Thực trạng hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu giày tại chi nhánh công ty TNHH MTV cao su thống nhất xí nghiệp giày nữ thời trang (Trang 52)

7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.2.1.Thực trạng hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu

2.2.1.1. Hiệu quả kinh doanh theo tỷ suất lợi nhuận

Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty là một đòi hỏi bức thiết đối với công tác quản lý cũng như đối với công ty nhằm hướng công ty quan tâm khai thác tiềm năng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, tăng cường tích luỹ để đầu tư tái kinh doanh cả chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Một doanh nghiệp luôn có mục tiêu cụ thể và các hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp tiến hành đều hướng tới mục tiêu chung đó, đó chính là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả cũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tồn tại và phát triển không ngừng. Công ty TNHH MTV Cao su Thống Nhất đã xác định được các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xuất khẩu từ đó cứ sau mỗi kỳ kinh doanh công ty đều tiến hành phân tích hiệu qủa xuất khẩu dựa vào các chỉ tiêu đã xác định. Phân tích hiệu quả xuất khẩu giúp cho công ty nhìn ra được kết quả mà công ty thu được so với chi phí đã bỏ ra từ đó sẽ có hướng kinh doanh đúng đắn. Để phân tích hiệu quả xuất khẩu công ty sử dụng các chỉ tiêu sau:

Tổng lợi nhuận

Hiệu quả ở đây biểu hiện thông qua việc so sánh kết quả (doanh thu) và chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh gắn với doanh thu đó.

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là gia công xuất khẩu hàng hóa , đây là hoạt động chiếm hầu hết doanh thu của công ty.

Dựa vào bảng 2.1.5 Kết quả kinh doanh của công ty ta thấy doanh thu của công ty tăng đáng kể qua các năm, lợi nhuận năm 2010 của công ty chỉ đạt 16 tỷ đồng, đến năm 2011 đạt hơn 29 tỷ đồng, năm 2012 đạt hơn 41 tỷ đồng. Điều này cho thấy công ty kinh doanh có hiệu quả dù gặp nhiều khó khăn, thử thách. Tuy nhiên khi sử dụng lợi nhuận tuyệt đối để phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ không chính xác bởi vì khối lượng lợi nhuận tuyệt đối thu được không phụ thuộc vào nỗ lực chủ quan của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào yếu tố kết quả khác như giá cả của đầu vào, các chính sách thuế, thay đổi của tỷ giá hối đoái…

Chính vì vậy công ty đã sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí để phản ánh hiệu quả xuất khẩu.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Đây là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh cho thấy lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm mang lại cao hay thấp.

Lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = * 100%

Bảng 2.2 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( đvt : triệu đồng )

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Lợi nhuận 16.308 29.862 41.481 13.554 11.619

Doanh thu 255.224 239.396 347.012 -15.828 107.616

Tỷ suất 6,4% 12,5% 11,95% 6,1% -0,55%

( Nguồn : Báo cáo của Phòng Tài Chính – Kế Toán ) Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2010 không được cao do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng đến hai năm 2011, 2012 đều tăng nhanh, điều này cho thấy công ty đạt hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 tăng 6,1% so với năm 2010, chỉ tiêu này tăng cũng có nghĩa là lợi nhuận thu được do doanh thu xuất khẩu đem lại là tăng chứng tỏ hiệu quả xuất khẩu được nâng cao. Tuy nhiên tỷ suất của năm 2012 của giảm một ít so với năm 2011 tuy không đáng kể nhưng cho thấy công ty hoạt động không hiệu quả, công ty cần phải lưu ý và có thêm biện pháp để nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong năm 2013

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = * 100% Chi phí

Bảng 2.3 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (đvt: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Lợi nhuận 16.308 29.862 41.481 13.554 11.619

Chi phí 238.916 209.534 305.531 -29.382 95.997

Tỷ suất 6,82% 14,25% 13,6% 7,43% -0,65%

( Nguồn : Báo cáo của Phòng Tài Chính – Kế Toán ) Như vậy, một đồng chi phí bỏ ra năm 2011 có thể thu về 0,1425 (14,25%) đồng lãi gộp. Còn năm 2010 một đồng chi phí bỏ ra có thể thu về 0,0682 (6,82%)

đồng lãi gộp, chênh lệch là 7,43% nhưng đến năm 2012 thì tỷ suất có sự giảm nhẹ xuống còn 13,6% so với năm trước nguyên nhân là do chi phí hoạt động tăng cao chứng tỏ năm 2012 công ty vẫn chưa đạt được hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí qua mỗi năm nhằm tăng lợi nhuận.

Nhưng nhìn chung ta có thể thấy rằng các khoản chi phí của công ty để tiến hành hoạt động xuất khẩu là tiết kiệm. Tỷ lệ lợi nhuận thu về từ mọi hoạt động chi phí là tương đối cao. Bản thân doanh lợi theo chi phí này phàn ánh mức độ tiết kiệm các khoản chi phí và cũng là một khía cạnh quan trọng đánh giá hiệu quả kinh doanh

2.2.1.2. Hiệu quả kinh tế xã hội

Hoạt động gia công xuất khẩu của công ty ngày càng phát triển, đòi hỏi phải có cơ sở vật chất tương ứng với hoạt động đó. Hàng năm , công ty luôn chú trọng nghiên cứu, đầu tư công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng gia công. Bên cạnh đó, khi thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu Công ty đã từng bước tạo ra cho xã hội những hiệu quả kinh tế- xã hội sau:

 Trực tiếp tạo công ăn việc làm và thu nhập chính cho hàng trăm công nhân viên trong biên chế , xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ dồi dào góp phần phát triển thương mại của đất nước.

 Do kinh doanh có hiệu quả nên góp phần vào việc tăng trưởng GDP và hàng năm Công ty thực hiện nộp vào ngân sách Nhà nước trên 20 tỷ đồng. Từ đó gián tiếp góp phần cùng với Nhà nước thực hiện các chính sách đầu tư phát triển cho cộng đồng.

2.2.2 Tình hình hoạt động gia công xuất khẩu năm 2011 – 2012 2.2.2.1 Theo cơ cấu thị trường 2.2.2.1 Theo cơ cấu thị trường

Thị trường 2011 2012 DT ( USD ) % DT ( USD ) % USA 3,500.00 5,13 4,195.00 4 ITALY 28,318.6 41,53 27,252.46 25,94 SWITZERLANDS - - 2,639.37 2,51 KOREA 4,229.00 6,2 5,517.93 5,25 FRANCE 1,795.06 2,63 - - TAIWAN 10,446.95 15,32 15,184.6 14,45 SWEDEN 2,339.43 3,43 25,566.05 24,33 JAPAN 13,815.95 20,26 18,644.00 17,74 AUSTRALIA 3,746.93 5,5 6,075.56 5,78 Tổng cộng 68,191.92 100 105,074.97 100

( Nguồn : Báo cáo phòng Tài chính – Kế toán )

Biểu đồ 2.2 Doanh thu xuất khẩu tại một số thị trường trọng điểm năm 2011

Biểu đồ 2.3 Doanh thu xuất khẩu tại một số thị trường trọng điểm năm 2012

42% 15% 3% 20% 20% Sales

Nhận xét :

Qua bảng trên ta thấy xí nghiệp có 4 thị trường xuất khẩu giày chính đó là : Italy, Sweden, Japan, Taiwan là có tỉ trọng cao nhất. Một vài thị trường khác chiếm tỉ trọng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu giày dép tại xí nghiệp như Korea năm 2011 chỉ có 6,2% đến năm 2012 thì có tăng lên nhưng không đáng kể chỉ đạt 5,25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của xí nghiệp. Ở Mỹ năm 2011 đạt 5,13% nhưng đến năm 2012 thì chỉ còn 4% ta thấy tuy giảm nhưng không đáng kể. Ở Đài Loan năm 2011 đạt tới 15,32% nhưng đến năm 2012 thì lại tăng lên đến 14,45% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của xí nghiệp. Tuy kim ngạch xuất khẩu của các nước này còn thấp nhưng đây cũng là thị trường rất quan trọng đối với công ty trong những năm qua và trong tương lai. Với việc gia nhập WTO các nước phát triển mạnh như Trung Quốc có ưu thế mạnh hơn về việc gia công xuất khẩu giày dép vượt trội hơn do trình độ khoa học kỹ thuật của Trung Quốc phát triển vượt trội hơn chúng ta nhưng qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy rằng uy tín và các sản phẩm, mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp vẫn có chỗ đứng trên các nước. Trong đó ta thấy Italy là nước phát triển mạnh và có tỷ lệ cao nhất năm 2011 chiếm 41,53% nhưng đến năm 2012 thì chỉ đạt 25,94% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp, tiếp đến là Nhật Bản và Thụy Điển, chứng tỏ thị trường của công ty đang dần mở rộng ra các nước lớn trong đó có Nhật Bản một thị trường được

26% 14% 24% 18% 18% Sales

xem là khó tính và cũng là thị trường đầy tiềm năng của công ty mà các nước đều muốn hướng tới, vì vậy cho thấy vị thế của công ty và tên tuổi của công ty đã có một chỗ đứng nhất định trong thị trường thế giới và trong tương lai không xa công ty vẫn sẽ tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của mình

2.2.2.2 Theo cơ cấu khách hàng

Bảng 2.5 Doanh thu xuất khẩu theo cơ cấu khách hàng năm 2011 – 2012

Khách hàng 2011 2012 DT ( USD ) % DT ( USD ) % JACKLEE INTERNATIONAL CO. 8,367.80 13,5 9,367.00 11,6 L’ALTRADEMENSIONE SRL 20,267.92 32,71 20,127.00 24,92 F&T WORLDWIDECO.LTD - - 1,589.04 1,97 VAGABOND INTERNATIONAL CO. LTD 18,487.08 29,83 23,468.00 29,06 GOLDLINE CO.LTD 2,267.84 3,66 3,327.34 4,12 HAMONY CO.LTD 12,578.09 20,3 18,415.73 22,8 FOOTEX INTERNATIONAL BV - - 4,471.02 5,53 Tổng cộng 61,968.73 100 80,765.13 100

( Nguồn : Báo cáo phòng Tài chính – Kế toán )

Nhận xét :

Những khách hàng của xí nghiệp hầu như là những công ty lớn có tên tuổi trên thế giới như: Jacklee International của Đài Loan, Vagabond International của Thụy Điển, Hamony Products của Nhật Bản, L’Altra Dimensione SRL của Ý. Công ty nhận gia công sản phẩm giày dép với số lượng lớn nhất là ở Ý

(L’ALTRADEMENSIONE SRL) đạt hơn 20 ngàn USD năm 2011 chiếm 32,71% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của xí nghiệp nhưng đến năm 2012 chỉ đạt 24,92% tổng kim ngạch xuất khẩu, tuy có thấp hơn nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của xí nghiệp. Công ty của Đài Loan(JACKLEE INTERNATIONAL CO) năm 2012 chiếm 11,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, Công ty Thụy Điển(VAGABOND INTERNATIONAL CO. LTD) chiếm tới 29,06% điều đáng mừng là kim ngạch xuất khẩu ở Nhật Bản ( Công ty Hamony Products ) đang dần tăng lên năm 2011 đạt 20,3% đến năm 2012 thì tăng lên tới 22,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhật Bản luôn luôn là đối tác số 1 của xí nghiệp, tuy là một thị trường khó tính nhưng xí nghiệp luôn không ngừng nâng cao chất lượng gia công,đầu tư máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất

2.2.3. Mối quan hệ của Công ty với các bạn hàng

Công ty đã đưa khách hàng nước ngoài vào làm hàng gia công tạo công ăn việc làm ổn định, đảm bảo đời sống cho công nhân của Công ty. Một mặt Công ty đứng ra kí hợp đồng gia công với nước ngoài, mặt khác Công ty giới thiệu khách hàng kí trực tiếp với các Xí nghiệp giày

• Mối quan hệ của Công ty với nước ngoài được thể hiện trên các mặt: - Về thị trường:

+ Nghiên cứu thị trường.

+ Thông tin về thị trường. + Giới thiệu sản phẩm chào hàng.

- Đàm phán kí kết hợp đồng gia công, hợp đồng xuất khẩu. - Thực hiện hợp đồng.

+ Tổ chức nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu như vải chính, vải lót, mác, chỉ, dập, đai nẹp, túi PE, cao su, đế, keo, hộp đứng giày.

+ Tiếp nhận máy móc thiết bị (nếu có).

+ Tổ chức gia công như phân phối nguyên liệu, cắt may, hoàn thiện, đóng gói.

+ Tổ chức xuất khẩu: Sau khi hàng được kiểm tra Công ty làm thủ tục xuất khẩu giao hàng theo như hợp đồng đã kí.

• Mối quan hệ giữa Công ty với đại diện nước ngoài tại Việt Nam được thể hiện thông qua việc thông báo cho nhau kịp thời thường xuyên về vấn đề liên quan giữa các bên như:

- Ảnh hưởng của công ty với nước ngoài.

- Ảnh hưởng của công ty với các bạn hàng trong nước. - Cùng nhau giải quyết các vấn đề phát sinh.

- Nghiên cứu mở rộng mặt hàng, mở rộng mối quan hệ bạn hàng. • Quan hệ giữa Công ty với Xí nghiệp bạn hàng:

- Có thể mua bán, đặt hàng giày xuất khẩu theo phương thức bán cho nước ngoài.

- Thuê gia công.

+ Giao nguyên phụ liệu, tài liệu kĩ thuật. + Tiếp nhận sản phẩm sau khi đã hoàn thành.

• Mối quan hệ giữa Công ty nước ngoài với đại diện tại Việt Nam: - Thông báo cho nhau về tình hình gia công sản xuất.

- Là người đại diện bên nhận tài liệu, kĩ thuật mẫu mã.

- Thay mặt nước ngoài kiểm tra kĩ thuật chất lượng sản phẩm.

- Thị trường các mặt hàng gia công xuất khẩu: là một Công ty kinh doanh gia công XNK nên thị trường, mặt hàng của Công ty rất phong phú, bao gồm tất cả những mặt hàng Nhà nước không cấm gia công XNK trong đó có các mặt hàng chủ yếu là giày dép da , giày nữ thời trang , giày thể thao....

+ Thị trường bạn hàng gia công nước ngoài như một số nước Châu Âu (Đức, ý, Nga, Hà Lan, Thuỵ Điển, Pháp...) Châu á (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông...) Châu A/ Phi, Châu Đại Dương... Australia, EC, SNG...

Hiện nay thị trường gia công đang được mở rộng ở Châu A/, khu vực các khối Ai Cập, coi trọng thị trường cơ bản và truyền thống như SNG và Đông Âu, các thị trường Nhật, EC ngày càng phát triển trên các thị trường lớn.

+ Hiện nay Công ty đã kí được các hợp đồng gia công xuất khẩu với

• Công ty JACKLEE INTERNATIONAL Co., - gia công xuất khẩu các loại giày

• Một số công ty nước ngoài khác như L’ALTRADEMENSIONE SRL, F&T WORLDWIDECO.LTD, GOLDLINE CO.LTD, HAMONY CO.LTD

2.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu giày tại công ty 2.2.4.1. Tiếp cận thị trường, tìm đối tác

- Đối với những đơn vị kinh doanh quốc tế thì việc nghiên cứu thị trường có ý nghĩa rất quan trọng. Nội dung công ty thường tập trung nắm vững là: Điều kiện chính trị thương mại nói chung, luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tiền tệ tín dụng, điều kiện về vận tải và giá cước trên thị trường... Riêng đối với gia công thì công ty nghiên cứu xem đó là thị trường hạn ngạch hay phi hạn ngạch. Nếu là thị trường cần hạn ngạch thì phải đệ đơn lên Bộ thương mại xin hạn ngạch hay tìm đơn vị trong nước được Bộ cấp hạn ngạch để tiến hành uỷ thác.

Đó là nghiên cứu có tính chất vi mô, đi sâu vào thị trường cần phải xem dung lượng thị trường đó ra sao, điều kiện cạnh tranh như thế nào. Ngoài ra công ty còn phải nghiên cứu về thị hiếu, kiểu mẫu, chất liệu thịnh hành để từ đó đoán được giá quốc tế của sản phẩm, giá gia công để tránh bị ép giá hay bị hớ. Để từ đó Công ty mới tiến hành tuyển, sắp xếp nhân công, trang bị may móc, chuẩn bị điều kiện gia công phù hợp.

- Nghiên cứu bạn hàng (đối tác giao dịch kinh doanh). Mục đích tìm được bạn hàng trong nước và ngoài nước ổn định đáng tin cậy. Để lựa chọn đối tác, Công ty không chỉ căn cứ vào những lời quảng cáo, giới thiệu mà còn phải tìm hiểu khách hàng về thái độ chính trị, khả năng tài chính, lĩnh vực và uy tín của học trong kinh doanh.

2.2.4.2. Đàm phán, ký kết hợp đồng

Muốn ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu, hai bên cần phải đàm phán để đi đến những thỏa thuận :

• Bước 1: Đơn đặt hàng là đề nghị bên đặt hàng với Công ty về thuê gia công với các điều kiện ghi trong đó.

Đối với hàng gia công giày thì một đơn đặt hàng gồm có hai phần:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu giày tại chi nhánh công ty TNHH MTV cao su thống nhất xí nghiệp giày nữ thời trang (Trang 52)