Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu giày tại chi nhánh công ty TNHH MTV cao su thống nhất xí nghiệp giày nữ thời trang (Trang 28)

7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

1.5. Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu

1.5.1. Khái niệm

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố nguồn lực của quá trình kinh doanh ở doanh nghiệp nhằm đặt kết quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh, với chi phí thấp nhất. Nó không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.

Hiện nay đang có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề hiệu quả kinh doanh. Điều này do điều kiện lịch sử và góc độ nghiên cứu khác nhau về vấn đề hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, người ta có thể chia các quan niệm này thành các nhóm cơ bản sau đây:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: “ Hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá”. ở đây hiệu quả được đồng nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Quan điểm này khó giải thích kết quả sản xuất kinh doanh có thể tăng do tăng chi phí mở rộng quy mô, sử dụng các nguồn lực sản xuất, nếu cùng một kết quả nhưng có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này chúng có cùng hiệu quả kinh doanh.

Quan điểm thứ hai cho rằng: “ Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần trăm tăng thêm của kết quả và phầm trăm tăng thêm của chi phí.”. Quan điểm này đã biểu hiện được quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí đã tiêu hao. Nhưng theo quan điểm này tính hiệu quả kinh doanh chỉ được xét tới phần kết quả bổ xung và chi phí bổ xung chứ chưa so sánh được mối quan hệ giữa tổng kết quả đạt được với tổng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Quan điểm thứ ba cho rằng: “ Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.”. Ưu điểm của quan niệm này là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế. Nó gắn được kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các chi phí. Tuy nhiên quan điểm này mới chỉ thể hiện được mối quan hệ tuyệt đối giữa kết quả với chi phí, còn mối quan hệ tương đối giữa chúng nhằm phản ánh một đơn vị tiền tệ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra thì sẽ thu được bao nhiêu đơn vị tiền tệ kết quả nên quan điểm này chưa phản ánh hết mức độ chặt chẽ của mối quan hệ này. Chẳng hạn như một doanh nghiệp A có lợi nhuận thấp hơn doanh nghiệp B nhưng doanh thu trên vốn bỏ ra của doanh nghiệp A lại cao hơn của doanh nghiệp B thì từ đó ta có thể kết luận hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp A là tốt hơn so với doanh nghiệp B, còn nếu chỉ dựa vào quan niện trên thì ta sẽ có đánh giá ngược lại và dẫn đến sai lầm.

Quan điểm thứ tư cho rằng: “ Hiệu quả kinh doanh phải thể hiện được mối quan hệ giữa sự vận động của kết quả với sự vận động của chi phí tạo ra kết quả đó, đồng thời phải ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất.”. Quan điểm này đã chú ý đến sự so sánh tốc độ vận động của hai yếu tố phản ánh hiệu quả kinh doanh, đó là tốc độ vận động của kết quả và tốc độ vận động của chi phí. Mối quan hệ này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp.

Như vậy: hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội với chi phí thấp nhất.

Do đánh giá kết quả kinh doanh là rất cần thiết và thông qua đó ta có thể nằm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh cũng là một đại lượng so sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí bỏ ra và

kết quả kinh doanh thu được . Do vậy thước đo của hiệu quả kinh doanh là việc tối đa hoá kết quả thu được hoặc tối thiểu hoá chi phí dựa trên điều kiện nguồn lực sẵn có.

Hiệu quả kinh doanh được đánh giá trên hai mặt đó là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, trong đó hiệu quả kinh tế là cơ bản và có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế là những lợi ích kinh tế đạt được sau khi đã bù đắp các khoản chi phí về lao động xã hội. Hiệu quả kinh tế được xác định thông qua việc so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Ta có thể diễn đạt khái niệm đó bằng công thức sau:

Số tuyệt đối: H1 = K - F

Số tương đối: H2 = K/ F

Với : H1: Hiệu quả kinh tế.

H2: Tỷ trọng hiệu quả kinh tế. K : Kết quả của hoạt động kinh tế. F : Chi phí cần thiết.

Qua công thức trên ta thấy rằng bất kỳ hoạt động kinh doanh nào nếu chi phí bỏ ra nhỏ hơn kết quả thu được ( H1 > 0, H2 >1 ) thì lúc đó hoạt động kinh doanh mới có hiệu quả. Hiệu quả phản ánh mục tiêu đã đạt được với chi phí bỏ ra như thế nào và mức độ hiệu quả như thế nào ( H2 càng lớn càng tốt ).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu giày tại chi nhánh công ty TNHH MTV cao su thống nhất xí nghiệp giày nữ thời trang (Trang 28)