7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
3.3.7. Một số giải pháp khác
- Biện pháp tiết kiệm vật tư gia công
Trong hoạt động gia công xuất khẩu, việc quán triệt ý thức tiết kiệm vật tư trong sản xuất là vô cùng quan trọng. Nó có tác dụng ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo định mức của khách hàng đặt gia công hay không? Đối với Công ty các biện pháp tiết kiệm vật tư, phụ liệu của các sản phẩm gia công đã được quán triệt và thực hiện từ năm 2000 đến nay, đã thu được những kết quả nhất định. Trong các hợp đồng gia công thì bao giờ cũng tính thêm 3% hao hụt cho tất cả các loại vật tư. Nếu tay nghề của người thợ giỏi, thành thạo thì sẽ tiết kiệm được một phần vật tư và kết quả này sẽ mang lại một phần lợi nhuận cho Công ty cũng như tăng thêm thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên để làm tốt công tác này theo tôi cần chú trọng thêm vào những khâu quan trọng sau:
- Bộ phận kỹ thuật: Cần bồi dưỡng, đào tạo thêm cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Công ty nắm vững và thành thạo quy trình công nghệ sản phẩm gia công. Có kiến thức để xử lý việc pha cắt bán thành phẩm sao cho phù hợp, đây chính là khâu then chốt bởi mỗi loại sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất bao giờ bộ phận kỹ thuật cũng phải cùng chuyên gia làm trước công việc này.
- Đối với công nhân may: Bố trí theo dây truyền, mọi công nhân thành thạo các thao tác kỹ thuật nhằm tránh tháo lắp nhiều lần, tiết kiệm điện năng.
- Đối với công nhân gò: Hoá chất, cao su để sản xuất giày thường chiếm từ 50-60% giá thành sản phẩm. Do đó nếu tay nghề công nhân không tốt thì việc làm hỏng sản phẩm là không tránh khỏi, ngược lại sẽ tiết kiệm được hoá chất, cao su, vải... Vì trong hợp đồng gia công bao giờ cũng chỉ được phép có 3% hao hụt cho vật tư các loại.
Ngoài ra Công ty cũng cần phát động các phong trào thi đua tiết kiệm nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên có ý thức tiết kiệm. Cuối mỗi quí, mỗi
năm cần có tổng kết đánh giá, khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân, tập thể có nhiều thành tích kiệm trong sản xuất và quản lý.
- Tổ chức lại bộ máy quản lý
Hiện nay lực lượng lao động gián tiếp của Công ty vẫn chiếm 11,2% trong tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty, đây là một tỷ lệ cao, do vậy trong những năm tới Công ty cần cố gắng giảm bớt số lao động gián tiếp xuống 8% cho phù hợp với cơ chế quản lý hiện nay của Công ty. Công ty phải tiến hành tinh giảm bộ máy cán bộ bằng cách: Xem xét giải quyết cho nghỉ những người đã cao tuổi, hoặc thời gian công tác lâu năm xấp xỉ tuổi nghỉ hưu, giảm mức thấp nhất số nhân viên công tác ở bộ phận gián tiếp. Sắp xếp đội ngũ cán bộ ở các bộ phận sao cho phù hợp với khả năng và trình độ. Bên cạnh đó cần đào tạo một đội ngũ cán bộ kinh doanh quốc tế giỏi để kinh doanh có hiệu quả với khách hàng nước ngoài. Phải luôn cung cấp cho cán bộ kinh doanh những thông tin về thị trường, những quyết định của Bộ thương mại về quản lý gia công xuất khẩu và các hướng ưu tiên.
- Xác định rõ đúng đắn phương hướng của Công ty
Gia công xuất khẩu là một bước đi đầu cần thiết cho những nước đang phát triển như của nước ta. Công ty đã xác định rõ điều này và đã có hướng đi đúng đắn với mục tiêu là giảm dần tỷ lệ gia công xuất khẩu và tăng dần xuất khẩu trực tiếp. Theo em để thực hiện điều này Công ty cũng cần có chú trọng thêm một số điểm:
- Chú trọng đến thị trường trong nước, vì trước tiên muốn xuất khẩu ra nước ngoài thì cần phải thử sức ở thị trường trong nước. Đây cũng là một bước đi nhằm đưa Công ty ra thị trường thế giới, hơn nữa với một dân số khoảng 80 triệu dân thì cũng là một thì trường lớn không thể bỏ qua.
- Quan hệ trực tiếp với khách hàng mà bỏ qua khâu trung gian. Độc lập chủ động trong nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng và nâng cao trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ kinh doanh
- Tiếp xúc với các đối tác nổi tiếng trên thế giới để qua đó một phần là để học hỏi, một phần ta có thể xây dựng và xác định được uy tín, trình độ cũng như khả năng của Công ty trên thị trường quốc tế.
Tất cả cũng nhằm mục đích cuối cùng đó là xây dựng thương hiệu của Công ty.
Tóm tắt chương 3
Để có thể phát triển một cách bền vững và lâu dài , bất cứ công ty nào cũng cần lập ra cho mình một phương hướng và mục tiêu đúng đắn dựa trên môi trường bên trong và bên ngoài công ty. Từ đó, cũng hạn chế những vấn đề lệch lạc có thể phát sinh. Sau một thời gian làm việc với công ty thì vốn kiến thức ít ỏi của mình em đã đề xuất ra một số giải pháp liên quan đến con người , năng lực và quy trình sản xuất gia công... cũng như những biện pháp kịp thời để giải quyết những yếu kém còn tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu của công ty. Thực tế cho thấy việc nước ta ký kết các hiệp định , hiệp ước song phương và đa phương trong tương lai sẽ góp phần giúp cho công ty có rất nhiều cơ hội để phát triển, hợp tác với các đối tác nước nếu công ty chú trọng đầu tư tốt cho nội lực bản thân. Tuy nhiên, theo em thì điều quan trọng nhất là công ty cần xác định phương hướng phát triển hợp lý theo hướng phải giảm dần hoạt động gia công thay vào đó là tạo nên một sản phẩm riêng biệt mang thương hiệu của chính mình nhằm mang lại lợi ích kinh tế cao nhất cho bản thân và cho đất nước.
KẾT LUẬN
Trong thời gian hai tháng thực tập tại công ty em đã tìm hiểu kĩ quá trình kinh doanh cũng như công tác quản lí điều hành. Xuất phát từ tình hình thực tế em mạnh dạn đánh giá công tác quản lí kinh doanh và rút ra những vấn đề Công ty cần giải quyết nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy hoạt động gia công, tạo cho sản phẩm giày của Công ty có một vị trí vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ngày nay sự phát triển thương mại quốc tế chịu tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hoá, những biến đổi trong phân công lao động quốc tế và quá trình tái cấu trúc nền kinh tế dân tộc. Hầu hết các quốc gia đã tham gia vào thương mại quốc tế ở những mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào những điều kiện cụ thể của từng nước sẽ quyết định mức độ và bước đi thích hợp.
Chính vì những nhân tố trên mà phần nào tạo ra nền kinh tế thị trường với những cơn “bão táp nghiệp ngã” cũng như những “cơ hội vàng”, chỉ có chỗ đứng cho những doanh nghiệp có sức lực, trí tuệ và tài năng thực sự. Vì vậy có những doanh nghiệp không ngừng phát triển đi lên nhưng cũng có không ít những doanh nghiệp không chịu nổi sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường đã mất dần vốn và đi đến phá sản.
Nói chung, mọi hoạt động kinh doanh đều tìm kiếm mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Để đạt được mục đích đó mỗi doanh nghiệp đều phải biết tường tận về nội lực cũng như những hạn chế của mình nhằm phân tích, tìm kiếm những nguyên nhân để có những biện pháp thích hợp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình nhằm tăng lợi nhuận, mở rộng quá trình tái sản xuất xã hội, tích tụ hoặc tập trung nhiều hơn nữa để ngày càng phát triển, con đường duy nhất là tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Thanh Thu ( 2011 ), Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Tổng Hợp TPHCM.
2. Võ Thanh Thu ( 2003 ), Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Thống Kê. 3. Dương Hữu Hạnh ( 2006 ), Kỹ thuật nghiên cứu thị trường xuất khẩu,
Nhà xuất bản Thống kê. 4. Một số trang web điện tử :
Google.com.vn Tailieu.vn
Ruthimex.com.vn Lefaso.org.vn