Mối quan hệ của Công ty với các bạn hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu giày tại chi nhánh công ty TNHH MTV cao su thống nhất xí nghiệp giày nữ thời trang (Trang 59)

7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.2.3. Mối quan hệ của Công ty với các bạn hàng

Công ty đã đưa khách hàng nước ngoài vào làm hàng gia công tạo công ăn việc làm ổn định, đảm bảo đời sống cho công nhân của Công ty. Một mặt Công ty đứng ra kí hợp đồng gia công với nước ngoài, mặt khác Công ty giới thiệu khách hàng kí trực tiếp với các Xí nghiệp giày

• Mối quan hệ của Công ty với nước ngoài được thể hiện trên các mặt: - Về thị trường:

+ Nghiên cứu thị trường.

+ Thông tin về thị trường. + Giới thiệu sản phẩm chào hàng.

- Đàm phán kí kết hợp đồng gia công, hợp đồng xuất khẩu. - Thực hiện hợp đồng.

+ Tổ chức nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu như vải chính, vải lót, mác, chỉ, dập, đai nẹp, túi PE, cao su, đế, keo, hộp đứng giày.

+ Tiếp nhận máy móc thiết bị (nếu có).

+ Tổ chức gia công như phân phối nguyên liệu, cắt may, hoàn thiện, đóng gói.

+ Tổ chức xuất khẩu: Sau khi hàng được kiểm tra Công ty làm thủ tục xuất khẩu giao hàng theo như hợp đồng đã kí.

• Mối quan hệ giữa Công ty với đại diện nước ngoài tại Việt Nam được thể hiện thông qua việc thông báo cho nhau kịp thời thường xuyên về vấn đề liên quan giữa các bên như:

- Ảnh hưởng của công ty với nước ngoài.

- Ảnh hưởng của công ty với các bạn hàng trong nước. - Cùng nhau giải quyết các vấn đề phát sinh.

- Nghiên cứu mở rộng mặt hàng, mở rộng mối quan hệ bạn hàng. • Quan hệ giữa Công ty với Xí nghiệp bạn hàng:

- Có thể mua bán, đặt hàng giày xuất khẩu theo phương thức bán cho nước ngoài.

- Thuê gia công.

+ Giao nguyên phụ liệu, tài liệu kĩ thuật. + Tiếp nhận sản phẩm sau khi đã hoàn thành.

• Mối quan hệ giữa Công ty nước ngoài với đại diện tại Việt Nam: - Thông báo cho nhau về tình hình gia công sản xuất.

- Là người đại diện bên nhận tài liệu, kĩ thuật mẫu mã.

- Thay mặt nước ngoài kiểm tra kĩ thuật chất lượng sản phẩm.

- Thị trường các mặt hàng gia công xuất khẩu: là một Công ty kinh doanh gia công XNK nên thị trường, mặt hàng của Công ty rất phong phú, bao gồm tất cả những mặt hàng Nhà nước không cấm gia công XNK trong đó có các mặt hàng chủ yếu là giày dép da , giày nữ thời trang , giày thể thao....

+ Thị trường bạn hàng gia công nước ngoài như một số nước Châu Âu (Đức, ý, Nga, Hà Lan, Thuỵ Điển, Pháp...) Châu á (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông...) Châu A/ Phi, Châu Đại Dương... Australia, EC, SNG...

Hiện nay thị trường gia công đang được mở rộng ở Châu A/, khu vực các khối Ai Cập, coi trọng thị trường cơ bản và truyền thống như SNG và Đông Âu, các thị trường Nhật, EC ngày càng phát triển trên các thị trường lớn.

+ Hiện nay Công ty đã kí được các hợp đồng gia công xuất khẩu với

• Công ty JACKLEE INTERNATIONAL Co., - gia công xuất khẩu các loại giày

• Một số công ty nước ngoài khác như L’ALTRADEMENSIONE SRL, F&T WORLDWIDECO.LTD, GOLDLINE CO.LTD, HAMONY CO.LTD

2.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu giày tại công ty 2.2.4.1. Tiếp cận thị trường, tìm đối tác

- Đối với những đơn vị kinh doanh quốc tế thì việc nghiên cứu thị trường có ý nghĩa rất quan trọng. Nội dung công ty thường tập trung nắm vững là: Điều kiện chính trị thương mại nói chung, luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tiền tệ tín dụng, điều kiện về vận tải và giá cước trên thị trường... Riêng đối với gia công thì công ty nghiên cứu xem đó là thị trường hạn ngạch hay phi hạn ngạch. Nếu là thị trường cần hạn ngạch thì phải đệ đơn lên Bộ thương mại xin hạn ngạch hay tìm đơn vị trong nước được Bộ cấp hạn ngạch để tiến hành uỷ thác.

Đó là nghiên cứu có tính chất vi mô, đi sâu vào thị trường cần phải xem dung lượng thị trường đó ra sao, điều kiện cạnh tranh như thế nào. Ngoài ra công ty còn phải nghiên cứu về thị hiếu, kiểu mẫu, chất liệu thịnh hành để từ đó đoán được giá quốc tế của sản phẩm, giá gia công để tránh bị ép giá hay bị hớ. Để từ đó Công ty mới tiến hành tuyển, sắp xếp nhân công, trang bị may móc, chuẩn bị điều kiện gia công phù hợp.

- Nghiên cứu bạn hàng (đối tác giao dịch kinh doanh). Mục đích tìm được bạn hàng trong nước và ngoài nước ổn định đáng tin cậy. Để lựa chọn đối tác, Công ty không chỉ căn cứ vào những lời quảng cáo, giới thiệu mà còn phải tìm hiểu khách hàng về thái độ chính trị, khả năng tài chính, lĩnh vực và uy tín của học trong kinh doanh.

2.2.4.2. Đàm phán, ký kết hợp đồng

Muốn ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu, hai bên cần phải đàm phán để đi đến những thỏa thuận :

• Bước 1: Đơn đặt hàng là đề nghị bên đặt hàng với Công ty về thuê gia công với các điều kiện ghi trong đó.

Đối với hàng gia công giày thì một đơn đặt hàng gồm có hai phần:

+ Điều khoản chủ yếu:gồm tên hàng, khối lượng, phí gia công, thời hạn giao hàng, miêu tả kiểu, đóng gói, mô tả phụ liệu, mác.

+ Mẫu mã phác thảo và các chỉ số.

Sau khi xem xét nghiên cứu đơn đặt hàng, thỏa thuận về phí gia công, Công ty sẽ ký hợp đồng, đặc thù ngành gia công xuất khẩu hợp đồng ký ban đầu chỉ có tính nguyên tắc, cam kết giữa hai bên. Sau này khi đi vào thực hiện các bên sẽ ký bản phụ lục (Annek) cụ thể hoá về giá cả, thời hạn giao hàng trong bản phụ lục sẽ có giá trị thực hiện.

Hợp đồng gia công gồm những điều khoản chính sau: Tên hàng, phẩm chất, số lượng, thời hạn giao nguyên phụ liệu, phí gia công, phuơng thức thanh toán và trọng tài.

2.2.4.3. Thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu tại công ty

• Bước 1 : Sau khi đã ký kết hợp đồng gia công thì tiến hành nhập khẩu nguyên phụ liệu.

Căn cứ vào số liệu bảng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu Công ty sẽ tiến hành nhập khẩu nguyên phụ liệu cho từng hợp đồng.

• Bước 2: Làm thủ tục nhận nguyên vật liệu

Hàng gia công là hàng miễn thuế nhập khẩu hoàn toàn nhập nguyên phụ liệu bởi khi tiến hành gia công xong sẽ xuất ngược trở lại hoàn toàn không tiêu dùng trong nước. Do vậy một trong những khâu quan trọng là hoàn thành thủ tục hải quan. Cơ quan hải quan có nhiệm vụ giám sát quá trình nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất thành phẩm, nguyên phụ liệu thừa ra nước ngoài.

Công ty sẽ tiến hành khai hải quan điện tử và hoàn thành thủ tục tại chi cục hải quan. Bộ hồ sơ gồm:

- Hợp đồng giữa Công ty và phía nước ngoài, có đính kèm phụ lục (annek) cho mã hàng.

- Vận đơn.

- Hoá đơn thương mại. - Phiếu đóng gói.

- Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu. - Tờ khai hải quan.

Hải quan sau khi xem xét hồ sơ sẽ đóng dấu tiếp nhận tờ khai. Bộ hồ sơ này lưu lại hải quan. Nguyên liệu có thể kiểm tra tại kho cảng hoặc đưa ra khỏi cảng để kiểm tra hoặc chuyển hải quan TPHCM kiểm tra. Sau mỗi lần nhận hàng, Công

ty và hải quan sẽ ghi số nguyên liệu vào số gia công do Công ty và hải quan cùng giữ.

• Bước 3: Nhận hàng từ hãng tàu

Khi nhận được thông báo của hãng tàu hay đại lý hàng hải là tàu đã về đến cảng, Công ty sẽ xuất trình bộ vận đơn gốc cho hãng tàu để nhận lệnh giao hàng, nhân viên của Công ty ra cảng nhận hàng.

• Bước 4 : Gia công sản xuất

Sau khi nhận nguyên phụ liệu Công ty chuyển nguyên phụ liệu về thẳng Công ty để gia công. Tổ chức gia công cùng các kỹ thuật viên nước ngoài hướng dẫn giám sát, kiểm tra chất lượng.

( Nguồn : Bộ phận kỹ thuật sản xuất )

Sơ đồ 2.4 Quy trình công nghệ sản xuất giày của xí nghiệp

Sau khi thực hiện gia công xong, công ty sẽ tiến hành giao hàng cho phía nước ngoài.

• Bước 5: Làm thủ tục hải quan giao thành phẩm

Công ty tiến hành khai hải quan điện tử và hoàn thành thủ tục hải quan cho thành phẩm ( số lượng, bao bì, ký mã hiệu, thành phẩm xuất, nước nhập, đơn vị nhận hàng, người giao hàng). Bộ hồ sơ gồm:

- Tờ khai hải quan. - Vận đơn.

- Phiếu đóng gói.

- Hoá đơn thương mại (chi tiết phí gia công).

- Bản định mức nguyên phụ liệu do đơn vị gia công lập và hải quan kiểm tra. - Giấy chứng nhận xuất xứ (Công ty phải xin giấy tại Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam).

- Giấy chứng nhận về nguyên phụ liệu. - Hợp đồng gia công.

Trên cơ sở vận đơn được cấp. Công ty lập bộ chứng từ gửi hàng(đồng thời là chứng từ thanh toán). Gồm :

- Vận đơn

- Phiếu đóng gói. - Hoá đơn thương mại. - Giấy chứng nhận xuất xứ. - Giấy xác nhận nguyên phụ liệu.

Phía nước ngoài nhận bộ chứng từ này và tiến hành nhận hàng, đồng thời phải thanh toán tiền phí cho Công ty.

• Bước 6 : Khiếu nại và giải quyết khiếu nại ( nếu có )

Phần lớn các hợp đồng gia công, Công ty yêu cầu cho phía nước ngoài dùng luật Việt Nam và tranh chấp phát sinh giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, theo nhưng nguyên tắc tố tụng của trung tâm này.

2.2.5. Đánh giá chung về thực trạng gia công xuất khẩu của công ty 2.2.5.1. Thành tựu 2.2.5.1. Thành tựu

Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại nhưng công ty đã có những cố gắng rất lớn để trụ vững, ổn định và tạo hướng đi lên nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu và kinh doanh có hiệu quả cao. Bên cạnh đó Công ty tích cực khai thác thị trường, chủ động đi tìm nguồn hàng, tìm khách hàng ngoài nước, trong nước, tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của UBND Thành phố HCM, Sở Công nghiệp , Sở Thương mại thành phố, tích cực tìm đầu mối nhận uỷ thác xuất nhập khẩu để hạn chế số tiền phải bồi thường, đồng thời rút kinh nghiệm về phía mình như phẩm chất hàng hoá, số lượng đóng gói, thời hạn giao hàng...

- Để duy trì sự tồn tại và phát triển của ngành hàng, Công ty đã đẩy mạnh nhập khẩu các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất từ Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật, Triều Tiên như chỉ thêu, vải carton, da, giả da và nhập khẩu các mặt hàng dân dụng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất nhưng còn thiếu để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước. Qua hoạt động nhập khẩu này, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty được tăng lên, lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng được tăng lên.

- Khi thị trường chính của Công ty bị thu hẹp, Công ty đã phát huy được tính tự chủ trong việc sản xuất và kinh doanh, năng động sáng tạo, mở rộng được các mối quan hệ của mình với khách hàng ở các nước tư bản phương Tây và một số nước trong vùng, sản phẩm của Công ty đã được người tiêu dùng trên thị trường chấp nhận. Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc duy trì tốt hoạt động này trong tương lai. Công ty đã bỏ qua được khâu trung gian mà trực tiếp tìm kiếm và ký hợp đồng gia công với khách hàng.

- Ngoài việc nhận gia công xuất khẩu, Công ty còn đẩy mạnh các hoạt động sản xuất trực tiếp (xuất khẩu trực tiếp) cho khách hàng nước ngoài, tạo thêm được việc làm, cải thiện đời sống cho nhân viên trong Công ty, và thu mua hàng xuất khẩu, hoạt động này làm tăng tổng giá trị xuất khẩu đem lại lợi nhuận không nhỏ cho Công ty.

Đối với ngành hàng, Công ty đã lựa chọn một chiến lược sản phẩm đúng đắn cho từng loại thị trường gia công cũng như khu vực thị trường. Sản phẩm được đa dạng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Việc mở rộng thị trường sang khu vực thị trường các nước EU đã làm tăng số lượng xuất khẩu các loại giày. Thu hút được khách hàng trong nước lẫn khách hàng ngoài nước đặc biệt là những

khách hàng Tây Âu chứng tỏ uy tín của Công ty ngày càng được củng cố, Công ty đã tạo được niềm tin đối với khách hàng. Sản phẩm gia công đã được bán vào những thị trường có thể cho là khắt khe như Đức, Ý, Mỹ, Pháp... từ đó ta có thể thấy được chất lượng sản phẩm của công ty làm ra là đạt tiêu chuẩn cao, được người tiêu dùng nước ngoài chấp nhận,đã có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế và đó cũng là nhờ Công ty đã có được một đội ngũ tay nghề cao, thành thạo và chuyên nghiệp.

Trong công tác thanh toán thì Công ty đã áp dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau như mở thư tín dụng thương mại (thư tín dụng xuất nhập khẩu), phương thức trả tiền trước.... sao cho đáp ứng, phù hợp với yêu cầu của kháchh hàng đồng thời đảm bảo lợi ích cho Công ty.

2.2.5.2. Tồn tại

• Công ty chỉ chú trọng mở rộng thị trường gia công mà chưa chú trọng đến những nhân tố quan trọng còn nội tại:

Trong công tác mở rộng thị trường gia công xuất khẩu Công ty đã đạt nhiều kết quả (thâm nhập được các thị trường mới) tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại sau: - Song song với việc mở rộng tìm kiếm thị trường gia công mới thì Công ty đã không củng cố thị trường gia công truyền thống, đã làm cho khu vực thị trường này bị giảm sút ở một số thị trường Châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore. Công ty đã không có biện pháp để vừa ổn định củng cố thị trường gia công cũ, vừa mở rộng thậm nhập thị trường gia công mới, nhất là thị trường nội địa.

- Tuy công ty đã có chính sách bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân viên nhưng vẫn còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm chưa có tổ chức phân tích thị trường gia công quốc tế một cách kỹ lưỡng nên khi đàm phán kí kết hợp đồng thường bị ép giá phí gia công.

- Trong chiến lược lựa chọn thị trường gia công nước ngoài thì Công ty đã chọn chiến lược tập trung mà lẽ ra đối với đặc điểm của hàng giày thì không nên sử dụng chiến lược này.

- Các doanh nghiệp gia công khác nói chung và công ty nói riêng vẫn còn thói quen chạy theo các đối tác nước ngoài khiến chúng ta luôn ở thế bị động, cạnh trạnh

dựa trên các chính sách hàng hoá xuất khẩu và chi phí gia công để bảo vệ thị phần của Công ty

- Do chưa có nhiều mối quan hệ trong ngành, cũng như thiếu kinh nghiệm làm việc với nước ngoài nên thường phải thông qua công ty trung gian khiến cho lợi ích kinh tế bị chia sẻ

Thông thường Công ty chỉ căn cứ vào các thông tin thị trường để lập ra một khung giá cho từng loại sản phẩm. Mức giá cả hàng hoá xuất khẩu phụ thuộc vào sự biến động của thị trường và khả năng tiêu thụ, mức hàng hoá tồn đọng và yêu cầu bán hàng của Công ty, đồng thời phụ thuộc vào mối quan hệ của Công ty với các khách hàng.

- Chủ yếu áp dụng chính sách định giá thị trường đặc biệt đối với khách hàng lớn và quen thuộc.

- Đôi khi áp dụng chính sách định giá thấp để tiêu thụ sản phẩm tồn đọng hay áp dụng chính sách giá cao với những khách hàng mua lẻ, không thường xuyên.

2.2.5.3. Những nguyên nhân cơ bản của các tồn tại:

- Do hình thành và phát triển trong thời kì bao cấp nên bộ máy cán bộ của

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu giày tại chi nhánh công ty TNHH MTV cao su thống nhất xí nghiệp giày nữ thời trang (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)