Nâng cao năng lực trình độ sản xuất gia công

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu giày tại chi nhánh công ty TNHH MTV cao su thống nhất xí nghiệp giày nữ thời trang (Trang 74)

7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

3.3.4. Nâng cao năng lực trình độ sản xuất gia công

Với mục đích nâng cao năng suất lao động, giảm các chi phí không cần thiết để đem lại hiệu quả cao hơn. Nó bao gồm:

• Tổ chức sản xuất hợp lý đó là việc tổ chức sao cho có sự hỗ trợ linh hoạt, phù hợp với sản xuất từng mặt hàng, từng sản phẩm. Thể hiện:

- Với qui mô sản xuất trung bình sẽ phù hợp với công ty hơn.

- Bố trí hợp lý dây chuyền sản xuất: Việc bố trí hợp lý dây chuyền sản xuất có tác dụng tạo ra sản phẩm hàng loạt, tạo ra sự chuyên sâu hơn trong kỹ thuật đối với từng công nhân góp phần nâng cao năng suất lao động. Việc bố trí hợp lý ở đây là với một dây chuyền sản xuất đảm bảo : không ùn tắc, vị trí hợp lý nhằm dễ quan sát, quản lý, phù hợp với khả năng, năng khiếu của công nhân... Tóm lại khâu bố trí dây chuyền sản xuất là khâu quan trọng đòi hỏi phải khoa học, tỷ mỷ chính xác để nâng cao năng suất lao động.

• Đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại hơn. Đó là sự cải tiến hoặc thay thế máy móc thiết bị hiện đại hơn. Nó có tác động:

- Nâng cao năng suất lao động.

- Nâng cao tính linh hoạt của sản xuất.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm đồng đều. - Giảm chi phí điều hành quản lý xí nghiệp.

- Giảm chi phí năng lượng nguyên vật liệu và các chi phí phát sinh khác. • Đào tạo công nhân: Chất lượng sản phẩm được quyết định rất nhiều trong khâu sản xuất, ở chất lượng người công nhân. Nhu cầu cấp thiết của ngành giày xuất khẩu nói chung và Công ty nói riêng là phải có đội ngũ công nhân tay nghề cao. Do vậy cần phải có sự đào tạo, giáo dục về:

- Tư tưởng: Gây dựng dược lòng yêu nghề, tạo sự yên tâm trong công tác cho mỗi người công nhân, từ đó phát huy tinh thần tự giác của mỗi người.

- Về văn hóa: Có kế hoạch nâng cao trình độ văn hoá của công nhân nhằm nâng cao hiểu biết về khoa học kỹ thuật, thẩm mỹ, trong lao động có sáng tạo từ đó có thể kiến nghị về kỹ thuật để năng suất và chất lượng được nâng lên.

- Về tay nghề: Cần phải quan tâm và thường xuyên bồi dưỡng tay nghề cho công nhân thông qua một số hoạt động như mở lớp bồi dưỡng, gửi đi học.

• Tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hoá do mình làm ra.

Công ty lấy chữ tín làm đầu do vậy một trong các yếu tố gây uy tín là chất lượng sản phẩm làm ra. Việc kiểm tra chất lượng phải dược tiến hành ở từng khâu, từng công đoạn.

Hoạt động kiểm tra chất lượng phải được thực hiện nghiêm ngặt nhằm tránh rủi ro trong kinh doanh như hàng bị trả lại, gây mất uy tín, lãng phí thể hiện:

- Số mũi kim của đường chỉ may trên 1 cm - Đường chỉ không vón cục

- Dán đế không bị há, bong

- Sau khi hoàn thiện phải đối chiếu với mẫu

Để khắc phục hậu quả có thể xảy ra Công ty cần có các biện pháp sau: - Phổ biến tiêu chuẩn kỹ thuật cho công nhân.

- Đưa mẫu chi tiết cho từng công nhân để có thể tự kiểm tra chất lượng - Phải có kỹ thuật viên giám sát chặt chẽ và thường xuyên

Công ty có thể tham khảo và tìm hiểu về công nghệ mới no – sew ( không đường may ) , công nghệ không may mà ép các nguyên vật liệu với nhau để giảm giá thành nhân công, tăng sản lượng , từ đó giảm giá sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu giày tại chi nhánh công ty TNHH MTV cao su thống nhất xí nghiệp giày nữ thời trang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)