Để phân tích hiệu quả xuất khẩu công ty sử dụng các chỉ tiêu sau:

Tổng lợi nhuận

Hiệu quả ở đây biểu hiện thông qua việc so sánh kết quả (doanh thu) và chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh gắn với doanh thu đó.

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là gia công xuất khẩu hàng hóa , đây là hoạt động chiếm hầu hết doanh thu của công ty.

Dựa vào bảng 2.1.5 Kết quả kinh doanh của công ty ta thấy doanh thu của công ty tăng đáng kể qua các năm, lợi nhuận năm 2010 của công ty chỉ đạt 16 tỷ đồng, đến năm 2011 đạt hơn 29 tỷ đồng, năm 2012 đạt hơn 41 tỷ đồng. Điều này cho thấy công ty kinh doanh có hiệu quả dù gặp nhiều khó khăn, thử thách. Tuy nhiên khi sử dụng lợi nhuận tuyệt đối để phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ không chính xác bởi vì khối lượng lợi nhuận tuyệt đối thu được không phụ thuộc vào nỗ lực chủ quan của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào yếu tố kết quả khác như giá cả của đầu vào, các chính sách thuế, thay đổi của tỷ giá hối đoái…

Chính vì vậy công ty đã sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí để phản ánh hiệu quả xuất khẩu.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Đây là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh cho thấy lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm mang lại cao hay thấp.

Lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = * 100%

Bảng 2.2 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( đvt : triệu đồng )

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Lợi nhuận 16.308 29.862 41.481 13.554 11.619

Doanh thu 255.224 239.396 347.012 -15.828 107.616

Tỷ suất 6,4% 12,5% 11,95% 6,1% -0,55%

( Nguồn : Báo cáo của Phòng Tài Chính – Kế Toán ) Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2010 không được cao do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng đến hai năm 2011, 2012 đều tăng nhanh, điều này cho thấy công ty đạt hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 tăng 6,1% so với năm 2010, chỉ tiêu này tăng cũng có nghĩa là lợi nhuận thu được do doanh thu xuất khẩu đem lại là tăng chứng tỏ hiệu quả xuất khẩu được nâng cao. Tuy nhiên tỷ suất của năm 2012 của giảm một ít so với năm 2011 tuy không đáng kể nhưng cho thấy công ty hoạt động không hiệu quả, công ty cần phải lưu ý và có thêm biện pháp để nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong năm 2013

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = * 100% Chi phí

Bảng 2.3 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (đvt: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Lợi nhuận 16.308 29.862 41.481 13.554 11.619

Chi phí 238.916 209.534 305.531 -29.382 95.997

Tỷ suất 6,82% 14,25% 13,6% 7,43% -0,65%

( Nguồn : Báo cáo của Phòng Tài Chính – Kế Toán ) Như vậy, một đồng chi phí bỏ ra năm 2011 có thể thu về 0,1425 (14,25%) đồng lãi gộp. Còn năm 2010 một đồng chi phí bỏ ra có thể thu về 0,0682 (6,82%)

đồng lãi gộp, chênh lệch là 7,43% nhưng đến năm 2012 thì tỷ suất có sự giảm nhẹ xuống còn 13,6% so với năm trước nguyên nhân là do chi phí hoạt động tăng cao chứng tỏ năm 2012 công ty vẫn chưa đạt được hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí qua mỗi năm nhằm tăng lợi nhuận.

Nhưng nhìn chung ta có thể thấy rằng các khoản chi phí của công ty để tiến hành hoạt động xuất khẩu là tiết kiệm. Tỷ lệ lợi nhuận thu về từ mọi hoạt động chi phí là tương đối cao. Bản thân doanh lợi theo chi phí này phàn ánh mức độ tiết kiệm các khoản chi phí và cũng là một khía cạnh quan trọng đánh giá hiệu quả kinh doanh

2.2.1.2. Hiệu quả kinh tế xã hội

Hoạt động gia công xuất khẩu của công ty ngày càng phát triển, đòi hỏi phải có cơ sở vật chất tương ứng với hoạt động đó. Hàng năm , công ty luôn chú trọng nghiên cứu, đầu tư công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng gia công. Bên cạnh đó, khi thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu Công ty đã từng bước tạo ra cho xã hội những hiệu quả kinh tế- xã hội sau:

 Trực tiếp tạo công ăn việc làm và thu nhập chính cho hàng trăm công nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu giày tại chi nhánh công ty TNHH MTV cao su thống nhất xí nghiệp giày nữ thời trang (Trang 45)